Review Đánh Giá Máy Tính Xách Tay Lenovo Yoga 2 Pro: Mỏng, Mạnh, Hiệu Quả

gachoi

Thành viên Nghiệp dư
Mẫu laptop "biến hình" của Lenovo nâng cấp đáng giá với màn hình độ phân giải cao gấp hai lần Full HD, pin dùng khoảng gần 6 tiếng và kiểu dáng linh hoạt.
DSCF0250-9507-1387441018.jpg
Lenovo Yoga 2 Pro.
Tiếp tục theo đuổi dạng laptop hai trong một với kiểu màn hình xoay góc 360 độ nhưng Yoga 2 Pro đã có nhiều nâng cấp đáng kể cả về phần cứng cũng như tính năng trải nghiệm. Máy có màn hình độ nét cao gấp đôi chuẩn Full HD hỗ trợ cảm ứng đa chạm trên nền hệ điều hành Windows 8.1 mới nhất. Cùng với đó là cấu hình mạnh với chip Intel Core i Haswell và thời lượng sử dụng pin tốt.
Phiên bản bán ra tại Việt Nam trang bị vi xử lý Intel thế hệ 4 Core i7 ULV tốc độ 1,8 GHz, bộ nhớ RAM 4 GB, ổ cứng SSD dung lượng lên tới 256 GB, hệ điều hành Windows 8.1, công nghệ âm thanh nổi Dolby Home Threatre v4, Intel WiDi cho phép truyền không dây nội dung tới màn hình TV.
Giá bán tham khảo là 29,5 triệu đồng.
DSCF0195-3707-1387441018.jpg
Máy là một chiếc ultrabook đích thực với cân nặng 1,39 kg.
Xét về mặt ý tưởng "biến hình", Yoga 2 Pro không có nhiều khác biệt so với thế hệ trước. Máy sở hữu bản lề linh hoạt giúp màn hình lật góc 360 độ cho phép sử dụng theo dạng laptop thông thường, dạng có chân đứng, dạng hình chữ V ngược và cuối cùng là như một chiếc tablet. Máy có độ mỏng 15,5 mm, ưu thế hơn so với sản phẩm tiền nhiệm là 17,1 mm cùng cân nặng chỉ 1,39 kg.
DSCF0236-2744-1387441019.jpg
Sản phẩm sử udngj pin liền.
Nếu xét về mặt sử dụng như một chiếc laptop thông thường, Yoga 2 Pro là một chiếc ultrabook rất hấp dẫn với tính di động cao, mỏng nhẹ và dễ dàng mang theo. Máy có bộ khung bằng hợp kim chắc chắn và lớp phủ màu xám sáng sần giúp máy hạn chế dính bẩn cũng như cầm trên tay chắc chắn hơn. Bộ pin của sản phẩm không thể tháo rời nên tính liền mạch trong thiết kế bên ngoài được đảm bảo tốt ngay cả ở mặt dưới. Ở phần chiếu nghỉ tay, Lenovo sử dụng một lớp vỏ giả da mỏng tạo cảm giác sang trọng và giúp người dùng để tay thoải mái không bị trơn trượt bởi mồ hôi.
DSCF0246-4604-1387441020.jpg
Bản lề xoay linh hoạt và dừng ở bất kỳ góc nào.
Nhờ kích thước màn hình 13 inch, Yoga 2 Pro có bàn phím kích thước đầy đủ cùng đèn nền bàn phím giúp sử dụng tốt trong điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên, do máy khá mỏng nên bàn phím này có hành trình phím hơi ngắn nên mất nhiều thời gian để làm quen. Bù lại, độ nảy của phím tốt và nhay, các phím điều hướng cũng có kích thước lớn nên dễ thao tác. Một điểm cộng khác cho bàn phím là các phím Home, End, PgUp, PgDn ở vị trí ngoài cùng bên phải thuận tiện cho người dùng thường xuyên lướt web, đọc các văn bản.
DSCF0221-1812-1387441020.jpg
Bàn phím có độ nảy tốt nhưng hành trính ngắn.
Touchpad của máy thiết kế liền mạch tương tự các dòng MacBook nhưng nhỏ hơn một chút. Phần diện tích bên dưới sử dụng một vạch chia nhỏ để phân biệt giữa phím chuột trái và phải. Độ nhạy của bàn di này khá tốt, không bị dít tay khi sử dụng nhưng thao tác đa chạm chưa thật phong phú. Đơn cử như không hỗ trợ sử dụng hai ngón tay chạm cùng lúc và cũng chưa có thao tác di chuyển trang web lên xuống. Đây có thể là bởi Lenovo khá tự tin vào màn hình cảm ứng khi người dùng chỉ cần với tay để vuốt nhẹ màn hình.
DSCF0243-4033-1387441020.jpg
Bề mặt phủ lớp sần.
Khớp lật của Lenovo Yoga 2 Pro cho phép giữ ở nhiều góc khác nhau khá thuận tiện. Tuy nhiên, khi để ở trạng thái laptop thông thường hoặc dạng có chân đứng thì màn hình vẫn hơi lung lay khi dùng tay chạm trực tiếp dù vẫn ở mức chấp nhận được. Người viết thường sử dụng máy ở dạng chữ V ngược khi muốn đặt máy trên bàn và thao tác cảm ứng. Đối với chế độ tablet, do cân nặng của máy khá lớn so với các máy tính bảng trên thị trường nên khi dùng vẫn phải để trên mặt bàn hoặc trên hai chân.
DSCF0230-7596-1387441021.jpg
Cạnh trái máy.
DSCF0233-2780-1387441022.jpg
Cạnh phải với phím nguồn ở gần rìa cạnh trước.
Thiết kế các phím điều khiển ở hai bên cạnh của máy cũng hướng nhiều đến chế độ khi sử dụng giống tablet. Dễ nhận thấy nhất là phím nguồn với kích thước rất nhỏ đặt ở cạnh phải gần mặt trước giúp tiện tay với khi cầm máy như tablet. Các phím tăng giảm âm lượng của ở bên phải nhưng kích thước hơi nhỏ và việc bấm chúng khi đang sử dụng không hẳn là điều dễ dàng.
DSCF0202-3260-1387441022.jpg
1,39 kg là nhẹ so với một laptop nhưng nặng khi sử dụng như tablet.
Ở bên cạnh trái máy, ngoài giắc nguồn được thiết kế dạng chữ nhật kiểu mới, cổng USB 3.0 cũng xuật hiện cùng cổng microHDMI và khe cắm thẻ nhớ SD. Máy còn có một cổng USB 2.0 khác ở cạnh phải tích hợp khả năng sạc cho thiết bị di động ngay cả khi máy đã tắt.
DSCF0241-3457-1387441022.jpg
Loa ngoài khá.
Lenovo bố trí hệ thống loa stereo ở mặt dưới nơi gần phía cạnh trước. Tuy máy mỏng và ít không gian nhưng bộ loa cho âm thanh khá tốt với chất âm thiên về âm treble phù hợp nghe các loại nhạc nhẹ, không lời. Âm bass của máy yếu dù âm lượng khá lớn đủ giải trí cá nhân trong phòng rộng khoảng 20 mét vuông.

