Du lịch Nhật Ký Chuyến Đi Bộ Xuyên Việt - 68 Ngày Của Chú Trần Ngọc Công

Ngày 35
21150465_885177548297918_8038164077030345466_n.jpg
Khi tới địa phận huyện Núi Thành , mình gặp một nhóm 3 chàng trai trẻ người Bắc Á ( không rõ thuộc quốc tịch nào) .2 người đạp xe và một người kéo chiếc 3 bánh chất đầy đồ dân phượt đang đi về hướng Nam .Khi họ vượt qua mình ,2 bên giơ tay chào nhau rất thân thiện.

Mình thì đoán già ,đoán non chắc là công ty Hàn hay Nhật ở khu kinh tế Chu Lai dùng mấy chàng này đạp xe để Maketing quảng cáo cho sản phẩm cho công ty của đây.!? Nhưng mình đã nhầm .Ngày hôm sau khi rời khỏi nhà trọ ở thị trấn Bình Sơn để tới Quảng Ngãi ,một lần nữa gặp lại tốp thanh niên đạp xe này.
Bằng tiếng Anh bập bõm mình biết được thông tin đó là 3 thanh niên Nhật đang làm nhiệm vụ cổ động cho Olimpic Tokyo diễn ra 2020 .Họ đã xuất phát ở Tokyo từ 9/2014, đi dọc hết nước Nhật ,dọc hết Trung Hoa,Đài Loan,Hồng kong ,và ở Việt Nam họ đã xuất phát từ Hà Nội sau tết giờ đang có mặt ở đây .Tương lai khi tới Sài gòn họ sẽ qua Cămpuchia,Thái Lan,Mianma, Ấn độ và cứ thế làm một vòng thế giới để tới 2020 sẽ có mặt tại lễ khai mạc Olimpic Tokyo.( vào thời điểm hiện tại họ đã đi gần hết đất Ấn độ)
Tay trưởng nhóm tên Yuzy Suzuki mới có 26 tuổi và 2 chàng trai còn lại đều 25 tuổi ,khi biết tôi một mình đi bộ xuyên Việt họ ồ lên ngạc nhiên rồi đem máy ảnh ra chụp ảnh lưu niệm cùng với mình và bấm điện thoại kết bạn Fb.
Mình rất muốn ngưng ngay hành trình đi bộ ,sắm một chiếc xe đạp đi cùng với họ vòng quanh thế giới nhưng nghĩ thì dễ chứ theo họ sao nổi .Họ được tài trợ lớn và có hộ chiếu loại 1 có thể tới bất cứ quốc gia nào mà không cần Visa .Còn mình ,tiền đâu ra, ?ai tài trợ ? ! mục đích thì cá nhân và Visa thì loại bét chỉ đi được vài nước loanh quanh ĐNA mà thôi.!Thôi thì đường ai nấy đi nhưng cũng hơi ngậm ngùi : Giá mà mình được trẻ như họ thì sẵn sàng bất chấp ngay.
21150240_885177288297944_6818598864195854579_n.jpg

Về mặt địa lý và khí hậu ở Quảng Ngãi mình thấy cũng xêm xêm như Quảng Nam và tính cách con người cũng gần gần như vậy .Nhưng khả năng về kinh tế dân Quảng Ngãi có vẻ kiếm ăn chật vật hơn!
Nhà cửa dọc ven quốc lộ qua địa phận Quảng Ngãi không được khang trang cho lắm nhưng có một điều đặc biệt là nhà nào cũng trồng nhiều những khóm hoa đủ loài ,đủ sắc trước sân ,trước nhà mình.Những bông hoa ở đây vừa lớn,vừa rực rỡ và nhiều màu sắc hơn so với hoa cùng loại trồng ở nơi khác .Khả năng không phải do thổ nhưỡng mà do nắng lớn ,mưa nhiều nên muôn hoa đọ hương,khoe sắc .Việc người người yêu hoa,nhà nhà trồng hoa chứng tỏ dân Quảng Ngãi rất lạc quan yêu đời dẫu cuộc sống mưu sinh có chật vật hơn các địa phương khác.
Nếu nói Quảng Nam trước đây đi đầu trong phong trào diệt Mỹ thì ngày nay Quảng Ngãi lại trở thành địa phương đi đầu trong phong trào giữ biển .Mồ hôi,sương máu dân chài Quảng Ngãi vẫn ngày đêm đổ trên hải phận Hoàng Sa,Trường sa để giữ vững chủ quyền lãnh hải của tổ quốc Việt Nam thương yêu .
Nhiều lúc đang nằm trong đệm ấm ,chăn êm xem thời sự trên TV thấy cay mắt tê lòng khi được tin tàu cá QN xyz bị tàu lạ có vũ trang đâm chìm trên biển Đông, hoặc tàu QN abc đang hành nghề đánh cá trong lãnh hải Việt Nam bị tàu Cảnh sát In đô hoặc Thái lan xả súng vào tàu hay bắt giam cả người lẫn tàu dong giải về cảng của họ.Xem được những hung tin như vậy vừa thấy lòng trào sôi căm giận kẻ thù vừa xót xa cho cho những người dân chài đất Quảng hiền lành,chăm chỉ.Nhưng cũng rất tự hào vì những con người tay không tấc sắt vẫn hiên ngang ngày đêm bám biển dẫu có phải hi sinh hay tù đầy vẫn không hề nao núng trước cường quyền bạo lực của lũ cướp nước.Dòng máu anh hùng của Ba tơ năm nào vẫn cháy trong tim họ.........................................còn tiếp
 
Ngày 36
21272630_887245684757771_5483311011425146414_n.jpg
Lịch trình bộ hành hàng ngày của mình như sau : Sáng 5h30 dậy xối qua chút nước , rửa mặt đánh răng ,thu dọn hành lý ,trả phòng ,đi ăn sáng .Hôm sớm ,hôm muộn 6 rưỡi hoặc 7 h bắt đầu khởi hành .Thông thường mình cuốc bộ một mạch tới 11h 30 và có khi tới 13h trong khoảng ấy dùng bữa trưa tùy hoàn cảnh gặp được quán ăn vào thời điểm nào.

