Mẹo hay “phù Phép” Cho Những Gian Bếp Nhỏ

Hoang Huy

Thành viên Nghiệp dư
Đừng vội phiền lòng nếu bạn đang sở hữu một không gian bếp hẹp. Chỉ cần chút khéo léo và sáng tạo, góc nhỏ xinh ấy sẽ trở thành không gian mơ ước và là niềm cảm hứng bất tận của các bà nội trợ.
35ba3fc46b060410ff5e07394cb7a033


Không đơn thuần là nơi nấu nướng, phòng bếp được xem như trái tim thắp lửa hạnh phúc của ngôi nhà. Bởi vậy, bên cạnh yếu tố công năng hiện đại và tiện ích, thiết kế bếp là một trong những ưu tiên hàng đầu. Nét đẹp của căn bếp không bị giới hạn trong những số đo diện tích, mà phụ thuộc vào bàn tay khéo léo và sức sáng tạo của người dùng. Trong cuộc thi “Ý tưởng cho căn bếp hiện đại” do công ty LG Electronic Việt Nam và báo điện tử Vnexpress đồng tổ chức vừa qua, có rất nhiều ý tưởng thiết kế dành riêng cho các không gian bếp nhỏ.

Bếp chữ I đa năng
Với những gian bếp có chiều ngang khiêm tốn nhưng lại “phát triển” chiều dài, bếp chữ I là một trong những sự lựa chọn hàng đầu. Mẫu thiết kế tối giản nhưng đầy đủ chức năng của tác giả Nguyễn Văn Giang với bồn rửa, bếp, tủ lạnh được bố trí thẳng hàng với nhau. Cách sắp xếp này vừa giúp tiết kiệm không gian, vừa hỗ trợ đắc lực để chị em nấu nướng tiện lợi và không bị cản trở.
bep-2.jpg

Thiết kế bếp chữ I tạo không gian thoáng đãng và thoải mái. Hệ thống tủ bếp thông minh giúp cất gọn tất cả đồ dùng nhà bếp hạn chế tối đa diện tích thừa
Đảo bếp nhỏ xinh
ban-dao-bep-hien-dai-10-1024x683.jpg

Những đảo bếp nhỏ được thiết kế khéo léo như một “ốc đảo” riêng rộng rãi cho các bà nội trợ thoả sức phô diễn tài năng. Trong thiết kế bếp của tác giả Trần Lê Duy Khánh, ngoài chức năng làm “đường biên” ngăn cách khu vực bếp với các không gian khác, đảo bếp còn là nơi trưng bày những món ăn nóng hổi, thức uống mát lạnh hay các món tráng miệng ngọt ngào. Các ngăn tủ cong lưu trữ thực phẩm và đồ gia dụng được gia chủ lồng ghép dưới bề mặt đảo, gia tăng diện tích sử dụng bếp cho những nhu cầu thiết yếu khác.

Thiết kế phá cách

Thay vì bó hẹp trong những thiết kế theo quy chuẩn thông thường, một chút điểm nhấn nghệ thuật sẽ giúp cho căn bếp trở nên mềm mại, quyến rũ và đầy cảm hứng. Tận dụng bức tường, đèn trần, kệ gỗ…các chi tiết được nhấn nhá sẽ tạo nên nét sống động cho góc bếp gò bó. Và rồi, chẳng cần không gian rộng, gia chủ vẫn được “dạo chơi” trong sự sáng tạo phá cách của chính mình.
Trong tác phẩm của nhà thiết kế Phạm Thanh Bình, gian bếp tân cổ điển ghi dấu ấn bằng những mặt phẳng của trần, nền gạch caro chuyển màu bắt mắt cùng các món đồ nội thất gỗ kết hợp với phụ kiện kim loại mang tới sự cộng hưởng hoàn hảo. Chất liệu cổ truyền đặt cạnh tông màu ánh kim là điểm nhấn nối liền câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” trong phong cách kiến trúc hiện đại.
Phối màu đồng nhất
Không thể phủ nhận màu sắc là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thông thoáng cho không gian nấu nướng vốn chật chội và bí bách. Lựa chọn những gam màu sáng đặc trưng như trắng, bạc, thêm một vài sắc chấm phá màu đồng nhất giữa bàn ghế và ốp tường sẽ nhân đôi diện tích, giúp căn bếp trở nên tràn đầy sức sống, năng động và thể hiện cá tính của gia chủ hơn.
Nội thất kim loại
Được xem là xu hướng thiết kế nổi bật nhất trong những năm gần đây, nội thất kim loại được các nhà thiết kế ưu tiên sử dụng trong nhà bếp thông qua những đồ gia dụng như một điểm nhấn hoàn hảo. Sự xuất hiện của những chiếc tủ lạnh mặt thép với gam màu trung tính dễ dàng hoà hợp trong mọi phong cách kiến trúc. LG đi đầu trong thiết kế tối giản đề cao nét quyến rũ, tránh những yếu tố rườm rà gây cản trở trong không gian bếp vốn nhỏ hẹp.
 

Xem nhiều nhất

Back
Bên trên