Du lịch Nhật Ký Chuyến Đi Bộ Xuyên Việt - 68 Ngày Của Chú Trần Ngọc Công

Nga`y 61
22552709_910745855741087_241969171951694666_n.jpg
Rời Bến Tre với một túi quà đặc sản địa phương do một bạn trẻ mới quen trên Phuot luon tặng. Bạn đã chờ đợi đón lõng mình cả sáng giờ mới gặp và tặng mình dọc đường đi.
Chỉ một món quà nhỏ nhưng thấy lòng ấm áp lạ.Cảm ơn bạn,cảm ơn Bến Tre.

Trên đường tới bến phà Cổ Chiên phải qua một nhánh sông nhỏ .Theo Google map ,muốn qua con sông này thì phải đi qua một bến đò ngang .Nhưng khi tới điểm chỉ.Cây đa ,bến nước vẫn còn đó mà đò chẳng thấy đâu .Hỏi thăm nhóm thanh niên đang bốc xếp dừa lên xà lan thì được biết bến đò đã ngưng hoạt động từ lâu .Thay cho đò người ta đã bắc cầu qua nhưng cách bến này gần 3km.
Sông Cổ Chiên thật ra cũng là sông Tiền .Con sông Mê kong bắt nguồn từ Tây Tạng chảy qua 5 nước rồi vào Việt Nam với 2 nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu .
Sông Tiền chảy qua địa phận Vĩnh Long lại phân thành 3 nhánh xuôi về biển Đông : 3 nhánh này vẫn được đặt tên thành 3 con sông khác nhau.Đó là sông Mỹ Tho ranh giới giữa Tiền Giang và Bến Tre,sông Hàm Luông xẻ dọc đất Bến Tre và sông Cổ Chiên làn ranh giữa Bến Tre và Trà Vinh.Tuy là sông nhánh của Tiền Giang nhưng các con sông này cũng hùng vỹ chẳng kém sông mẹ .Bởi cửa biển các sông này rất thấp nên nước ở các kênh rạch của cả vùng cũng góp nước cộng tác làm nên sự mênh mang sông nước nơi đây.
Lên phà qua sông,lại một lần nữa như có sóng trong lòng .
Đa số khách qua phà chẳng mấy ai để ý mình nhưng mấy bà bán vé số chuyên nghiệp trên phà luôn đưa mắt dò xét .Họ sợ bị chiếm mất địa bàn làm ăn.Chỉ đến khi thấy mình rút Ipad trong balo ra lăng xăng lưu ảnh con sông ,bến nước ,họ mới thở phào nhẹ nhõm.
22554838_910742855741387_8182163410662116846_n.jpg
 
Nga`y 62

22780590_911136825701990_4451247209216135740_n.jpg
Cũng như Bến Tre,Trà Vinh cũng là tỉnh lần đầu mình đặt chân tới.Mảnh đất này thực sự mang đến cho mình nhiều cung bậc cảm xúc . Tâm trạng luôn đan xen ái ,ố,hỷ,nộ .Say đắm với cảnh sắc sông nước trùng trùng,trời đất mênh mang Buồn lòng vì chứng kiến gia cảnh nghèo khó của nhiều người dân nơi đây.Trầm trồ với kiến trúc của những ngôi chùa Khơ me vàng son rực rỡ và nhìn những hình ảnh đất đai bạc màu ,ruộng đồng khô cháy không khỏi giận hờn,xót xa.