Trong quãng thời gian ấy thông thường mình đi được khoảng 25 - 27 km .Cơm nước xong nghỉ ngơi khoảng 1tiếng rồi tiếp tục hành trình .Khoảng 4 đến 6 tiếng tiếp gặp được cơ sở lưu trú thì thuê phòng nghỉ .Sớm thì 15h muộn có khi tới 18 h mới được nghỉ .
Sau khi nhận phòng,tắm rửa qua loa rồi lên giường làm một giấc tới 18h30 hoặc 19 h dậy đi ăn tối .Như vậy mỗi ngày mình đi được từ 30 tới 40 km ,có khi hơn.
Nghe đồn ở Quảng Ngãi có món đặc sản gỏi vịt .Bữa này không dùng cơm như thường lệ ,mình tạt vào một quán cóc ven đường chuyên món vịt gọi một dĩa gỏi và một tô cháo vịt.
Chủ quán là một cặp vợ chồng trẻ chân chất,cục mịch .
Khi đã tại vị ,gọi món ,anh chồng thấy mình nói giọng Bắc thì cũng không niềm nở lắm ,sõng giọng :
-Suất gỏi 40 ngàn ,tô cháo lớn 20,nhỏ 10 ngàn ,đồng ý thì làm.
Mình lịch sự :
-Không vấn đề ,cháu cho bác dĩa gỏi và tô cháo lớn .
Khi dùng thấy món gỏi rất ngon mình xuýt xoa :
-Các cháu làm món này tuyệt quá .Lát nữa rảnh khách dậy bác phương pháp chế biến món này để bác trổ tài tiếp khách nhé!
Được lời như cởi tấm lòng ,thái độ vợ chồng người chủ quán cũng có dịu chút ,người chồng bớt sẵng :
-. Dạ, món này cũng dễ làm mà bác ,lát cháu chỉ cách làm ,mà bác quê đâu dậy ?
Tôi trả lời :
-Mình quê Hà Nội !
Vừa nghe mình nói vậy, chàng ta lại trở lại trạng thái lạnh nhạt .Rồi bỗng nhiên anh chàng mỉa mai,khiêu khích mình :
-Cháu không ưa người Hà Nội .Dân Hà Nội hay lừa lọc ,hổng có tốt .Cháu có lần ra Hà Nội chơi .Vô quán phở thấy mình người miền Nam nó chặt chém 70 ngàn một tô phở có chút xíu à ? Rồi gọi Taxi đi có chừng 3 cây số nó cũng chém tám chục ngàn .Từ đó cháu thề không bao giờ ra bắc nữa .
Mình rất hiểu tâm trạng của người chủ quán này và nhiều nhiều người miền Nam khi họ ra thăm đất Bắc và hiểu rõ rằng không phải do thành kiến mà sự thật là như vậy.
Thật sự mình cũng hơi sượng sùng nhưng không như những tay bảo thủ gân cổ chống chế kiểu : Một con sâu bỏ rầu nồi canh hay vùng nào,miền nào cũng có người tốt kẻ xấu .Mình bình tĩnh gỡ rối :
-Thật sự Hà Nội hay Sài gòn là những chốn đô thị phức tạp .Số đông người dân là tốt nhưng lũ người bất hảo cũng không phải là ít .Chúng thường tụ tập về đây vì ở đây dễ kiếm ăn hơn các vùng quê ,thị trấn thưa dân nên dĩ nhiên sẽ có nhiều tiêu cực hơn .Ở Hà Nội thì nhiều lưu manh,lừa lọc .Sài gòn thì trộm cắp ,cướp giật .Nhìn chung vì những sự việc vậy mà tẩy chay không tới nữa thì cũng không nên .Quan trọng là mình phải biết sống chung với lũ .,phải là người tiêu dùng thông minh.Chẳng hạn ra Hà Nội muốn ăn hãy chọn những quán ăn đông khách,có bảng giá rõ ràng .Nếu quán nào không có bảng giá thì phải hỏi giá trước khi ăn .Thậm chí ta có thể trả tiền trước rồi ăn uống sau.
Còn vô Sài gòn thì dây vàng xuyến bạc tháo ra cất kỹ ,đi đâu cũng cảnh giác ngó trước nhìn sau.Như vậy đi đâu cũng chẳng có gì là đáng sợ !
Người chủ quán nghe mình nói vậy gật gù ra chiều tâm đắc và thay đổi thái độ từ miệt thị thành cảm phục khi biết mình đang thực hiện chuyến đi bộ từ Mục Nam quan tơi Mũi Cà Mau.
Chàng trai ngưng cả phục vụ khách để dậy mình chế biến món gỏi vịt và khi mình thành toán tiền ăn thì ngập ngừng :
-Dạ ,thôi cháu biếu bác bữa ni.Bác còn phải đi dài dài nữa mà!
Tôi mỉm cười từ chối :
-. Rất cám ơn 2 cháu .Bác còn nhiều tiền mà ,trước khi đi bác phải chuần bị đủ tài chính để không làm phiền đến ai cả .Hôm nào các cháu có dịp ra Hà Nội ,bác sẽ trổ tài món gỏi vịt miễn phí để tạ lỗi bát phở 70 ngàn nhé !..................................................Còn tiếp
 
