Du lịch Khám Phá Thiên Đường Chợ Nổi Ở Miền Tây

bameviet

Thành viên mới
Hiện tại, trên 13 tỉnh thành của vùng sông nước có rất nhiều chợ nổi, từ những chợ có quy nhỏ đến quy mô lớn. Tuy nhiên, để mang một dấu ấn văn hóa theo từng năm tháng thì chỉ có hơn 10 ngôi chợ nổi ở miền Tây. Trong đó, những cái tên như chợ nổi Trà Ôn, chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Ngã Năm hay chợ nổi Ngã Bảy…v.v. được du khách biết đến như một hiện tượng đặc biệt.

1. Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long
Là ngôi chợ có vị trí nằm ngay trên khúc cuối sông Hậu trước khi đổ ra biển, đặc biệt đây là ngôi chợ có tuổi đời lâu nhất trong tất cả chợ nổi tại miền sông nước. Chợ nổi Trà Ôn xứng danh là một ngôi chợ gắn liền với tiềm thức của người dân tỉnh Vĩnh Long.
Điều thú vị của ngôi chợ này là không họp thường niên như bao ngôi chợ khác, mà là chợ hợp theo con nước của mùa. Theo đó, thời điểm chợ đông đúc là lúc con nước dâng cao và lớn. Ngược lại, thời điểm chợ hoang vắng là lúc thủy triều xuống của con nước rồng. Càng thú vị hơn, hàng hóa nơi đây không trao đổi như các chợ khác theo các hình thức đa dạng mà chỉ có một phương thức duy nhất là bán sỉ.
cho-noi-tra-on-vinh-long.jpg
Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long
  • Địa chỉ: thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
2. Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang
Nổi tiếng là ngôi chợ nằm giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ nổi Cái Bè là nơi mở đầu cho những chuyến khám phá vẻ đẹp văn hóa miền sông nước. Không chỉ vậy, Chợ nổi Tiền Giang còn được biết đến là giữ được vẻ sầm uất khi mới thành lập.
Theo như ghi chép của sách Đại Nam Nhất Thống của thời nhà Nguyễn. Vào thời vua Tự Đức thì Cái Bè là nơi giao thương, mua bán sầm uất nhất của vùng miền Tây Nam Bộ. Thời này, tất cả các mặt hàng của thương buôn tại các tỉnh Đông Nam Bộ đều tập hợp về đây. Chính vì điều này mà chợ là nơi lưu giữ đầy đủ nhất những nét văn hóa của miền Nam Bộ.
Đến ngày nay, dù nhiều nét văn hóa họp chợ đã có sự thay đổi do giao thông trên các loại đường phát triển. Tuy nhiên, chợ nổi Cái Bè vẫn là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Quan trọng là đang đáp ứng phục vụ nhu cầu cho khách thập phương khi đến miền Tây.
cho-noi-cai-be.jpg
Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang
Ảnh: @s.u.n.b.e.o
  • Địa chỉ: thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
3. Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ
Khác với chợ nổi Cái Bè của tỉnh Tiền Giang về độ đông đúc, nhộn nhịp vốn có. Chợ nổi Cái Răng của thành phố trẻ Cần Thơ nhẹ nhàng làm nổi bật mình bằng vẻ năng động.
Nằm trên sông Cái Răng của xã An Thới, nơi được dòng sông Cái Răng mỹ miều chảy qua. Chợ nổi Cái Răng được nhiều du khách biêt đến về một ngôi chợ du lịch, trải nghiệm văn hóa sinh động. Đặc biệt, ngôi chợ là nơi tái hiện nhiều nét phong tục, tập quán của con người Cần Thơ hiền hòa.
Đến tham quan chợ vào canh mờ sáng, khi mà tiếng gà chưa kịp gáy để gọi mặt trời dạy. Một không cảnh mở ra với tiếng nói cười, tiếng ghe xuồng nổ… Kèm theo đó là tiếng mời tiếng gọi của nhiều gian hàng tên sông. Tất cả như một khung cảnh sôi động không đâu có chỉ ngoài miền Tây.
cho-noi-cai-rang-2.jpg
Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ
Ảnh: @camellia_nguyen_