Trước đây đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là vùng đất làm giả ăn thật .Ruộng đồng màu mỡ phì nhiêu đến độ người nông dân đến mùa chỉ việc rắc hạt giống ra đồng rồi khoanh tay chờ ngày thu hoạch.Vì là hạ lưu của sông Mê công chảy qua 6 nước nên nó là cái rốn tích tụ phù sa và cũng là bể chứa thuỷ hải sản của cả con sông những kỳ nước lũ.Nhiều người nói vui :ở đồng bằng Cửu Long,phải rẽ cá ra mới thấy nước.Nay qua đất Trà Vinh,tỉnh như một Cù lao kẹp giữa 2 con sông nổi tiếng là sông Tiền và sông Hậu lại thấy không phải vậy : Giữa cái rốn của nước vẫn hạn hán như thường.
Theo truyền thông sở dĩ các tỉnh ven biển như Trà Vinh và các tỉnh ven biển đồng bằng Cửu Long bị sa mạc hoá bởi tình trạng biến đổi khí hậu .Nước biển dâng phá huỷ đất đai,khí hậu nóng lên làm hoa trái mất mùa.Nhưng theo ý kiến cá nhân,phải chăng do mấy cái nước đầu sông vì lòng tham ,vì thiếu trách nhiệm : sống chết mặc bay,tiền thầy bỏ túi đã giăng thuỷ điện khắp dọc con sông chặn nguồn phù sa,chặn cả tôm cá xuống hạ lưu và nguy hiểm nhất việc thiếu hụt nước ở hạ lưu đã tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập phá huỷ đất canh tác của đồng bằng Cửu Long. Có nhiều nơi nước biển lấn sâu vào hàng km ,mặn hoá hàng ngàn hec ta ruộng vườn.
Đã thế việc các thương lái ta,thương lái tàu ép giá nông thuỷ sản cũng làm nghèo hoá người nông dân nơi đây.Dọc đường mình đã chứng kiến la liệt những đống dưa hấu bầy bán dọc đường vơi tấm biển : Dưa 3 ngàn /1 kg -10 ngàn 4 kg .Rẻ như cho vậy mà cũng chẳng mấy người mua.Người bán hàng ngồi buồn so như điệu lý sa mạc.
 
Nga`y 63
22780702_911615112320828_1692568720884680519_n.jpg
Lại một kỷ niệm khó quên trong cuộc hành trình chinh phục dải đất chữ S của mình .Tại thị trấn Cầu Quan,anh em trong hội 67 Trà Vinh tổ chức một buổi tiệc vừa là để gặp mặt vừa là kỷ niệm ngày sinh của mình . Sinh nhật ở một nơi xa lạ,giữa những người xa lạ nhưng lại rất thân thương ,ấm cúng như đang ở giữa người thân trong gia đình.

Đặc biệt có mặt của Ut M,một chàng trai vạm vỡ nhưng rất hiền và ít nói.Người mà tối hôm trước đã xin nghỉ một ngày phép để đón tiếp và đưa mình đi thăm thú khắp thành phố.Sáng nay dậy sớm lại tiếp tục đèo mình tới thăm địa danh nổi tiếng của Trà Vinh là Ao Bà Om và ngỏ ý muốn chở thẳng mình xuống Cầu Quan nhưng mình xin phép cuốc bộ tuân thủ phương châm "chỉ duy nhất đi bộ ,không đi xe dù chỉ 1 mét" .
Buổi tối sau khi đi làm về ,Ut M lại phi xuống Cầu Quan để cùng anh em hội 67 tổ chức sinh nhật mình .
Thật là vô cùng cảm động .Vì đường xá xa xôi ,không mang được quà Hà Nội tặng các bạn .Xin có bài thơ cũng là những lời tri ân tặng các bạn 67 Trà Vinh nói riêng và con người,mảnh đất Nam Bộ nói chung:
NGẪU HỨNG MIỀN TÂY
Nếu có điều buồn bã ở trong lòng.
Đừng ngần ngại hãy về với miền Tây.
Nơi có dòng sông Tiền ,sông Hậu.
Vỗ về lòng ta vơi hết nỗi buồn
Nếu có điều buồn bã ở trong lòng.
Thì hãy đến với xứ sở miền Tây.
Nghe ai hát những câu hò điệu Lý.
Cho con tim tan hết nỗi u sầu.
Nếu có điều buồn bã ở trong lòng
Hãy tìm gặp những con người miền Tây.
Cùng sủi tăm với những ly rượu đế.
Để đắng cay cạn hết tận đáy tim
 
Ngày 64
22814237_912033342279005_8790256986866171317_n.jpg
Phà Đại Ngãi qua sông Hậu nối 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.Sông Hậu tới diểm này bị chia làm hai nhánh bởi một bãi nổi khổng lồ mang tên cù lao Dung.Với diện tích gần 25.000 hecta và dân lên tới 65 ngàn nên nó được lập thành một huyện trực thuộc tỉnh Sóc trăng.Là một bãi bồi cửa biển nên vườn tược rất tươi tốt .Trong lòng cù lao rất nhiều kênh rạch nên tôm cá cũng nhiều .Không quá buồn cũng không quá náo nhiệt ,đây quả là nơi nghỉ dưỡng thích hợp với người dân thành phố.