Ngày 37
21369572_887245754757764_7983047796825965437_n.jpg

Đất nước thống nhất đã được 4o năm có lẻ nhưng sự thống nhất trong lòng người vẫn chưa trọn vẹn.Đâu đó vẫn có những cá thể mang nặng thành kiến vùng miền.
Thật ra đã là người thì ai cũng muốn mình tốt đẹp .Không ai muốn mình bị nhìn nhận là ích kỷ,là bần tiện ...cả .Nhưng nếu như phải sống trong hoàn cảnh kiếm được miếng ăn mà phải:
Trông trời ,trông đất,trông mây.
Trông mưa trông nắng trông ngày,trông đêm
Hay:
Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo dai muôn hạt đắng cay muôn phần.
No được bữa trước ,lo cho bữa sau thì không vun vén,không tằn tiện không được.
Ở những vùng miền trời cho đất đai,thổ nhưỡng ,khí hậu tuyệt vời như vùng Nam bộ Việt Nam ,nơi mà làm giả ,ăn thật .Không cần tích trữ ,không lo đói ngày mai thì đương nhiên tính cách họ phải phóng khoáng hơn là đúng thôi.
Nhưng thật sự vùng miền nào cũng có cái hay ,cái dở của vùng miền đó .Sống ở trên đòi không gì là trọn vẹn hết .Con người sống ở nơi khô cằn sỏi đá thì rất ham học và có chí tiến thủ .Chẳng vậy mà miền Trung có rất nhiều người thành đạt .Người miền Nam rộng rãi ,chân thành nhưng cũng có những khiếm khuyết như ham nhậu ,ham chơi .Nhiều khi say xỉn đến mất cả lý trí và trở thành tai hoạ. Người miền Bắc thì sống về gia đình ,người Nam coi trọng nghĩa bạn bè .Người thì coi vợ hơn bạn,kẻ thì trọng bạn hơn vợ .Dở và hay lẫn lộn.
Thật ra phê phán thói hư tật xấu bằng thái độ góp ý chân thành thì rất tốt nhưng để mà dè bỉu,khinh miệt nhau thì cũng phải xem lại bản thân .Chúa đã dậy : "các người có thói xấu nhìn rõ trong mắt người khác chiếc dằm nhỏ xíu mà không biết rằng có cả một khúc củi trong mắt mình !"
Trên bước đường thiên lý,nhiều khi vừa đi vừa nghĩ ngợi sâu xa nhiều vấn đề để giải khuây .Tất nhiên suy nghĩ có thể đúng và cũng có thể sai ! Nhìn vào Lịch sử của nước Việt ta ,mình đặt câu hỏi lý do sao có nhiều chiến tranh vùng miền thế .Phải chăng do những cái bĩu môi dè bỉu : Dân Bắc kỳ tụi bay , bọn cá gỗ chúng mày ,dân Hoa Thanh Quế hay là lũ miền đù.... mà lòng người ly tán ,xung đột xảy ra! Hãy lắng lòng lại như lời nhắn nhủ của nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn:
Nối vòng tay lớn
Rừng núi dang tay nối lại biển xưa�Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà�Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau�Mừng như bão cát quay cuồng trời rộng�Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam
Cờ nối gió đêm vui nối ngày�Dòng máu nối con tim đồng loại�Dựng tình người trong ngày mới�Thành phố nối thôn xa vời vợi�Người chết nối linh thiêng vào đời�Và nụ cười nối trên môi
Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay�Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi�Vượt thác cheo leo tay ta vượt đèo�Từ quê nghèo lên phố lớn�Nắm tay nối liền�Biển xanh sông gấm nối tròn một vòng tử sinh
Thì xem ra mới có sự thống nhất trọn vẹn và vĩnh cửu được.
 
Ngày 38
21432840_888235071325499_2604920992283481101_n.jpg
Con đèo Bình Đê chạy dài xuyên qua 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định .Mang tiếng là đèo nhưng nó cũng thấp và thẳng ,dốc hơn quốc lộ đồng bằng một chút thôi .Mọi phương tiện qua đây cũng không gặp mấy trở ngại .Thật ra thì trở ngại cũng có nhưng nguyên nhân không phải do con đèo mà do các cô nàng bán hàng tự có ở các quán võng ven đường.

Các bác tài đường dài khi qua đoạn này hay giảm tốc không phải vì đèo dốc mà để hoặc mua" hàng" hoặc ngắm nghía dàn chân dài tứ xứ tụ tập về đây bán cái tự có.
Quả thật trước các quán võng đó cũng có buồng dừa ,khay nước nhưng các bác lại muốn mua "dừa "trên thân hay "hến" trong quần chủ quán cơ!
Buồn cười,khi mình đang gò lưng sải bước trên con đèo này bỗng từ trên sườn dốc ,một cô bé tóc vàng mỏ đỏ từ trong căn lều nhỏ lợp lá dừa xổ ra khuya tay vẫy rối rít :
Hello,Good morning .How are you !
Mình ngoái nhìn cô ta và đưa tay lên thay lời chào.
Cô bé dùng cả 2 tay ngoắc ngoắc loạn xạ :
-Come in ,come in with me!
Biết là cô ta tưởng mình là ông tây đi phượt muốn kiếm ít Đô ,mình cũng giả bộ ta đây là tây ba lô:
Oh! Morning ,Sorry .But I am very busy .Well be an artist your own time!
Cô bé cụt hứng lủi thủi chui vô lều còn mình thì lẩm bẩm : Đúng là đồ mắt lợn luộc :Một lão già xấp xỉ 70 ,lưng còng ,chân khẳng ,lại gò mình nhễ nhại leo dốc dưới trưa hè nóng đổ lửa ,cứ cho mình là tây đi nữa thì cũng còn có cái vẹo gì mà xoắn mới xuýt.

21369362_888235411325465_4629544270170523478_n.jpg
Đèo Bình đê tuy không nổi danh nhưng nó chạy dọc ven biển Sa huỳnh và mấy cái đầm lớn nên du khách qua đây cũng thấy thích thú lắm.Khi qua điểm cao nhất( cũng có nghĩa là qua ranh giới 2 tỉnh Quãng Ngãi và Bình Định)mà nhìn xuống vùng đất Tam Quan cảnh sắc vô cùng ấn tượng .Nhựng rặng dừa xanh cài răng lược cao vút ,lao xao ca hát trên tầng không và dưới chân là những vạt lúa vàng rì rào cùng sóng biển dạt dào tựa nhạc nền phối khí cùng dàn đồng ca dừa Tam Quan.

