Đánh Giá Lapop Ultrabooks K551: Ấn Tượng Vga Rời

avi

Thành viên mới
Xu hướng laptop mỏng nhẹ ngày càng chiếm lĩnh thị trường do nhu cầu di dộng ngày càng cao của người sử dụng. Asus tiếp tục cho ra đời mẫu Ultrabooks K551 là phiên bản nâng của mẫu Vivobook S550 về cấu hình. Nhưng lại được xếp trong dòng K, có lẽ đây là một bước tiến của Asus trong việc định hình lại các dòng sản phẩm của mình.

Mẫu laptop aviSHOP thực hiện review hôm nay có cấu hình khá tốt:
CPU: Intel Core i5 - 4200U Processor up to 2.60Ghz

Ram: 4GB DDR3/1600

HDD: SSD 24GB & 500GB 5400 rpm SATA

VGA: NVIDIA® GeForce® GT 740M 2GB DDR3

Màn hình: 15,6 HD (1366x768) Color Shine (LED backlight)
Bấm để mở rộng...

Vỏ hộp dùng chung vỏ hộp với dòng Vivobook.

11990261333_322d2cd14b_o.jpg


Phụ kiện đi kèm gồm có Adapter dạng mới, sổ bảo hành, sách hướng dẫn, đĩa Driver, vải lau màn hình.

11990261223_0621cf3c56_o.jpg


Ấn tượng ban đầu của tôi khi cầm chiếc K551 lên đó là thiết kế thanh lịch, kết hợp với thân máy màu xám, bên trong màu bạc và mặt trước là nhôm xước khá quen thuộc. Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng bề mặt này vô cùng bán vân tay nhưng thực tế lại không hề để lại dấu vân tay như các mẫu trước đây.

Vỏ máy

Máy được thiết kế theo mẫu S550 trước đây, toàn bộ mặt trên và phần nghỉ tay được phủ một lớp nhôm mát lạnh. Mặt trên là lớp nhôm xước khá đẹp trong khi phần kê tay là nhôm nhám, cả hai phần này đều được thiết kế mới chống bám vân tay rất tốt. Tuy nhiên mặt trên hơi ọp ẹp, khi ấn tay vào thì hơi lõm xuống, cảm giác không được chắc chắn.

11990779426_4498bd846d_o.jpg


Đáy máy là lớp nhựa liền mạch, sử dụng pin liền trong máy. Vì chỉ sử dụng một tấm nhựa ở đáy máy nên chắc chắn việc nâng cấp Ram hay HDD sẽ không được thuận lợi.

11990260243_f5cbb840ba_o.jpg

Cổng kết nối

Thiết kế theo xu hướng Ultrabooks nên các kết nối của K551 khá cơ bản bao gồm:

11989967005_3a634b0f07_o.jpg

Cạnh phải là ổ quang, 1 cổng USB 2.0 Power Share, khe đọc thẻ SD và giắc cắm tai nghe/mic
Cạnh trái là 2 cổng USB 3.0, HDMI, cổng mạng RJ-45, cổng sạc và lỗ khóa Kensington.
Cạnh trước có dãy đèn led trạng thái. Cạnh sau hoàn toàn không có kết nối gì.

Bàn phím và touchpad

Sử dụng bàn phím chiclet có độ nảy tốt, hành trình phím dài cùng cụm phím điều hướng lớn giúp việc typing dễ dàng và thoải mái hơn, tránh tình trạng gõ sai. So với mẫu Dell latitude 3540 mà tôi vừa hoàn thành thì bàn phím của K551 khá tốt, với nhu cầu phải typing nhiều cũng không khiến người sử dụng khó chịu.

11990779316_a657b58040_o.jpg

11990346924_9a87f19700_o.jpg

Touchpad khá lớn, có viền kim loại khá đẹp. Tuy nhiên bề mặt lại khá trơn, ít độ nhám nên việc thao tác có thể sẽ hơi khó khăn một chút, sử dụng nút chuột ẩn.

11990780296_39e2dbab0b_o.jpg

Màn hình

K551 sử dụng màn hình 15.6 gương độ phân giải 1366x768 pixels cho màu sắc hiển thị rất tốt nhưng lại bị lỗi cố hữu của dòng màn hình này là độ phản chiếu cao nên khi sử dụng dưới luồng sáng mạnh sẽ khá khó khăn. Sử dụng panel TN cho góc nhìn không được tốt, nếu trên các mẫu laptop sử dụng màn hình chống chói thì panel TN vẫn cho góc nhìn chấp nhận được, khoảng 120* nhưng màn gương đã làm góc nhìn tiếp tục giảm xuống khá thấp.