Từ Cầu quan sang Cù lao Dung cũng phải mất 15 phút đi phà .Rồi từ bờ bắc sang bờ nam cù lao để lên phà đi tiếp phải cuốc bộ khoảng 20 phút nữa .Tới gần bến phà nam Cù lao Dung phà sắp rời bến nên mình phải chạy thục mạng.May kịp chuyến ,thở ra cả đằng tai.
Ngồi cạnh mình trên phà có một gã tuổi cũng xêm xêm như mình thấy mình nói giọng Bắc ,hắn quay sang bắt chuyện ,giọng xỏ xiên : " Ông ngoài Bắc vô đây,ông thấy người Nam thế nào.?" .Mình cảnh giác nhưng có sao nói vậy: "Ồ rất tốt.Người miền Nam rất rộng rãi phóng khoáng ,rất hiếu khách!" Gã kia nhếch miệng giọng miệt thị:"-Thế sao người Bắc không học được người Nam?" .Trong lòng hơi bực rồi cũng bịa ra câu truyện trả đũa : " Ông hỏi tôi giống hệt một câu hỏi của một ông Mỹ trắng hỏi một ông người Anh :"- Người Mỹ và người Anh có chung một nguồn gốc sao nước Mỹ rất cấp tiến mà nước Anh lại rất chi là bảo thủ vậy ?" Người Anh mặt phớt Ăng lê miệng trả lời tỉnh queo :" Trước kia khi Colombo chưa tìm ra Châu Mỹ .Nước Anh chúng tôi có 2 loại người .Một loại rất hung hăng được gọi là cấp tiến và loại kia bảo thủ ,nhút nhát ,yêu hoà bình.Kể từ khi Colombo phát hiện ra châu Mỹ .Toàn bộ những người cấp tiến ở nước tôi vượt đại dương sang Mỹ,giết hết người bản xứ ở đấy và lập nên nước Mỹ .Vậy nước Mỹ bây giờ toàn người cấp tiến còn nước Anh chỉ còn lại những người bảo thủ thôi!"
Thấy mình phản pháo,gã phân biệt vùng miền có vẻ hơi quê nhưng cố lắp bắp : " - Thì ông ở đây lâu mới hiểu sao nhiều người không ưa dân Bắc !" Mình liền bồi thêm :-" Nếu như ông không phải người Khơ me hay ngườu Hoa thì hãy tìm lại cội nguồn của mình đi .Tôi tin nếu tổ tiên ông không phải ở Nam Định hay Ninh Bình thì cũng là Nghệ An,Thanh Hoá .Và nếu một ngày nào đó do biến đổi khí hậu.Miền Nam hạn hán mất mùa hay quanh năm bão lũ tôi tin rằng họ sẽ không tiêu hoang mà dành dụm để khỏi lo chết đói như người Bắc thôi".
22729006_912033418945664_2562806470710271976_n.jpg

Miệng tuy nói vậy nhưng trong lòng mình vẫn cảm phục những đức tính của con người Nam Bộ chỉ trừ một số ít như ông này.
 