Dừa Tam Quan không được thơm ngon như dừa Bến Tre ( dừa Xiêm) nhưng xét về mặt mỹ quan,cây dừa ở đây có vẻ đẹp hơn . Cây dừa Bến tre thấp và mập còn dừa Bình Định mảnh mai vươn lên cao vút và ngả nghiêng rất là tình tứ .Chẳng thế mà các hoạ sỹ thích tới đây để sáng tác hơn về Bến tre.
Về cảnh quan tổng thể ,dừa ở Nam Bộ được trồng thành rừng nên khi khi thể hiện trên tranh thì rất khó có một bố cục đẹp còn dừa ở đây được trồng thành những vạt những khóm,trên nền ruộng ,vườn , đường làng ,ngõ xóm hay những cồn cát trắng,cát vàng nên hoạ hình sẽ có bố cục và màu sắc bắt mắt hơn nhiều.
Lẽ ra bức tranh này sẽ tuyệt vời hơn nếu như trên bầu trời miền trung nói riêng và bầu trời Việt Nam nói chung rợp bóng chim bay nhưng tiếc thay người Việt Nam ta đã không nương tay với chim muông,dã thú......................................................................Còn tiếp
 
Ngày 39
nhanxetdanhgia.jpg

Từ Tam Quan tới Quy Nhơn có 2 cách đi .Hoặc cứ theo đường 1 thì việc ăn ngủ thuận lợi hơn nhưng ô nhiễm khói bụi xe cộ .Còn đi dọc bờ biển theo tỉnh lộ 639 thì dài hơn một chút nhưng thoáng đãng và có rất nhiều cảnh đẹp .
Mình quyết định chọn đường ven biển.
Quả thực con đường này xuyên qua những cánh đồng,những xóm làng yên ả .Trên đường chỉ thi thoảng mới có ô tô chạy qua .Xe máy cũng không có nhiều .Chỉ những giờ tới hoặc tan trường thì mới sôi động lên một chút bởi những tốp học sinh đi xe đạp,vừa đi vừa đùa giỡn ,trêu tròng nhau chí choé.
Khác với quốc lộ nhà cửa xen kín chẳng có chỗ nào hở ,nhà ven con tỉnh lộ này rất thưa .Có nhiều đoạn mình đi cỡ nửa tiếng mới gặp được một nhà dân .Theo nhận xét bằng trực quan ,mình thấy tuy chưa đến nỗi xác xơ nhưng dân tình ở vùng quê này cũng còn nghèo lắm.
Khởi hành sáng sớm từ Tam Quan tới được Lộ Diêu thì đã gần trưa.Tìm một quán cơm chớt mắt chẳng thấy .Nghĩ bụng đi cố lên gặp quán nào sẽ ăn trưa và nghỉ ngơi ít phút.Nhưng càng đi càng thấy nhà cửa thưa dần ,hàng quán không có.,con đường cũng vắng tanh chẳng một bóng người .
Đường mỗi đi mỗi dốc.Hai bên đường không còn ruộng hay vườn nữa mà thay vào là những lùm cây dại um tùm .Thì ra mình đang leo lên con đèo Lũng Cú .
Mình nhớ mang máng theo sách địa lý Việt Nam thì dẫy Trường Sơn khi chạy tới vùng Bình Định,Phú Yên thì có xu hướng ngoặt ra biển Đông .Chẳng thế mà Bình Định và Phú Yên đèo dốc trùng điệp .Hết con đèo này lại đến đèo khác .Nhưng được cái may núi ở đây cũng thấp thôi nên các con đèo cũng không dốc và không ngoằn nghèo khúc khuỷu mấy .
Tới chân đèo mình bắt gặp một tốp công nhân lâm nghiệp đang chất gỗ lên xe tải .Thấy ông lão ba lô còng lưng bộ hành vượt đèo họ cũng thoáng chút ngạc nhiên :Một thanh niên hoạt bát nhảy từ thùng xe tải xuống chạy tới chỗ mình miệng liếng thoắng : -Chào đại ca ,đại ca đi mô zậy .
Mình trả lời : -Xin chào các anh,chị .Mình muốn vô Quy nhơn nhưng không muốn đi xe đò mà đi bộ để rèn thể lực mà,
Tốp người nghe mình nói vậy nhao nhao :
-Cụ ơi , từ đây zô Quy nhơn hơn 100 cây , đi sao nổi ?Cụ cứ chờ đây có ô tô khách hoặc có xe máy nào zô xin người ta cho quá giang chứ đi bộ khi mô mới tới.
Không những vậy chàng thanh niên hoạt bát còn hù mình :- Đai ca chớ có đi bừa nhé .Trên đèo này nhiều cướp lắm ngen !
Mình cười cườ và nói:
-Tôi có đi một mạch tới Quy nhơn đâu .Sang đến Bình Dương( một thị trấn thuộc Bình Định) thì nghỉ ngơi ,mốt đi tiếp.Còn cướp thì mình chỉ có mỗi cái ba lô rách và vài trăm bạc ,gặp cướp mình hiến tặng hết .Mà thực sự mình nghĩ nếu cướp mà chọn nơi này hoạt động thì là cướp thuộc loại thiểu năng trí tuệ .Ai lại đi chọn chỗ vài ba năm mới có một khách bộ hành vãng lai mà rình rập .Mai phục ở đây có mà chết đói.Cướp thời nay vô Sài gòn hoặc ra Hà Nội hết chơn rồi.!
Một thanh niên khác nghe mình nói vậy liền nói :- Cháu thấy ông dũng cảm và thông minh lắm.Thôi ông cứ đi đi .Chúc ông lên đường mạnh giỏi ! Đoạn quay sang gã hoạt bát mắng át :-Mi cứ doạ ông ,cướp mà gặp ông này cứ mà ngả nón.
Qua thông tin của tốp công nhân này thì con đèo này cũng ngắn thôi.Chưa đến 5 cây số .Từ Bắc vào Nam mình đã qua 5,6 con đèo rồi mà thấy cũng không trở ngại gì nên cũng vững tin mạnh bước.
Không rõ đèo Lũng Cú phía quốc lộ 1 có đẹp không nhưng ở phía tỉnh lộ này chẳng có view gì cả .2 bên là cây bụi rậm rạp hay rừng mới trồng trông chán ngắt .Mình đoán già đoán non chắc con đường này hoặc là mới được lập ra hoặc mới được mở rộng bởi đất đá 2 bên vách núi vẫn đỏ tươi cỏ non chư bén rễ.
Quả như lời mọi người con đèo vắng vẻ đến rợn người .Thi thoảng mới có một chiếc xe máy vù qua hối hả như sợ bị cướp mai phục. Thực ra lo bị cướp là hồ đồ và cực phi lý .Bởi đó là con đường độc đạo nếu có cướp thì chạy đâu cho thoát.
Nhưng có một khác lạ là khi leo các con đèo khác một mạch tới đỉnh cũng không thấy có mệt .Con đèo này tuy ngắn xíu nhưng chưa lên đến đỉnh đã hết hơi. Nguyên do là độ dốc của đèo này quá lớn .Trước đây khi làm đường qua núi ,các công trình sư ngoài tính đến sức ngựa của phương tiện giao thông ,họ còn tính đến sức người đi xe đạp,khách leo bộ hoặc xe gia súc kéo nên độ dốc rất vừa sức cho người leo ,còn con đường qua núi ở đoạn này người ta làm cốt cho xe có động cơ qua mà không màng tới người đi bộ ,đi xe đạp nên cự kỳ dốc.Leo lên được đỉnh,thở không ra hơi !
nhanxetdanhgia 2.jpg
.........................................Còn tiếp
 
