Đánh Giá Máy Tính Bảng Toshiba At200: Thiết Kế Còn Thô, Cần Phải Cải Thiện Thêm

gachoi

Thành viên Nghiệp dư
Mức giá của Toshiba đưa ra vô hình chung đã khiến nó được liệt vào phân khúc máy tính bảng cao cấp, nơi đã vốn có những “ông kẹ” với cấu hình và cả thiết kế rất tốt, như chiếc Tablet bốn nhân đầu tiên, Transformer Prime chẳng hạn. Liệu bạn có sẵn sàng bỏ ra thêm tới hơn 30$ cho một sản phẩm có hiệu năng thấp hơn? Về chủ quan, chúng tôi sẽ nói không!

Cũng đã tương đối lâu từ khi AT 200 được Toshiba chính thức giới thiệu (hồi tháng 8 năm ngoái), cho đến khi chúng tôi có được trên tay phiên bản thử nghiệm đầu tiên của nó. Nếu bạn còn thấy lạ lẫm thì có lẽ chúng tôi nên nhắc lại cái tên khi đó của thiết bị này: Excite 10 LE.
1.jpg
VERTISEMENT
Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi nhìn thấy thiết bị này là một ấn tượng tốt. Đó là một thiết bị đẹp, toàn thân được phủ bởi một lớp hợp kim magie (một chất liệu bắt đầu được sử dụng nhiều trong các mẫu thiết bị di động gần đây) màu bạc (làm cho chúng tôi nhớ về chiếc Transformer) khá cuốn hút.
Với độ dày chỉ 7.7mm, có thể nói đây là một chiếc máy tính bảng thuộc vào loại mỏng nhất trong số những chiếc máy từng xuất hiện trên thị trường. Độ mỏng này có thể so sánh với chiếc RAZR của Motorola. Tuy mảnh mai như vậy, nhưng AT200 vẫn được trang bị một con chip tương đối mạnh từ TI, OMAP 4430 (được sử dụng trên Kindle Fire hay Nook Tablet), với xung nhịp 1.2GHz, 1GB RAM. Mặc dù trang bị mạnh mẽ, nhưng chiếc máy này vẫn có một cân nặng thực sự khiến nhiều chiếc máy (thậm chí với kích thước nhỏ hơn) phải ghen tị - chỉ dưới 550g.
Tất nhiên để có được những trang bị tốt trong một thiết kế mảnh mai như vậy, Toshiba cũng phải hi sinh một vài thứ. Nhà sản xuất phải chấp nhận để chiếc máy này có một mức giá cao, thậm chí là rất cao trong thời buổi kinh tế suy thoái như hiện nay. Bản 16GB có giá tương đương với phiên bản tương tự của iPad mới, đắt hơn Galaxy Tab 10.1. Liệu một độ mỏng thuộc hàng “kỷ lục thế giới” có đáng để bạn bỏ ra nhiều như vậy? Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết này.

Phần cứng
Chiếc Tablet mới của Toshiba gần như đã “lột xác” so với những người anh em của nó trong năm trước (những chiếc Thrive và Thrive 7). Mặc dù kế thiết kế của nó vẫn rất đẹp và có phong cách riêng, nhưng theo một cách thể hiện hoàn toàn khác. Với cân nặng chỉ 535gam, đây là một trong những thiết bị 10.1 inch nhẹ nhất, và tất nhiên là tốt nhất cho việc sử dụng bằng 1 tay.
Với kích cỡ màn hình lên tới 10.1 ich, việc sử dụng bàn phím trên AT 200 chỉ có thể thực hiện trên chiều dọc. Mặc dù rất mỏng, nhưng AT 200 vẫn cho một cảm giác rất chắc chắn, đặc biệt là nhờ vào phần mặt lưng được làm từ kim loại của mình. Tuy nhiên, phải nói thực sự rằng, chất lượng hoàn thiện của máy là vẫn có vấn đề. Vành ngoài dọc theo mặt sau của máy có một cạnh sắc khó chịu, bạn sẽ nhận ra vài vết hằn rõ rệt trên tay sau một thời gian sử dụng máy. Các vết hằn này sẽ rất dễ dàng chuyển thành những vết cứa khi bạn vô tình hay bất cẩn miết mạnh tay chẳng hạn.