Ngày 65
Cũng giống như Trà Vinh,ở những vùng thôn quê Sóc Trăng nhà cửa cũng xập xệ lắm .Có rất nhiều nhà lợp lá dừa tạm bợ hoặc lợp tôn .Nông dân nơi này cũng có vẻ không được dư dả. Cũng có thể do làm ăn thất bát và cũng có thể người dân nơi đây theo tập tục của người Khơ me thích trữ vàng hơn là xây nhà Tất nhiên đây cũng chỉ là võ đoán cá nhân thôi .Còn về thực chất , theo thống kê ,Sóc Trăng là 1 trong 10 tỉnh nghèo nhất nước nên việc xây dựng kiến thiết nhà cửa cũng rất hạn chế.
Mặc dù nhà lá đơn sơ nhưng dân nơi đây lại rất chú tâm góp công,góp của kiến thiết để tạo nên những đền chùa miếu mạo vàng son rực rỡ và tổ chức những lễ hội hoành tráng làm say lòng khách thập phương .
22853335_912585492223790_3496675666530548191_n.jpg
Những ngôi chùa Dơi,Đất Sét hay Chén Kiểu mỗi năm thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước và lễ hội Óoc om bóc ,đua ghe Ngo , hội lễ cúng dừa,lễ Sene Đô ta.v.v...tưng bừng náo nhiệt hơn cả tết Nguyên Đán.

Thành phố Sóc Trăng tuy không lớn nhưng cũng rất đẹp .Nhà cửa gọn gàng,cửa hiệu ngay ngắn ,vui mắt ,đường xá sạch sẽ rợp bóng cây xanh .Công viên giữa lòng thành phố được đầu tư bài bản.Trong công viên có những đường cây thẳng tắp và bãi cỏ luống hoa được xén tỉa công phu . 12 con giáp được tạo hình bông sai rất kỳ công nằm rải rác đây đó.Đặc biệt trung tâm công viên có một chiếc hồ nhỏ xinh với cây cầu đá dẫn vào lầu thuỷ toạ và một vườn lan toả hương thơm ngát.Quả là một nơi dạo chơi lý tưởng cho người dân thành phố trong những ngày nghỉ cuối tuần hay dịp lễ tết.
22788639_912585382223801_8068059012114204339_n.jpg

.Giống như thành phố Trà Vinh,Sóc Trăng cũng có con sông đào thẳng tắp được kè đá,trồng bông chạy ngang qua trung tâm thành phố tạo nên cảnh trên bến dưới thuyền rất thanh bình.Nếu thong thả dạo bộ ven sông,qua những chiếc cầu nhỏ cong cong ,du khách có cảm tưởng như đang dạo trong thành Venise Việt Nam .
22730192_912585495557123_3106458974264672221_n.jpg

Buổi tối ,C.T.L.một thanh niên cao to dáng vẻ phong trần ,một thành viên trong nhóm 67 Sóc Trăng ,mặc dù đang rất bận vì quán cà phê mới khai trương cũng đã dành trọn buổi tối đưa bác đi chơi quanh thành phố và thưởng thức món bánh Pía nổi tiếng của Sóc Trăng.
 