Với nhược điểm cố hữu của màn gương thì mẫu laptop này thuận tiện trong sử dụng văn phòng tốt hơn là đối với các bạn sinh viên phải di chuyển nơi sử dụng nhiều.

11990348024_9586d3620d_o.jpg

Ngoài ra thì độ sáng màn hình cũng không cao, thử nghiệm dưới luồng sáng mạnh ngoài trời, độ sáng màn hình 100% hiển thị hơi khó nhìn.

Ổ cứng
Là phiên bản có kèm ổ SSD đệm cache, cho tốc độ truy xuất khá. Sử dụng ổ cứng chính là HGST một nhánh của WD kết hợp với Hitachi.

Đây là kết quả test HDD cùng SSD cache.

11989967185_381d2ef9b3_o.png

Loa
Loa khá, chất lượng trung bình, theo đánh giá của tôi là chỉ đủ để sử dụng nghe nhạc thông thường, đơn giản.
Pin
Sử dụng pin liền 3 cell Li-Polymer 50Wh cho thời lượng pin rất tốt, thử nghiệm độ sáng 50%, bật wifi nghe nhạc được khoảng 4h thì pin còn 10%.

11990346814_276c33c0fe_o.jpg

Thiết kế bên trong
Bo mạch khá nhỏ do phải nhồi nhét quá nhiều linh kiện.
11990261203_aee0770b16_c.jpg

Khe thoát nhiệt hướng lên phía màn hình, hai khe Ram được bọc bởi một miếng nhôm giúp tản nhiệt tốt hơn. Sử dụng ổ SSD 24Gb Half-size Sandisk chất lượng khá tốt.
11990347954_4e0ce95d58_c.jpg

Hiệu năng, nhiệt độ và độ ồn
Máy hoạt động khá mát và yên tĩnh, test trong điều kiện nhiệt độ phòng khoảng 22-23*C
Nhiệt độ idle khá mát, chỉ khoảng hơn 34*C

11990778336_c977fdf22a_o.png
Full load 50 phút nhiệt độ CPU lên khoảng 70*C, đối với dòng Ultrabooks thì nhiệt độ này có thể nói là chấp nhận được

11990778346_ef06eddd05_c.jpg

Test nhiệt độ GPU trong điều kiện như trên cũng thấy nhiệt độ rất tốt, chỉ khoảng 60*C full load.

11990779626_f2b73c41e5_o.gif
11990259663_1018ca4a78_o.png

Sau đây là benchmark một số game có sẵn, với số điểm như trên thì việc chơi các game online không quá khó khăn, các game offline nhẹ vẫn có thể đáp ứng tốt ở các mức med setting độ phân giải 1280x720.

11989966635_43f5537e7c_c.jpg

11990780676_d5a6124963_c.jpg

11990260043_e85d76b021_c.jpg

11990780316_a2f5724a64_c.jpg

11990258863_9ed4fb06db_c.jpg
Dùng VGA rời tuy nhiên lại chỉ là GT740M nên hiệu năng chơi game không được cao, tuy nhiên với các mức setting high thì vẫn đáp ứng được khá tốt.

Kết
Asus K551LB theo đánh giá là một chiếc laptop rất tốt, với thiết kế thanh lịch đơn giản thừa hưởng từ người anh là Vivibook S550. Máy có thời lượng pin khá mặc dù sử dụng VGA rời nhưng vẫn đảm bảo duy trì được nhu cầu sử dụng 3-4h một ngày.

Điểm mạnh
- Thiết kế thanh lịch, vỏ nhôm sang trọng.
- Màn hình hiển thị khá đẹp, độ tương phản cao
- Thời lượng pin ấn tượng với VGA rời
- Bàn phím tốt, touchpad lớn.
- Máy hoạt động mát mẻ

Điểm yếu:
- Màn hình gương kèm theo là độ sáng thấp khó sử dụng dưới ánh sáng mạnh.
- Nắp trên hơi ọp ẹp làm mất cảm giác máy cứng cáp.
- Có VGA rời nhưng hiệu năng không được như mong muốn.
 
Back
Bên trên