10.jpg
Thiết kế cực kỳ mảnh mai
20.jpg
21.jpg
22.jpg
So sánh với Droid XY Board 10.0 của Motorola
24.jpg
Và với iPad
Chúng tôi không chắc là có vấn đề gì xảy ra khi cố gắng nhồi nhét những thành phần cấu hình của một thiết bị tầm trung vào một thân hình mảnh mai như thế này không, nhưng có vẻ như việc đó diễn ra khá khó khăn! Dường như đã có vài vị trí chúng tôi nhận ra là thiết kế lỗi. Tiêu biểu như ở phần cạnh trên có một lỗ nhỏ (bạn có thể theo dõi qua hình) mà “đáng ra nó không nên có”. Không rõ đây là một sản phẩm lỗi hay một thiết kế có ý đồ gì đặc biệt của nhà sản xuất, nhưng chúng tôi thiên về ý đầu tiên hơn. Nếu quả vậy thì đây là một điểm trừ cực lớn.
17.jpg
Không rõ vết cấn này có phải là lỗi sản xuất hay không
Các cạnh của AT200 được làm từ kim loại, không phải nguyên khối nhưng cũng khá “nuột” và đồng nhất, khiến nó trở nên sang trọng hơn, và cũng làm cho chiếc máy trông đẹp hơn khi nằm trên các bề mặt phẳng.
13.jpg
Thiết kế cũng khá "nuột" đấy chứ
Cạnh phải của máy có nút nguồn, phím tăng giảm âm lượng và một phím có thể tùy chỉnh, hoặc là phím mute hoặc phím khóa màn hình. Thậm chí còn một phím khác cũng có thể tùy chỉnh được, giúp tắt/bật Wifi hoặc chuyển đổi sang chế độ tiết kiệm năng lượng. Cạnh dưới của máy có chấu cắm nguồn, còn cạnh trái được bố trí các cổng microUSB, HDMI, jack cắm headphone và khe cắm thẻ nhớ microSD.
5.jpg
Cạnh trái
6.jpg
Cạnh dưới
16.jpg
Các góc máy được bo tròn nhưng vẫn có vài điểm chưa được kỹ
12.jpg
Cạnh phải
Như vậy là, chiếc máy này khá “thoải mái” trong việc cung cấp những kết nối cho người dùng. Với dung lượng 16GB và 32GB, việc máy hỗ trợ cắm thêm thẻ nhớ sẽ giúp người dùng thoải mái hơn nhiều trong việc lưu trữ các nội dung số vốn đang ngày càng “phình to” về kích cỡ. Để “phụ trợ” cho khả năng chơi các tập tin đa phương tiện này, AT 200 được trang bị dàn loa stereo ở cạnh dưới (2 bên chấu cắm nguồn) và kéo dài đến tận 2 cạnh bên. Vị trí đặt loa này chắc chắn không gây cảm giác thoải mái: bạn sẽ dễ dàng che mất một phần loa khi cầm máy hoặc khi đặt máy xuống (dù là theo chiều nào, tất nhiên trừ phi cho máy “nằm ngửa”). Âm lượng vừa đủ, nhưng do hạn chế về kích thước, nên dải bass khá yếu. Bạn có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh EQ của một trình nghe nhạc nào đó hỗ trợ.
6.jpg
Loa ở 2 bên chấu cắm nguồn
AT 200 có một màn hình 10.1 inch với độ phân giải 1280x800, tương tự như chiếc Note 10.1 và Iconia Tab A200. Đây là một màn hình với tấm nền IPS, thông số khiến chúng ta có thể đơn giản loại bỏ mối lo về vấn đề góc nhìn của màn hình này (và quả đúng là như vậy). Chúng tôi không rõ Toshiba dùng tấm nền của hãng nào để làm nên màn hình này, nhưng hãy còn một lớp vân dễ dàng nhận thấy nằm giữa tấm nền và phần cảm ứng của máy. Có thể nhiều người không thích, tuy nhiên, chúng tôi lại thấy một sự thú vị nho nhỏ khi nó kết hợp với màn hình nền tổ ong của Honeycomb. Các vân này đặc biệt nổi bật dưới ánh sáng mạnh hay khi bạn sử dụng máy để theo dõi các nội dung màu tối.
4.jpg
Màn hình IPS cho góc nhìn rất tốt
23.jpg
So sánh với iPad
19.jpg
Những đường vân nổi khá rõ
Camera
15.jpg
Camera chính cho khả năng quay phim HD
Tablet không phải là một thiết bị để người ta đánh giá sự thành công hay thất bại của nó qua hiệu năng của webcam, tuy nhiên nếu có, thì người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến những ứng dụng của nó, đặc biệt là chức năng video call.