Ngày 66​
22788766_913065415509131_8303090068141442225_n.jpg
Đi trên mảnh đất " các vị công tử" lại nhớ hồi vắt mũi chưa sạch thường há hốc mồm mỗi khi nghe cha kể các giai thoại về công tử Bạc Liêu.Nào là cuộc tỷ thí giữa công tử Bạc Liêu và công tử Mỹ Tho dùng tiền thay củi để nấu chín một nồi cháo đậu xanh.Cuối cùng công tử Mỹ Tho xót quá phải chấp nhận thua cuộc.Rồi còn chuyện ông công tử này là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng .Tuy mới học lái bập bõm nhưng cứ trèo lên lái bừa lạc cả sang đất Thái Lan bị cảnh sát Thái bắt phải chuộc cả trăm cây vàng mới được tha.
Ngông nhất là chuyện khi ngồi trong nhà hát ,bồ của công tử đánh rơi 1 xu ,ông không ngại ngần móc ví lấy ra mấy tờ bạc 100 Đông dương có giá trị gấp trăm lần đồng xu cô kia rơi rồi lần lượt đốt lên lấy ánh sáng để tìm bằng được đồng xu cho người đẹp.
Thật ra các công tử thời nay nhiều tiền hơn và ngông cũng chẳng kém .Họ cũng có máy bay riêng hay dàn xe khủng giá cả triệu USD. Họ cũng sẵn sàng tặng bồ những ngôi biệt thự,những viila đắt tiền ,nhưng nói về sự ngông không ai sánh kịp Trần Trinh Huy ,công tử đầu bảng của vùng đất công tử Bạc Liêu này,người đã đi vào giai thoại và trở thành truyền thuyết của cả nước từ hơn 100 năm nay.
Qua Bạc Liêu thăm nhà cũ công tử nghe kể về các giai thoại đã từng nghe, miệng không còn há hốc như hồi bé nữa nhưng lòng cũng thầm ước có được một góc gia sản của ông này thì hay biết bao!
Bạc Liêu cũng là cái nôi của đờn ca tài tử. Thăm hội trường nhà hát nón ba lá nằm kế công viên có cây đàn kìm cách điệu lại nhớ đến tài tử Cao Văn Lầu với bài ca Dạ cổ hoài lang nổi tiếng mà người miền Nam từ trẻ tới già ai cũng thuộc nằm lòng:
Từ là từ phu tướng
Bảo kiếm sắc phong lên đàng .
Vào ra luống trông tin chàng .
Năm canh mơ màng ,
Em luống trông tin chàng .
Ôi gan vàng quặn đau í a ...
Bạc Liêu cũng là xứ sở có nhiều món ngon .Ở mấy cái đô thành miền Tây này có rất nhiều người Hoa sinh sống .Họ là những người buôn bán giỏi và nấu ăn cũng rất sành điệu.
Vào một quán ăn,gọi một tô hoành thánh do đầu bếp Triều Châu chính cống nấu ,vừa ăn vừa nghĩ :

Trời đất này, con người này, âm thanh này,ẩm thực này sinh ra nhiều công tử là điều lẽ dĩ tất nhiên.
22852128_913065452175794_7576817286447454561_n.jpg
 