  • Địa chỉ: xã An Bình, huyện Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
4. Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng
Trước khi nói đến ngôi chợ nổi Ngã Năm trên một khúc sông chảy về 5 ngã Cà Mau, Vĩnh Qưới, Long Mỹ, Thanh Trì, Phụng Hiệp. Đầu tiên hãy nói về Sóc Trăng, một tỉnh thành nổi tiếng về nơi vui chơi, tham quan và giao thương kinh tế quan trọng ngày ấy. Không những vậy, Sóc Trăng còn nổi tiếng với nét văn hóa đa dạng của đồng bào Khơmer hiền mến.
Từ những điều kể trên về tỉnh Sóc Trăng trong dòng văn hóa lịch sử mà ta mới biết được về một chợ nổi Ngã Năm rất nhộn nhịp. Nhộn nhịp trong giao thương mua bán và nhộn nhịp trong giao lưu văn hóa của các vùng miền. Chính vì điều này mà chợ nỗi Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng được mệnh danh là chợ nổi văn hóa đa sắc màu.
cho-noi-nga-nam.jpg
Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng
  • Địa chỉ: Phường 1, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
5. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang
Chợ Nổi Ngã Bảy hay còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, một ngôi nổi tiếng tại Hậu Giang trong vấn đề thu hút khách du lịch. So với những ngôi chợ nổi khác tại miền Tây, chợ nổi Ngã Bảy được xác định về mốc thời gian hình thành (1915) cũng như độ nhộn nhịp bậc nhất sau chợ nổi Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng thời ấy.
Tuy nhiên, sau gần 100 năm phát triển và sung túc, hiện nay chợ nổi Ngã Bảy đã được di dời. Hầu hết cư dân sông nước ngay Ngã Bảy đã di chuyển sang các chợ nổi khác như chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng) hoặc ngược lên Trà Ôn (Vĩnh Long), thậm chí lên tận Cái Bè (Tiền Giang) ...
Xảy ra điều này là do nguyên nhân giao thông đường thuỷ ngày càng thông thoáng. Bên canh đó là phòng tránh ô nhiễm môi trường do lượng rác thải trên sông quá lớn. Dù là vậy, nhưng chợ nổi Ngã Bảy vẫn lưu được những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của ngày nào.
cho-noi-nga-bay.jpg
Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang
  • Địa chỉ: Lê Lợi, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
6. Chợ nổi Long Xuyên – An Giang
Là ngôi chợ có vị trí rất gần với thành phố Long Xuyên của tỉnh An Giang. Đặc biệt, là ngôi chợ hiếm hoi còn giữ được nét truyền thống sơ khai của cư dân vùng sông nước Nam Bộ. Chợ nổi Long Xuyên xứng danh là nơi đưa du khách đi vào chốn thanh bình, giản dị.
Đến đây, một cảm hứng thích thú khi hiện hữu trước mắt không chỉ là một ngôi chợ hiện đại được tiếp biến nhiều nét văn hóa mới. Mà chợ còn là không gợi lại nhiều vẻ tự nhiên, phóng khoáng đầy hào nhã của chốn quê mùa. Và đó chỉ có thể là chợ nổi Long Xuyên của tỉnh An Giang.
cho-noi-long-xuyen-an-giang.jpg
Chợ nổi Long Xuyên – An Giang
  • Địa chỉ: 77 Chu Văn An, Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, An Giang
Trên đây là những khu chợ nổi độc đáo ở miền Tây Nam Bộ. Mỗi ngôi chợ là một nét văn hóa đa dạng không trùng lẫn. Tuy nhiên, chung quy lại về tất cả các ngôi chợ nổi vẫn là nơi lưu giữ nét văn hóa phong tục đặc sắc của người dân miền Tây hiền hòa.
 
Ai không quen với sông nước hãy chuẩn bị thật tốt vào... đừng sợ hãi khi lên tàu nhé... Càng sợ càng dễ bị ngã hơn... VÌ thế hãy bình tĩnh.... Ngoài ra các bạn hãy chuẩn bị kem chống nắng và kem chống mũi nhé...
 
Back
Bên trên