Ngày 40
21463109_889399307875742_3958483830592891978_n.jpg
Leo lên đến đỉnh đèo đã mệt đứ đừ, tưởng đi xuống sẽ dễ thở hơn nhưng ác thay lúc xuống cũng khá là vất vả.Vì con đèo quá dốc nên khi xuống cứ phải gồng mình ,ngửa người ra để giảm tốc .Nhiều khi sơ ý chân bước không theo kịp quán tính tuột dốc còn ngã bệt đít xuống nền đường. Qua cái đèo này thấy cũng rất tủi thân cho người đi bộ

.Hình như bây giờ ở nước ta không có ai quan tâm đến người đi bộ .Từ đường cao tốc ,đường quốc lộ,cho đến đường tỉnh ,đường huyện ...chẳng có đường nào thiết kế làn đường dành riêng cho người đi bộ .Ai đi bộ sẽ phải đi chung làn với xe đạp,xe máy và nếu chỉ sơ xểnh một chút là đi đời nhà ma.
Một ông đi xe máy chỉ vài giây ngủ gật chệch tay lái một chút .Một anh tài xe khách cướp đường .2 Taxi tranh mối khách .Ông xe quá khổ quá tải bị nổ lốp...đều có thể cướp đi tính mạng của khách bộ hành .
Ngay cả ở thành phố ,người đi bộ cũng bị bắt nạt ghê gớm .Vỉa hè bị lấn chiếm để bán hàng hoặc để xe máy ,thậm chí ô tô con cũng leo lên chắn hết lối đi.và thế là người đi bộ chỉ còn một cách là giao thông dưới lòng đường.
Ở các nước ,người đi bộ luôn luôn được ưu tiên số 1 .Khi qua các ngã tư không đèn tín hiệu thì các xe lớn nhỏ đều phải dừng lại nhường cho người đi bộ .Đằng này ở ta,người đi bộ sẽ là người đi cuối cùng ,khi mọi phương tiện qua hết mới rón rén ,mắt trước mắt sau qua đường .Nhiều nơi người ta đề bảng : Ưu tiên nhường đường cho người đi bộ nhưng những lời nhắc đó chỉ là lời nhắc suông kiểu ném đá ao bèo thôi.
Có mấy ông Tây tới Việt Nam công tác tưởng luật giao thông đâu cũng xêm xêm như nhau và các mọi người ở bất cứ quốc gia nào đều chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc ưu tiên số 1 cho người đi bộ mà đã chầu trời tại chính những lằn vạch sọc ngang ưu tiên cho người đi bộ.
Chuyện người đi bộ bị rẻ rúng lỗi không hoàn toàn do khách quan mà một phần do chủ quan của họ. Người đi bộ thời này chả có một teo tiếng nói nào bởi lực lượng của họ rất mỏng . Hầu hết ở thành phố ,thị trấn không còn ai đi bộ hết .Đi làm,đi học 500 m trở lên cũng phải đi bằng động cơ .Từ nhà ra chợ 200-300 m mua cọng hành cũng leo lên xe máy đi cho đỡ tốn sức.Lũ trẻ tới trường vài bước chân cũng phải có phụ huynh đèo xe máy hoặc được sắm xe đạp điện để dồn sức cho việc học cái chữ tốt hơn.
Giờ thì người đi bộ chỉ tồn tại ở phố đi bộ thôi .Mà trước khi tới phố đi bộ thì họ vẫn là những driver hay biker chuyên nghiệp.
Ngay cả nông thôn hay vùng sâu,vùng xa cũng chỉ có các ông già bà cả túc tắc sử dụng chân di chuyển còn cánh thanh niên khi đi bộ thì cảm thấy mình quá hèn kém với bạn bè .Nhịn ăn,nhịn mặc không sao!Nhịn xe máy thì nhục quá!
Nếu như chẳng còn người đi bộ thì hà cớ gì mà phải làm làn riêng làn đường cho người đi bộ cho tốn tiền .Nhiều cầu,nhiều hầm qua sông,qua núi cũng cắt luôn suất cho người đi bộ.Muốn qua Hải Vân hay Thủ Thiêm buộc phải leo lên xe có động cơ mới được qua.
(Chẳng có lẽ vì vậy mà ở ta những căn bệnh về vận động như lệch đĩa đệm ,sưng xương khớp đau vai gáy rất phổ biến kể cả giới trẻ) .
Khi mình bắt đầu khởi hành chuyến đi bộ xuyên Việt .Mới đi một đoạn ngắn mình đã cảm thấy mối nguy hiểm của việc phải đi chung làn với xe có động cơ .Vừa đi vừa ngoảnh lại cảnh giới xe đi sau ,tai vểnh lên nghe ngóng những tiếng động lạ, tinh thần kinh vô cùng căng thẳng .
Cái khó ló cái khôn .Mình nghĩ phải trở thành người giao thông thông minh .Nếu như cứ chấp hành đúng luật : Người đi bộ phải đi về lề phải bên đường thì chẳng chóng thì chày sẽ phải về chầu tiên tổ .Vậy hay nhất chỉ có cách là ... làm trái luật ,phải trở thành người đi lề trái .Như vậy sẽ loại được kẻ đâm lén sau lưng .Và mọi di biến động của xe phía trước đi ngược hướng sẽ nằm trong tầm kiểm soát của mình. Trong giao thông ,người đi bộ bao giờ cũng là vật cản cuối cùng.Nhưng đã mang tiếng là vật cản thì đừng làm vật cản thụ động mà hãy là vật cản chủ động .Nếu phải chết hãy nhìn thẳng vào mặt kẻ thù mà chết .Khi nhận diện được kẻ đâm mình thì khi về nơi suối vàng lo gì mà không trả thù được.
Qua hết con đèo này trong lòng cũng thấy nhẹ nhõm .Dưới chân đèo là một xóm nhỏ nằm êm đềm dưới những tán cây xanh tươi mướt .Tiếng gà gáy trưa làm nao lòng và mùi xôi nếp chín làm sôi dạ người lữ hành quá bữa.
nhanxetdanhgia 2.jpg
..................................Còn tiếp
 