Ngày 67​
22815547_914004648748541_3209723943396280609_n.jpg
Đoạn đường từ Thành phố Bạc Liêu tới Thành phố Cà Mâu được làm dọc con kênh đào lớn nên không khí rất mát mẻ và trong lành .Cuốc bộ trên con đường này tinh thần rất phấn chấn .
Qua địa phận Giá Rai thấy mấy bà hàng rong bán những quả chuối khổng lồ lớn và dài gần bằng cẳng tay.Mua 10 ngàn 1 quả ăn thử thấy nhàn nhạt ,nhờ nhợ không ngon lắm.Cố lắm cũng chỉ ăn được nửa quả .Khát nước ,thấy một bà già người Khơ me đang ngồi bán nước lạnh đựng trong hộp xốp vệ đường tạt vào hỏi mua.Bà già thấy mình xuất hiện liền hốt hoảng 1 tay giữ chặt nắp hộp ,tay kia xua xua,miệng la oai oải ,": -Không bán ,không có gì đâu ,ông xuống phía dưới kia mà mua!tôi hết hàng rồi"" .Thật tức cười chính mắt mình vừa nhìn thấy bà ta vừa xong còn bỏ thêm vài chai nước vào hộp giờ lại từ chối không bán nước cho mình,thấy tự ái ghê.
22885825_914004688748537_3499491061968471641_n.jpg
Đi xuống dưới một đoạn ,vào chỗ có cô bé vừa mua nước vừa hỏi : - Này cháu ,cho bác hỏi ở khúc trên kia có bà Khơ me khi bác hỏi mua nước bà ta cứ xua đuổi không bán là sao?Hay bà ta không muốn bán hàng cho người Kinh ,chỉ bán cho người Khơ me thôi?" Cô bé cũng ngạc nghiên chẳng kém gì mình : "- Sao lại thế? Chắc sao chớ ở đây khách nào cũng bán mà có phân biệt kinh ,Khơ me gì đâu? Hay là bả tưởng..." Cô bé đưa mắt nhìn mình rồi bỏ lửng câu nói .Mình chợt hiểu ra vấn đề .Chắc cô bé định nói : -Trông bác giống ông khùng ,bà già sợ bác vô cướp hàng của bả nên đuổi khéo bác đi!-cũng khá khen thay cô bé này tuy nhỏ tuổi nhưng xử sự cũng rất tế nhị .
Cũng ở đoạn này xảy ra tình huống chết cười .Tại một khúc quẹo vào xóm lúc mình ngang qua thấy một cô bé chừng 11,12 tuổi đang ra sức kéo một ông già đang nằm sấp mặt xuống đất dậy .Ông già đạp xe đi nhậu về tới đây thì quắc cần câu ngã quay cu lơ.Cô bé vừa kéo ông dậy miệng mếu máo :" - Nội ơi ,nội sao hông ? Nội dậy đi nội à!".Nhưng sức cô bé có hạn cố kéo cũng chỉ làm ông nhúc nhích chut xíu.
Thấy vậy mình liền tới giúp cô bé xốc ông cụ vào chỗ bóng râm.
Nói là ông cụ nhưng khi đỡ cụ dậy có cảm tưởng " cụ" này còn ít tuổi hơn mình.
Sau khi uống nước trong chai mình đưa ,"cụ" đưa cặp mắt vô hồn ngó đăm đăm vào mình rồi lè nhè:- " Mày là thằng nào dậy ?" .Cháu nội cụ vội nói đỡ :"- Nội à,ông này là người qua đường thấy nội ngã ổng xuống đỡ nội dậy mà nội!" Mình cũng tiếp lời cháu bé :'" -Dạ ,tôi thấy ông ngã đỡ ông dậy thôi, ông uống nhiều nước vào cho tỉnh rồi về nhà mà nghỉ ngơi" Đưa cặp mắt cá ươn ngó mình lượt nữa rồi "cụ" thản nhiên :"Con tốt quá,con phải người Hà tĩnh không? Nội cũng người gốc Hà Tĩnh mà.Con cứ ở đây nội làm mai cho con ,chị con bé này năm nay 17 rồi ,nó đẹp lắm .Mày tốt lắm ,mày ở đây làm rể nội,mày nhậu với nội.... " .Cô bé con cuống quýt : " Nội ,nội ,ông nay già bằng nội rồi nội nói dậy ổng giận nội sao? " Tôi nhìn cô bé cười rồi nói nhỏ với bé : Kệ nội,nội say mà biết gì .Lát nội hết say cháu đưa nội về ,còn nếu không đỡ cháu về gọi người lớn ra cho nội về ,giờ bác phải đi rồi" .
Rời hai ông cháu thấy hơi tiếc tỏm : Giá mà bây giờ mình mơi 20 thì Giá rai đã có thêm một thằng rể gốc bắc rồi.
22815481_914004655415207_6343276807197750669_n.jpg
 