DSCF0225-1575-1387441024.jpg
Màn hình của Yoga 2 Pro đẹp.
Lenovo đã thực hiện bước nâng cấp lớn cho màn hình với độ phân giải lên tới 3.200 x 1.800 pixel vẫn trên kích thước 13 inch cho mật độ điểm ảnh 276 ppi và độ sáng 350 nit. Đây là một trong những mẫu laptop có màn hình nét nhất hiện nay. Màn hình hiển thị rất trong, hình ảnh và các nét chữ đều rất khó phát hiện được răng cưa. Góc nhìn của máy rất rộng, ngay cả ở góc khoảng 170 độ, hình ảnh vẫn không bị biến đổi về màu sắc và độ sáng.
Độ sáng tốt giúp nhìn rõ ngoài trời nhưng hơi bị bóng do sử dụng công nghệ màn gương. Khi không mở màn hình, phần viền và lớp tấm nền tạo cảm giác nhìn liền mạch, rộng rãi. Tuy nhiên, phần viền vẫn chưa được mỏng lắm, đặc biệt là cạnh dưới nơi đặt logo Windows hỗ trợ cảm ứng. Khả năng nhận cảm ứng của máy khi kết hợp với Windows 8.1 có thể coi là hoàn hảo, đặc biệt khi trải nghiệm lướt web trên trình duyệt giao diện Metro của Internet Explorer.
5-3946-1387441027.jpg
Độ phân giải cao nhưng môi trường Desktop chưa hỗ trợ tốt.
Độ phân giải cao mang đến trải nghiệm nhìn hấp dẫn nhưng chưa phải là hoàn hảo khi xét toàn diện. Ngoài giao diện cảm ứng người viết không gặp vấn đề rắc rối nào nhưng trong môi trường Desktop thì lại tạo cảm giác hơi khó chịu. Ngay cả khi đã chỉnh phóng to giao diện lên mức tối đa trong Control Panel, các hình ảnh, nút ảo vẫn khá bé so với kích thước màn hình 13 inch. Tuy nhiên, cũng cần thông cảm cho Lenovo bởi đây là hạn chế đến từ hệ điều hành Windows 8.1 khi vẫn bỏ quên trải nghiệm môi trường Desktop với các máy màn hình siêu nét.
7-5610-1387441027.jpg
Đa nhiệm trên màn hình cảm ứng.
Một ưu điểm mới từ hệ điều hành của Microsoft hoạt động tốt trên Yoga 2 Pro là chế độ đa nhiệm ở giao diện màn hình cảm ứng. Thử nghiệm cho máy chạy cùng lúc ba ứng dụng là Facebook, Skype và lướt web đều rất mượt và không gặp tình trạng "đơ" lần nào.
Cấu hình máy được thử nghiệm là vi xử lý Intel Core i5-4200U tốc độ 1,6 GHz, bộ nhớ RAM 4 GB, ổ cứng SSD dung lượng lên tới 128 GB, hệ điều hành Windows 8.1 bản 64 bit (hơi khác so với phiên bản bán chính thức tại Việt Nam).
Dù cấu hình thử nghiệm thấp hơn một chút so với bản bán chính thức nhưng hiệu năng sử dụng lại đem lại sự hài lòng tối đa. Với ổ SSD mới, máy có thể khởi động chỉ mất trung bình khoảng từ 7 đến 8 giây. Khởi động lại từ chế độ nghỉ chỉ khoảng 2 giây nhanh chóng.
2-3970-1387441027.jpg