Ngày 41
nhanxetdanhgia.jpg
Mọi lần có nhỡ bữa thì vẫn có lương khô dự phòng . Nhưng bữa nay gói bích quy bị lũ kiếm hôi ở nhà nghỉ trọ đêm trước bâu kín nên đã bị quẳng vào sọt rác .Đã quá giờ ăn trưa , bụng đói meo mà đi dọc hết cái xóm nhỏ chân đèo , tìm chớt mắt chẳng thấy một quán ăn nào .Kể mà liều dạt vào nhà dân xin hoặc mua cơm chắc cũng được họ giúp đỡ thôi nhưng xưa nay mình không có thói quen nhờ vả hay phiền luỵ ai. Thôi thì cố nhịn đói bữa cũng chẳng sao !

Qua hết con xóm nghèo nhưng thanh bình thì bắt gặp một cô bé đang dắt một đàn khoảng 4,5 con bò đi hướng ngược lại .Mình cất tiếng :
-Chào cháu ,cho bác hỏi phía trước đây có quán ăn nào không cháu?
Cô bé hơi nhíu mày vẻ nghĩ ngợi rồi nói :
-Dạ,chắc bác phải đi khoảng 1 tiếng nữa thì có quán ăn .Mà bác đi đâu vô đây không đi xe đò mà đi bộ zậy ,hay bác là nhà báo đi để viết bài .hồi rày năm ngoái cũng có một anh nhà báo trên tỉnh đi bộ qua đây chụp hình,viết bài về xóm cháu cho truyền hình tỉnh đấy!
Mình cười cười ,không muốn dập tắt niềm tự hào "xóm cháu" của cô bé liền nói :
-Bác cũng muốn tìm hiểu để viết bài về xóm cháu nhưng không phải hôm nay.Hôm nay bác có ý định viết về đề tài phượt thủ vượt đèo nên đã thực hành đi bộ để lấy cảm giác thật viết bài.
Cô bé chăm chú nghe rồi tiếp lời :
-Dạ ,bác lớn tuổi mà giỏi quá .Con đèo bác vừa qua đi còn dễ chớ con đèo nối đây đi còn khó hơn nhiều !
Vừa nghe cô bé nói vậy chân mình như rủn ra,mặt tái dại ,tai ù đặc.
Thôi thì đã trót ngồi lưng cọp,biết làm sao đây? Trấn tĩnh tinh thần ,xốc lại hành trang,,phì phò leo dốc.
Vừa leo vừa lẩm bẩm hát :
Hò dô ta nào,kéo pháo ta vượt qua đèo
Hò dô ta nào,kéo pháo ta vượt qua núi.
Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi.
Vực sâu thăm thẳm ,vự nào sâu bằng chí căm thù,
Hết Hò kéo pháo lại gân cổ:
Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn.
Đá mòn mà đôi gót không mòn.
Ta đi nhằm phương Nam, Gió ngàn đưa chân ta về quê hương
.Quân về trong gió đang dâng triều lên.
Máu thấm đường ta đi lẫn mồ hôi rơi tình quê tha thiết.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình.
Sự gian khó rồi cũng được tưởng thưởng xứng đáng. Biển Đông hiển hiện trước mặt, lấp lánh ánh bạc dưới chân đèo đẹp đến mê hồn.
Hết con đèo đi một đoạn ngắn gặp một quán bánh xèo. Cô sơn nữ không đẹp,không xấu đang đổ bánh xèo xèo trên bếp than củi.Giờ đã quá 2 h trưa nên thực khách có mỗi mình mình .Gọi một dĩa bánh ngỡ rằng đói thót hông ăn kiểu gì cũng ngon nhưng cố lắm cũng chỉ ăn hết 1 góc dĩa .Bột thì pha bột củ mỳ vừa bở vừa hôi.Nhân là một chút giá héo và thịt thì ít khoảng 2,3 sợi nhỏ như con giun đất ,dài cỡ đốt ngón tay.Nước chấm nhạt nhẽo thoang thoảng mùi khai khai .
Đứng lên thanh toán ,sơn nữ thẻ thọt : 7 ngàn ông ạ!
À thì ra là tiền nào của ấy !Ăn nhạt thì mới thương đến mèo .Ăn bữa này mới thông cảm cho đồng bào ở vùng sâu ,vùng xa.
21462549_889964021152604_7897601865436032549_n.jpg
 
Ngày 42
21731000_890954017720271_6533728380681440530_n.jpg
Không muốn mạo hiểm thêm nữa,xuống chân đèo mình không đi theo đường liên tỉnh mà quẹo lại đường Quốc lộ 1 .Dẫu có ô nhiễm hơn nhưng không phải lo nhỡ bữa hay tìm chỗ nghỉ. Nếu so sánh về giá cả sinh hoạt thì từ Huế đổ vào ,giá sinh hoạt rẻ hơn phía Bắc tới 2/3.