Ngày 68
23032507_916384848510521_1992852692184129409_n.jpg
Khi bước những chân đầu tiên lên mảnh đất cuối cùng của tổ quốc, lòng mình cũng thấy rưng rưng.Lạ thật , cũng là đất Việt Nam,trời Việt Nam . Không kể như mình mà bất cứ con dân đất Việt khắp mọi miền tổ quốc khi tới Cà Mâu cũng đều có tâm trạng nao lòng như vậy. Bởi đây là mảnh đất rất đỗi thiêng liêng .
Về mặt địa lý đó là mảnh đất nằm ở vị trí cuối cùng của của tổ quốc.Về lịch sử nó là mảnh đất sinh sau đẻ muộn nhất và là mảnh đất dược chinh phục cuối cùng trong quá trình 4000 năm dựng nước của người Việt Nam.Về tâm linh nó chính là đứa con sinh ra sau rốt ,là đưa con út của mẹ Việt Nam .Bởi những lẽ đó Cà Mâu luôn giành được sự thương yêu ,trìu mến trong tâm hồn người Việt.
Nhà thơ Xuân Diệu có lẽ chưa một lần đặt chân lên mảnh đất này nhưng trong con tim đa tình của thi sỹ, hình ảnh Mũi Cà Mâu hiện ra thật thiêng liêng ,đằm thắm:
Mũi Cà Mau: Mỏm đất tươi non
Mấy năm trời lấn luôn ra biển
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn
Lắng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Lạ thay tình với đất quê hương
Chưa thấy chưa thăm mà đã nhớ
Ai hay mỏm đất mấy năm trường
Đêm ngủ hồn tôi bay tới đó.....
(Trích bài thơ Mũi Cà Mâu- Xuân Diệu)
Riêng đối với mình,Cà Mâu thêm một ý nghĩa nữa ,đó là điểm kết thúc hành trình 76 ngày đêm đi bộ từ điểm đầu tới điểm cuối của đất nước,thoả mãn hoài bão từ thời tấm bé : Chinh phục dải đất chữ S bằng việc đi bộ từ Mục Nam quan tới Mũi Cà Mâu.
Tại cột cây số O thành phố Cà Mâu,một tốp các bạn trẻ trong hội phượt Cà Mâu đã chờ sẵn để đón rước mình bằng thái độ nhiệt thành và trọng thị.
Tuy chưa là đích cuối của hành trình nhưng cột cây số 0 này cũng gây xúc động mạnh .Nó tựa như ngọn hải đăng báo hiệu con tàu sắp cập bến .Như ngôi sao mai xuất hiện trước khi mặt trời mọc .Lòng thấy vui như trẻ thơ.
Sau khi cùng mấy bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm tại cột cây số này ,mình ngỏ ý muốn tìm một khách sạn tắm rửa qua loa trước khi tới giao lưu cùng các bạn trẻ đang chờ đón mình tại quán cà phê Biker ,nơi được coi là câu lạc bộ của hội phượt.Một bạn lên tiếng: "-Dạ, thôi khỏi tắm rửa bác. Tụi con dân phượt coi mồ hôi là nước hoa mà hổng có sao đâu bác,mới lại bọn con tập trung chờ bác từ trưa tới giờ ,tụi con có nhiệm vụ tới đón bác và các bạn đã bố trí chỗ ăn nghỉ cho bác rồi .Lát giao lưu xong bác về tắm rửa,nghỉ ngơi rồi đi ăn với chúng con."
23031694_916384905177182_4479290127400566016_n.jpg

Tới quán,mọi người ùa ra chào đón mình ,ríu ra ríu rít ,tranh nhau chụp ảnh làm mình có cảm tưởng như một "sao".Tuy không có thói quen hãnh diện nhưng lòng thấy rất vui.
N.K ,chủ của câu lạc bộ này ,có vẻ là thủ lĩnh của hội ,một ca sỹ trẻ đẹp đồng thời cũng là tay chơi mô tô phân khối lớn có hạng thay mặt anh em trong hội chúc mừng chuyến đi của mình đã gần chạm đích và bày tỏ lòng lòng ngưỡng mộ :"- Tụi chúng con cũng tiếp nhiều các bạn xuyên Việt nhưng đa số là bằng xe máy ,đôi khi có bạn đạp xe đạp .Nhưng đặc biệt lần này được tiếp bác vừa là người chỉ đi bộ vừa là người nhiều tuổi nhất nên được hội kiến bác ,chúng con rất vinh dự ."
Được hoà đồng với các bạn phượt Cà Mâu,không những quên hết mọi nhọc mệt mà còn quên luôn tuổi tác.
Sáng hôm sau ,rời thành phố Cà Mâu về đất mũi .Những tứ thơ của thi sỹ Xuân Diệu lai văng vẳng trong tim:
......
Ở đầu sóng gió, mỏm non sông
Như ngực anh hùng Lý Tự Trọng
Cao hơn sóng gió một Thành Đồng
Đây chốn đi về, nơi ước hẹn
Tổ quốc tôi như một con tàu
Đêm ngày tôi nhớ mũi Cà Mau
Như dòng máu khỏe thắm đầu tay
Như ở đầu cây dòng nhựa trút.
Như sức cung dồn ở mũi tên
Như sức bút ở đầu ngọn bút:
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng - mũi Cà Mau...
23131993_916382908510715_5892761814856223708_n.jpg
 
Back
Bên trên