Ý nghĩa Nguy Hiểm Từ Khăn Lạnh

titmit

Moderator
Thành viên BQT
Những chiếc khăn được bọc trong túi nylon trắng muốt, mát lạnh, thơm nức trở nên quen thuộc, không thể thiếu với người dùng tại các hàng quán. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, khăn lạnh còn tiềm ẩn vô số bệnh tật nguy hiểm.

Một ngày, có biết bao chiếc khăn lạnh được sử dụng trên bàn ăn. Đa phần khách dùng khăn để lau mặt, lau cổ còn lại thì chỉ dùng để chùi miệng và lau tay, lau giầy. Điều mà người dùng không ngờ là từ chính chiếc khăn đó lại được tái sử dụng cho lần sau.

tai_che_khan_lanh.jpg

Tái chế khăn lạnh (Ảnh tinternet)
Công nghệ tái chế khăn lạnh
Khăn lạnh giờ được sử dụng hầu hết các quán bia, quán ăn, nhà hàng.... Sở dĩ khăn lạnh được ưa chuộng hơn khăn giấy bởi sản phẩm không chỉ tiện lợi, sạch sẽ, thơm tho, trắng tinh trông bắt mắt và an toàn. Người thì dùng lau mặt, lau miệng rồi lau tay thậm chí lau giầy thậm chí lau ghế ngồi...

Theo khảo sát của PV ở hầu hết quán ăn trên địa bàn Hà Nội đặc biệt là các quán bia hơi đều sử dụng khăn ướt lạnh để phục vụ thượng đế. Tại một quán bia trên phố Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội, khách vào quán đầu tiên trước khi gọi món là được sử dụng khăn ướt để giải nhiệt. Những chiếc khăn được bao gói bằng túi nilon, trắng muốt, thơm tho có ghi dòng chữ “khăn chỉ dùng 1 lần”.

Giá của mỗi chiếc khăn lạnh dao động từ 3.000 – 5.000 đồng/chiếc, vừa tiện lợi, dễ sử dụng. Điều mà người dùng không ngờ tới đó là chiếc khăn lạnh sau khi được lau ti tỉ thứ lại được quay vòng, vài ngày sau lại chễm chệ trên bàn ăn phục vụ thượng đế.

Theo tiết lộ của một nữ nhân viên phục vụ tại một nhà hàng tại đường Giải Phóng cho biết: "Khăn ăn khách hàng sử dụng xong bao giờ cũng được chất đống một chỗ, hôm sau sẽ có người đi gom về để "tái sản xuất". Thông thường, sau một, hai ngày, các cơ sở làm khăn sẽ cho người đi thu gom tất cả khăn đã dùng về, rồi "tái sản xuất" để "tái sử dụng" lại".

Cũng theo nhân viên nữ cho biết, những chiếc khăn lạnh cáu bẩn được vứt dồn thành đống rồi ngâm trong những chiếc chậu thật to pha chút xà phòng mua theo can loại giá rẻ. Với những chiếc khăn quá bẩn và dính nhiều vêt ố họ sẽ cho riêng vào chậu thuốc tẩy cực mạnh để ngâm. Sau công đoạn tẩy trắng số khăn này sẽ được giũ qua bằng vài lượt nước. Công đoạn cuối cùng của việc tái chế là trộn chúng với một ít nước tạo mùi thơm và đóng gói lại rồi cất vào tủ làm lạnh.

khan_lanh_4.jpg

Khăn lạnh tái chế tiềm ẩn nhiều bệnh ngoài da nguy hiểm
Ổ bệnh từ khăn lạnh mà ra
Vì qua tay rất nhiều người, lại được giặt không sạch và luôn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khăn lạnh là môi trường nuôi vi khuẩn rất tốt. Thêm vào đó, các hàng quán thường gom khăn ăn bẩn lại rồi để đấy, các loại thức ăn, men bia rượu trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.

Để tái sử dụng những chiếc khăn lạnh, các cửa hàng dùng thủ thuật tắm trắng khăn, tận dụng hóa chất, chất tẩy rửa, nước xả vải miễn làm sao cho khăn lạnh thật trắng, thật thơm.

Chuyên gia Y tế cảnh báo, khi dùng hóa chất để giặt tẩy khăn bẩn đã qua sử dụng thành khăn lạnh trắng muốt, được ướp lạnh trong môi trường độc hại rất dễ gây bệnh. Việc dùng những chiếc khăn lạnh kém vệ sinh, lau lên người sẽ mắc những bệnh về da như: ngứa da, đỏ da, mỏng da …và sẽ phát sinh một số bệnh như: viêm mắt, bệnh mắt đỏ, chứng lở rộp môi do vi khuẩn virus herpes.

Thêm nữa, khăn lạnh sau khi qua tay nhiều người cộng thêm môi trường ẩm ướt với vô số thức ăn và bụi bẩn chính là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh ngoài da như lang ben, hắc lào,eczema và các loại bệnh hô hấp trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Trong khi đó, bột giặt thông thường không thể diệt được những loại nấm vẫn thường xuyên lưu hành trên khăn như hắc lào, tổ đỉa, lang ben hay các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp…

Có thể khẳng định rằng, ẩn trong những chiếc khăn lạnh trắng tinh ấy là hàng loạt các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho da và vô số căn bệnh truyền nhiễm khác. Do đó, người dùng nên thận trọng khi sử dụng các loại khăn lạnh hiện nay, tránh tình trạng tiền mất, tật mang.

Nguồn Vietq
 
Back
Bên trên