HDD SSD OCZ Vertex 4

hoanganh

Thành viên Nghiệp dư
Thành viên BQT
SSD OCZ Vertex 4
Usain Bolt tốc độ vượt trội của làng SSD!
Tôi biết đến OCZ từ thời tập tọe tìm hiểu về ép xung máy tính, khi đó họ đang là hãng sản xuất bộ nhớ RAM DDR2 khá danh tiếng với những kit RAM chiến được nhiều OCER khuyên dùng. Sản phẩm của họ vẫn rất nổi trội tới hết thời kỳ nở rộ của DDR3 với dòng bo mạch chủ P55/X58, tuy nhiên thời điểm này ở Việt Nam không được bán rộng rãi nữa.
Thời điểm này “Ổ cứng thể rắn – SSD” bắt đầu xuất hiện mở ra một chân trời mới về tốc độ nhưng giá thành quá cao khiến không phải ai cũng có thể sở hữu được. OCZ đã có một bước ngoặt rất lớn khi quyết định không tập trung vào sản xuất bộ nhớ DDR3 nữa mà chuyển sang hoàn toàn làm SSD.
SSD đầu tiên chúng tôi sử dụng từ năm 2009 là của OCZ ship từ US về và trùng hợp là gần đây chúng tôi nhận được một SSD OCZ được phân phối tại Việt Nam. OCZ SSD đang kết hợp với dòng Mainboard MSI Z77 làm chương trình khuyến mại của họ nên chúng tôi nhận được sản phẩm này, tranh thủ test thử xem kết quả ra sao.

OCZ-SSD.png
OCZ Vertex 4 dung lượng 128GB, Vertex 4 có một sự thay đổi lớn nhằm nâng cấp tốc độđó là sử dụngControllerInfusedTM Everest 2 thay vì SandForce SF-2281 như ở Vertex 3. Tham khảo thông số kỹ thuật thì ổ SSD dung lượng 128GB/ 256GB/ 512GB có thông số tốt hơn rất nhiều so với 64GB cho nên trường hợp bạn đọc mua SSD cũng nên chú ý điều này: muốn có SSD tốc độ tốt nhất thì phải cố gắng mua dung lượng 120GB trở lên ^^ 
Spec.jpg
2. Hình ảnh sản phẩm:
SSD xuất hiện với nhiều hình thức kích thước 1.8”, 2.5”, 3.5”, SSD m-SATA, SSD PCI-E nhưng phổ biến nhất vẫn là SSD 2.5” kích thước như ổ cứng máy laptop, sử dụng chuẩn giao tiếp Sata mà bất cứ bo mạch chủ nào hiện nay cho desktop đều có.