Một suất cơm đủ năng lượng ở Bắc phải 30 ngàn trở lên ,còn trong Nam chỉ 20 ngàn là ngon lành .Nhà nghỉ ở Bắc bét nhất cũng 150k một đêm còn sang thì triệu cũng có .Ở miền Nam có nhiều lựa chọn.Sang thì 200/300k còn đi phượt thì nhà trọ ,phòng độc lập ,sạch sẽ giá chỉ 60/80 ngàn là ok lắm rồi.
Chẳng vậy mà mở quán ăn ở Bắc có địa điểm tốt rất nhanh giàu . Có bà ở làng bánh cuốn Thanh trì,nón rách ,áo vá đội mẹt ra ra đầu phố nội thành Hà Nội bán hàng,chỉ dăm năm sau đã sở hữu một chuỗi cửa hàng đặc sản bánh cuốn Thanh trì mang tên bà .
Cũng một bà bán xôi lạp xưởng vỉa hè cứ 3,4 năm lại mua được một mảnh đất ,ông chồng ban đầu cưỡi Matit ,dần lên đời Atist ,giờ thì oai phong trên chiếc Meccedec mới coong.
Còn vị nào chỉ cần có một cái khách sạn mini ở phố cổ thì con ,cháu du học Úc,Mỹ là chuyện nhỏ như con thỏ .
Tới thị trấn Bình Dương ( Bình Định) thuê một phòng qua đêm với giá 60 ngàn cũng rất bằng lòng.Phòng sạch,có wifi ,chăn nệm thơm tho .
Một cô bé xinh xắn ,nhỏ nhắn chắc tuổi còn vị thành niên đưa mình đi nhận phòng .
Mình cũng muốn đưa chuyện :-Cháu là con bà chủ hay người làm thuê?
Cô bé chăm chú nhìn miệng mình rồi hua hua tay phủ nhận vế đầu câu hỏi ,miệng ú ớ :-Uê,uê để khẳng định nửa vế sau .
Mình ngắm cô bé này thấy rất tội nghiệp .Muốn nói mấy lời an ủi nhưng đã câm thì chắc chắn cô ta cũng chẳng nghe được nên im lặng.
Có lẽ cô bé câm cũng nhận biết được tình cảm mình dành cho cô .Cô tiến đến sát mình rồi đột nhiên đưa tay ra nắm lấy tay mình.
Giật mình rụt tay lại và cũng lui lại giữ cự ly với cô bé.Cô bé có một thoáng bối rối rồi mạnh dạn đề xuất :- Ăm ăm.Ăm ăm cùng với 5 ngón tay chìa ra.
Ngôn ngữ của người câm cũng dễ hiểu mà .Nhưng mình giả bộ không hiểu rút ví ra lấy 50 ngàn dúi vào tay cô bé rồi xua xua cô ta ra ngoài phòng ..................................Còn tiếp
 
Ngày 43
nhanxetdanhgia.jpg

Nhiều người cứ nghĩ rằng tôi là người có sức khoẻ hơn người và đôi chân thép.Nhưng thực tế không phải vậy.Tôi sở hữu một sức khoẻ tầm thường ,phổi bị rỗ chằng chịt do hồi thanh thiếu niên quay máy ép nhựa bị nhiễm hơi độc của nhựa nóng chảy .Chẳng vậy mà mỗi lần bị viêm phế quản khi đi khám các bác sỹ khi xem phim chụp X quang thường tống tôi vào viện lao để điều trị.
Rồi mới năm ngoái vừa tiến hành trung phẫu cắt 5 cái polip tướng ở đại ,trực tràng.
Dạ dày ,dạ mỏng cũng bị một thời gian dài viêm loét may nhờ thuốc dân tộc mới đỡ,
Còn gut thì mãn tính rồi đành sống chung với thuốc hết đời .
Đôi chân cũng bình thường .Cả một quãng thời gian gần nửa thế kỷ chẳng có tập tành.Đi đâu cũng phụ thuộc vào xe máy .Chiếc đầu gối bên trái hồi nhỏ bị ngã lòi xương chữa mãi mới lành nhưng vẫn để lại di chứng ,mỗi khi trái nắng trở trời vẫn bị đau nhức.
Từ cái buổi ban đầu tập đi bộ ( trong 7 ngày) và cả chuyến hành trình 100/100 khi kết thúc một ngày đi,2 bàn chân và đầu gối đều nhức nhối tê buốt .Trong thời gian đầu ,mỗi khi kết thúc một ngày hành quân mình thường xoa bóp bằng rượu thuốc dân tộc Dao mua ở Sapa.Sau hết rượu đành mua Salonpas tuýp thay thế nhưng cũng đỡ lắm .Ban tối mệt ngủ thiếp đi thì thôi chứ đêm chợt tỉnh giấc lại lấy thuốc xoa lên chân vì nó vẫn nhức .Nhưng không hiểu sao ,mỗi sáng dậy ,xỏ chân vào giày lại thấy ổn, tiếp tục hăng hái lên đường.
Chặng ngoài Bắc ,da dẻ còn hồng hào,y phục tư trang còn ngay ngắn .Đi tới đâu mọi người còn ngỡ là ông Tây ba lô đi phượt .Trẻ con,thanh niên còn : Hi , Hello ,How are you? rần rần.Nay trải qua bao nắng gió,nhất là khu vực miền trung.Mặt mũi hốc hác,da dẻ đen thui .Đi tới đâu cũng gặp những ánh mắt hoặc nghi ngờ hoặc ái ngại cho mình là một ông lão tâm thần bỏ nhà đi lang thang xin ăn hay một gã trộm cắp bất lương đi kiếm ăn cũng nên.
Khát nước tạt vào quán bán dừa ven lộ ,theo thói quen sử dụng ngôn ngữ xã giao của người Bắc ,mình hỏi mua một trái dừa : "Bà chủ cho xin một trái dừa".Chủ quán là một bà trung tuổi, đang tươi bỗng trở mặt lạnh tanh: -"Đi đi ,đi chỗ khác xin ,đây không cho."
Tôi hơi bực mình vặn lại : -"Sao lại đuổi tôi, tôi làm sao mà bà không bán cho tôi .?"
Lúc này bà chủ có vẻ đỡ căng thẳng hơn : "Dừa để bán chứ không cho .Ông mua thì bán ,xin thì không được! 15 ngàn trái ,đưa tiền tui bán!"
Mình thở phào biết bà tưởng mình là lão ăn mày muốn xin dừa bà.
Vừa rút tiền trong ví ra trả tiền vừa giải thích :-" Bà ơi, ở ngoài Bắc người ta dùng từ xin là cách nói lịch sự thay cho từ mua mà. Nếu tự dưng vô nhà hay gặp người đi đường thì xin đấy là ăn mày,ăn xin .Còn khi mua hàng nói xin có nghĩa là mua bà ạ!"
Không rõ do bất đồng ngôn ngữ hay do hình dáng mình giờ đây tàn tạ quá mà gặp tình huống trớ trêu vậy .Tạt vào một cửa hiệu ven đường soi ké gương, ngắm lại bộ dạng thấy mình thảm hại thật :
Xưa sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đàng.
Mặt sao dãi gió dầm sương.
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Thế mới thấm nhuần câu nói các cụ xưa:
Ăn mày là ai,ăn mày là ta .
Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày!.........................................Còn tiếp
 