Thử nghiệm với chương trình Crystal Disk Mark 3.0.1. Tốc độ đọc ghi của ổ cứng trên máy rất ấn tượng.
6-5075-1387441028.jpg

Khi sử dụng phần mềm HD Tune Pro, tốc độ trung bình đọc là 351 MB/giây, ấn tượng hơn nhiều mẫu ultrabook sử dụng ổ SSD năm ngoái với con số dùng ở mức 150 đến 250 MB/giây.
3-9059-1387441028.jpg

Thử nghiệm với chương trình Cinebench, máy có điểm OpenGL là 14,19 khung hình/giây và CPU là 2,4 điểm.
1-8995-1387441028.jpg

Thử nghiệm mở trình duyệt Chrome tải 10 trang web và cho tự động nạp lại sau mỗi 15 phút, mở thêm một trang nghe nhạc trực tuyến và cho phát lại liên tục, sử dụng tai nghe thay loa ngoài và để ở mức âm lượng 70% độ sáng 50% cho máy chạy đến khi còn khoảng 5% (tự tắt) pin là 5 tiếng 44 phút.
Trong khi đó, thử nghiệm cho máy chạy một bộ phim chuẩn HD 720p và cho phát lại liên tục cho đến khi máy tắt, tắt kết nối Wi-Fi, sử dụng tai nghe thay loa ngoài và để ở mức âm lượng 70% (âm thanh của chương trình Windows Media Player để mức 100%), độ sáng 50% cho máy chạy đến khi tự tắt (còn mức 5% pin) thì thời gian này đạt 5 tiếng 35 phút.
Thời lượng sử dụng pin của máy liên tục như vậy là rất ấn tượng. Với kết quả này, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng trong khoảng một ngày làm việc với độ sáng giảm đi một chút mà chỉ cần một lần sạc đầy.
Bài và ảnh: Tuấn Hưng(sohoa.net)
 
Back
Bên trên