Vertex 4 được đóng gói trong hộp giấy tông đen nhìn cho cao cấp, trên hộp in một số công nghệ và tính năng:
• High Performance Design
• Sata III 6Gbps
• MLC Flash Memory
• Trim Support
• 3.5” Adapter
• Indilinx Inused​
Vertex4-07.jpg
Vertex4-08.jpg
Bên trong còn một hộp đệm mút nữa bao bọc bảo vệ cẩn thận cho con SSD, còn mấy cái giấy bóng bọc vào nữa nhưng … tôi vứt đi rồi
Vertex4-05.jpg
Tất cả những gì bạn sẽ sử dụng sẽ là những thứ này: SSD, khay chuyển để lắp vào khay ổ cứng 3.5” nếu vỏ case chưa hỗ trợ, 8 con ốc vít metal.
Vertex4-06.jpg
Vertex 4 theo cảm nhận của tôi thì build rất chắc chắn, cầm nặng hơn một số SSD khác mà tôi từng dùng qua.
Vertex4-01.jpg
Có lẽ là tại lớp vỏ này nhìn như nhôm xước này khiến Vertex 4 cầm nặng hơn cũng chắc chắn hơn. Có hai lưu ý khi sử dụng SSD đó là không được ném và không được ấn vào giữa ổ - thông tin này làm tôi nhớ đế một vụ khá buồn cười ở công ty một anh bạn thời trước, nôm na là có mang một SSD đi demo có phần quảng cáo là rơi không sợ hỏng như ổ cứng cơ, mọi người vote ném thử xem có hỏng không, quyết định ném thử, kết quả cắm vào không lên luôn ^^
Vertex4-02.jpg
OCZ Vertex 4 sử dụng giao tiếp Sata III 6Gbps, ổ chuẩn kích thước 2.5” nhỏ gọn nên sử dụng được cả cho Desktop hay Laptop.
Vertex4-03.jpg
Chân ốc kết nối với case, chú ý là bên trong rỗng tới bo mạch nên không được chọc cái gì vào sâu bên trong.
Vertex4-04.jpg
3. Kiểm tra tốc độ
Quá trình test như sau:
• Chúng tôi sử dụng luôn OCZ Vertex 4 để cài hệ điều hành.
• SSD cắm vào cổng Sata III do chipset Z77 cấp.
• Bios của main bật sẵn AHCI
• Cài Win7 xong, chỉ cài driver, phần mềm test.
• Benchmark lần lượt các phần mềm.​
Cấu hình test:
• SSD OCZ VERTEX 4 128GB
• CPU INTEL Core i7 3770K @ 4.6GHz
• Main MSI Bigbang Z77 MPower - cable SATA III kèm.
• RAM G.SKILL TridentX 2x4GB 2400 CL10
• PSU Cooler Master GX750​
Thử một chút với phần mềm Bootup Timer đo thời gian khởi động, do win mới tinh mà cũng chưa cài phần mềm gì khởi động cùng nên tốc độ boot rất nhanh. Tôi bật máy, màn hình boot nháy một cái rồi mất, nháy phát nữa hình cửa sổ win7, một màn hình đen xì tưởng máy bị sao 2-3 giây rồi bụp cái là thấy desktop với biểu tưởng mạng ở góc màn hình đang load load.
Nhanh phải nói là rất nhanh, đối với một tester hay ép xung như tôi thì việc một PC khởi động nhanh sẽ giúp việc ngồi OC đỡ bực mình hơn rất nhiều, quá trình test sẽ phải reset máy liên tục nên với SSD nhanh như thế này thì thời gian chờ win khởi động rút đi rất rất nhiều, lúc nào cũng sẵn sàng để reboot cho một thiết lập mới.
Bootimer.jpg
ATTO Disk BenchMark: cho tốc độ Write rất ổn định ~ 390MB/s với file dung lượng 8KB đến 8MB, Read thì đạt cao nhất đến ~ 540MB/s
ATTODisk.jpg
HDD Tune Pro: Nhìn tốc độ HDD Tune Pro có thể nhiều người sẽ chê, nhưng tốc độ đọc/ghi như thế này chưa phải quyết định SSD nhanh hay không.
HDDTune.jpg
CrystalDiskMark cho điểm số khá vượt trội nhất là 4K read/write ấn tượng, đặc biệt 2 phần test nén - không nén điểm không chênh lệch nhau mấy.
CrystalDiskMark.jpg
AS SSD BenchMark: cao.. cao quá… SSD các hãng đang bán tại Việt Nam hiện giờ chỉ được quanh quẩn 500-700 điểm tổng AS SSD, vậy mà Vertex 4 được tới hơn 1100 điểm, 4k Read Write cực cao với Access time cực thấp. Tác dụng của chip điều khiển Indilinx Everest 2 quả là ấn tượng, ấn tượng hơn rất nhiều chip của Sandforce thế hện hiện nay.
ASSSD-Benchmark.jpg

ASSSD-Copy.jpg

5. Tạm Kết
Build Quality tốt.
  • Tốc độ 4K Read/Write rất cao
  • Access Time rất thấp
  • Kèm sẵn 3.5” adapter
  • Thờ gian bảo hành 5 năm.
  • Vượt trội về tốc độ và thời gian bảo hành lâu nên giá cao hơn khoảng 500.000 so với các SSD 120-128GB khác.
So với các SSD đang bán rộng rãi tại thị trường VN thì Vertex 4 vượt trội hơn hẳn. Tuy nhiên điều này chỉ đúng cho bản 128GB trở lên. Các phiên bản 60-64GB theo tôi chỉ cần lựa chọn các SSD giá rẻ là được, chúng cũng cho tốc độ tốt hơn nhiều HDD khi dùng cài hệ điều hành, hoặc phù hợp cho nhiệm vụ SSD caching vừa nhanh vừa không phí dung lượng.
 
Back
Bên trên