Ngày 43
21740334_892236220925384_4316371118191338972_n.jpg
Giống như đèo Ngang là ranh giới Hà Tĩnh Quảng Bình.Đèo Hải Vân ranh giới Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng thì đèo Cù Mông được 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên chung nhau.Hồi nhỏ khi học môn địa lý nói tới đèo Cù Mông lũ học trò thường tếu táo : Chắc đèo dốc quá nên khi leo dốc người đi sau phải đẩy đít người đi trước .Lại có đứa nêu giả thiết người xưa cưỡi ngựa qua đèo phải cù vào mông thì ngựa mới chịu đi nên đặt tên đèo là Cù Mông .

Thật sự thì không phải vậy .Đây là vùng đất tộc Chămpa nên nó mang thổ ngữ Chăm .Dẫu sao cái tên này giải nghĩa theo tiếng Kinh cũng rất hợp vói ngữ cảnh .
Phải leo đèo đối với mình giờ là chuyện nhỏ .Tất nhiên đó là những con đèo trên trục giao thông chứ đèo của các dân tộc miền núi Đông Bắc, Tây Bắc hay Trên dãy Trường sơn thì không dám chắc.
Cù Mông cũng là một trong những con đèo hay xảy ra tai nạn .Tuy chỉ dài có 7 km nhưng địa hình tương đối hiểm trở ,có nhiều đoạn mù tầm nhìn do vách đá,cây rừng che lấp .Chỉ chủ quan một chút tuột vực như chơi. Chẳng thế mà 2 ven con lộ qua đèo cũng chi chít những miếu thờ người tử nạn.
Nếu như ở đường phẳng ,mình chuyên đi về lề trái để chủ động tránh xe đâm sau lưng thì khi leo đèo càng phải thực thi triệt để phương thức này.Để cho xe đổ đèo sau lưng thì thậm chí nguy.
Đang phì phò leo dốc thấy phía xa có 1 người đàn ông đang đỗ xe máy tạt vào lề đường có ý chờ mình .Khi mình tới gần ,ông ta giơ tay vẫy vẫy :-"Chào bác! bác có vô Sông Cầu hay tới Tuy Hoà tiện đường lên xe em chở giúp vì em có việc tới Tuy Hoà mà!"
Cũng như mọi khi ,gặp người có ý định mời mình quá giang ,mình khéo từ chối :" Cám ơn bạn,mình đi bộ để luyện rèn thể thao và chữa bệnh mà .Rất cảm ơn bạn! "Và cũng như mọi bận gặp được người tốt,mình thường tới bắt tay cảm ơn và rút điện thoại làm phát selfie lưu lại những phút giây cảm động và khuân mặt những con người tuyệt vời đó .
Lần này gặp phải anh chàng không hề đơn giản .Anh ta không tin mình là người "tập thể dục". Và bằng mấy câu lục vấn sơ lược :-Bác quê ở đâu?-Bác đi bộ từ nhà tới đây à ?-Bác định đi tới đâu ? là đã lật tẩy được chân tướng của mình .
Sau khi nghe mình thố lộ cuộc đi xuyên Việt ,anh chàng cũng có chút xúc động .Anh ta tự giới thiệu : Dạ em là Đ.T là nhiếp ảnh gia ở Bình Định ,nhân tiện gặp bác em muốn tặng bác kiểu ảnh kỷ niệm.Thế là mình có một tấm ảnh tuyệt vời.
Trải qua một chặng đường dài cả ngàn cây số.Cùng là trải qua bao cung bậc cảm xúc hỷ nộ ái ố .Buồn cũng nhiều như tận mắt chứng kiến những tai nạn giao thông, hay được thấy những hình hoạ cảnh sát vẽ mô tả tai nạn còn lưu lại đầy rẫy trên mặt lộ .Vấn nạn rác thải thảy ra ven lộ từ Bắc vô Nam chẳng tỉnh nào ,huyện nào là không có .Rồi ý thức tham gia giao thông của người dân nhất là ở phía Bắc còn rất hạn chế .Nạn săn bắn thú hoang chim trời làm mồi nhậu cũng làm mình ủ ê trong lòng .Nhiều địa phương ,nhất là các tỉnh miền trung trung bộ cuộc sống mưu sinh của người dân còn rất nhiều vất vả .Nhiều người già,trẻ nhỏ và người tàn tật lê la vỉa hè bán vé số hay tăm tre kiếm miếng qua ngày cũng làm lòng mình trĩu nặng.
Nhưng công tâm mà nói tuy có nhiều bất cập ,nỗi buồn cũng không át được niềm vui.
Vui thấy các thành phố phát triển hiện đại .Nông thôn cũng được đổi mới nhất là các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.Đường xá ,cầu cống cũng đáp ứng tốt việc giao thông.
Và có bước đi chậm rãi qua các con đèo,các con đường ven biển hay xuyên qua các làng quê yên bình ở đồng bằng hay miền núi mấy cảm nhận được hết vẻ đẹp tuyệt vời của đất nước.
Và hơn tất cả là tấm lòng tương thân tương ái của nhiều người dân trên mọi vùng miền tổ quốc
21728528_892236727592000_5299427256155007320_n.jpg

Trên một con đèo đoạn qua đầm Ô loan ,một cô bé đuổi theo mình rồi dúi vào tay mình 30 ngàn : - " Chú ơi,chú cầm tạm chút tiền lên xe buyt mà đi ,cháu thấy chú ban sáng ở thành phố ,giờ lại gặp chú ở đây ,chắc chú đi bộ từ sáng tới giừ ,nắng nôi zậy khổ quá chú!" . Nhận được tấm lòng bồ tát của cô bé miền quê nghèo ,mình vô cùng xúc động ,nước mắt rưng rưng nhưng bước chân bỗng trở nên nhẹ bẫng.Đây mới là những món quà vô giá trên chặng đường xuyên Việt cũng như trong cả cuộc đời mình.
 

Xem nhiều nhất

Back
Bên trên