Tại Sao Bếp Từ Không Nhận Nồi Nấu?

Ngọc Loan

Thành viên Nghiệp dư
Bếp từ ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện nay, trong quá trình sử dụng bếp từ có nhiều người gặp vấn đề bếp từ không nhận nồi nấu, điều này vừa gây hạn chế cho quá trình nấu nướng của bạn vừa cảnh báo việc bạn đã sử dụng sai phương pháp đối với chiếc bếp từ nhà mình.
Vậy dấu hiệu nào giúp cho bạn nhận biết vấn đề đang ở nồi nấu hay ở bếp nhà bạn, cùng mình tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Lựa chọn nồi nấu phù hợp cho bếp từ
Đầu tiên, với đặc thù cấu tạo của mình - bếp từ hoạt động theo nguyên lý làm nóng những vật liệu có thể dẫn điện vì vậy nguyên nhân chủ yếu cho việc bếp từ không nhận nồi nấu có lẽ là ở chiếc nồi nấu của bạn. Vậy nên khi gặp vấn đề bếp từ không nhận nồi nấu bạn nên kiểm tra lại cái nồi của mình xem nó có là vật liệu nhiễm từ không nhé.
Bếp từ được thiết kế có một cuộn dây sinh từ đặt dưới mặt bếp dưới tấm kính cách điện. Vì cuộn dây truyền nhiệt thông qua cả kính đến đáy nồi nhiễm từ vì vậy mà kính bếp từ cần phải là loại kính có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt (hiện nay Shott ceran của Đức đang là ứng cử viên sáng giá nhất). Tuy vậy khi sử dụng bạn cũng nên đặc biệt bảo vệ mặt kính, tránh những tác động mạnh từ bên ngoài để có thể sử dụng bếp bền lâu hơn. Mặc dù bếp từ làm nóng thông qua mặt kính nhưng ngoài vùng nấu ra thì những vị trí khác đều không hề nóng, điều này sẽ rất an toàn trong quá trình nấu nướng của bạn. Khi nấu nướng xong cũng vậy bạn có thể vệ sinh những vùng ngoài vùng nấu vì nó không hề bị nóng, còn vùng nấu bạn cần đợi nó nguội thì mới nên vệ sinh.
Bếp từ chỉ làm nóng khi có vật nhiễm từ đặt trên vùng nấu
Bếp từ hoạt động trên nguyên lý cảm ứng điện từ, chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng, bếp hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường trong cuộn dây và dòng điện. Trong quá trình lắp ráp bếp người ta đặt một cuộn dây dẫn điện dưới một tấm vật liệu cách điện, cách nhiệt (thường là sứ, mặt kính vì ngoài khả năng cách điện, cách nhiệt, nó còn có tính thẩm mỹ cao). Cơ chế hoạt động của bếp là khi cho dòng điện chạy qua, cuộn dây sẽ tạo ngay tức thời từ trường trong khoảng cách vài milimét trên bề mặt bếp. Như vậy khi đáy nồi làm bằng kim loại nhiễm từ nằm trong từ trường này thì sẽ sinh ra dòng điện và nóng lên, nấu chín thức ăn như đối với cách đun nấu thông thường.

Vì vậy tất cả những vật dụng đun nấu trên bếp từ cần có đáy bằng phẳng, nồi có chất liệu nhiễm từ (đặc biệt nên ưu tiên nồi inox), các loại nồi đồng hay nhôm cũng nhiễm từ nhưng hiệu suất đun nấu thấp vì nhiễm từ kém và đồng thời rất dễ gây ra hiện tượng mặt bếp quá nóng, bếp sẽ nhanh hỏng nếu sử dụng lâu dài. Khi bếp từ nhà bạn không nhận nồi nấu hãy nghĩ ngay đến nồi nấu nhà mình xem đã phải là nồi nấu có chất liệu phù hợp chưa nhé!

Thứ hai, khi bạn thấy rằng dụng cụ nấu nhà mình hoàn toàn phù hợp với bếp từ nhưng nồi vẫn gặp lỗi không nhận nồi, lúc này hãy quan sát đến vị trí đặt nồi của bạn xem nó đã chuẩn chưa. Thông thường khi bạn đặt nồi nấu quá lệch so với vị trí vùng nấu có thể bếp không nhận được nồi nấu và cảnh báo lỗi. Trường hợp khác cũng có thể xảy ra khi trong quá trình đun nấu bếp có sự rung động nhất định làm nồi nấu trượt đi dẫn đến việc bếp cảnh báo lỗi không nhận nồi. Như vậy bạn nên đặt nồi nấu đúng vị trí và chỉnh sửa vị trí nồi khi vô tình có sự dịch chuyển.
Nồi nấu có thể bị xô lệch vị trí
Cuối cùng, do phần cảm biến IC của thiết bị bị hư hỏng nên việc nhận diện nồi sẽ kém và thậm chí là không nhận nồi nấu. Những lúc phát hiện ra việc không nhận nồi không xuất phát từ dụng cụ nấu thì nên liên hệ ngay với nhân viên bảo hành, kỹ thuật để kiểm tra lại bếp của mình để đảm bảo quá trình sử dụng.
Nhờ đến nhân viên kỹ thuật nếu bếp từ không nhận nồi nấu mà không phải do nồi
Như vậy, với chia sẻ trên mong rằng bạn sẽ có những dấu hiệu nhận biết và khắc phục vấn đề bếp từ không nhận nồi nấu, đồng thời kịp thời xử lý.
 

Xem nhiều nhất

Back
Bên trên