AT 200 được trang bị 2 camera, camera chính 5Mpx và camera phụ 2Mpx ở mặt trước. Camera chính cho chất lượng ở mức trung bình so với các camera trên tablet khác, nghĩa là nhiều nhiễu, màu sắc không được trung thực và hơi “tái”. Trong khi đó, với độ phân giải tới 2Mpx, camera trước cho chất lượng tốt hơn nhiều so với những mẫu máy chỉ có thành phần này ở độ phân giải VGA. Trình camera được thửa nguyên từ Honeycomb, vẫn đầy đủ đó những tùy chỉnh nhưng thiếu mất chức năng chạm để lấy nét.
Camera cũng cho khả năng quay video ful HD 1080p. Khá bất ngờ là chất lượng video thu được tốt, với hình ảnh sắc nét và màu sắc cũng như cân bằng trắng được thể hiện đạt yêu cầu. Tuy nhiên, vẫn chưa hoàn hảo, vì thiếu chức năng tự động canh nét liên tục.
Dưới đây là một vài bức hình thử nghiệm
25.jpg
26.jpg
27.jpg
28.jpg
29.jpg
30.jpg
31.jpg
32.jpg
Hiệu năng và thời lượng pin
Trong khi Toshiba cam kết về thời gian sử dụng lên đến 12 giờ, chúng tôi phải nói rằng đó là một con số quá sức khoa trương. Trong thử nghiệm của chúng tôi (phát liên tục video, độ sáng màn hình = 50%, Wifi bật nhưng không kết nối), chiếc máy chỉ có thể cầm cự được khoảng 6 tiếng rưỡi. Ngay cả nếu như bạn có sử dụng máy theo những cách “tiết kiệm” nhất, thì khoảng thời gian 12 giờ kia có vẻ là một niềm mơ ước chứ không thể thành hiện thực! Nhiều nhất máy chỉ có thể hoạt động được 1 ngày (nếu như sử dụng rất, rất ít). Không thể nói rằng màn hình 10.1 inch của AT200 ngốn điện ít hơn các máy tính bảng 7 inch, nhưng có một sự thật đơn giản ở đây : cục pin của nó quá yếu!
Tablet
Battery Life
Toshiba AT200 6:25
Samsung Galaxy Tab 7.7 12:01
Apple iPad 2 10:26
ASUS Eee Pad Transformer Prime 10:17
Samsung Galaxy Tab 10.1 9:55
Apple iPad (2012) 9:52 (HSPA) / 9:37 (LTE)
Apple iPad 9:33
Motorola Xoom 2 8:57
HP TouchPad 8:33
Lenovo IdeaPad K1 8:20
Motorola Xoom 8:20
T-Mobile G-Slate 8:18
Samsung Galaxy Tab 7.0 Plus 8:09
Lenovo ThinkPad Tablet 8:00
Archos 101 7:20
Archos 80 G9 7:06
RIM BlackBerry PlayBook 7:01
Acer Iconia Tab A500 6:55
Sony Tablet P 6:50
T-Mobile Springboard (Huawei MediaPad) 6:34
Toshiba Thrive 6:25
Samsung Galaxy Tab 6:09
Motorola Xyboard 8.2 5:25
Velocity Micro Cruz T408 5:10
Acer Iconia Tab A100 4:54
Toshiba Thrive 7" 4:42
Qua những thông số thử nghiệm, so sánh với các đối thủ cùng tầm giá, chúng ta khó có thể đưa ra được kết luận thực sự về sức mạnh của chiếc máy này. Nhiều khi nó vượt lên, nhưng nhiều khi cũng tụt lại một cách khó hiểu (bạn có thể tham khảo thêm ở bảng bên dưới).
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, hiệu năng thông qua benchmark không phải quá quan trọng, quan trọng là nó thể hiện như thế nào với những thứ mà chúng ta sử dụng hàng ngày, với những ứng dụng tạm được coi là nặng như game, chơi video hay quay phim.
Hiệu năng của trình duyệt trên chiếc máy này là khá tốt, nếu không kể đến một vài sự chậm trễ dễ dàng nhận ra khi sử dụng trình duyệt để phát video online: thường xuyên bị “out” ra màn hình chính.
Toshiba AT200 Acer Iconia Tab A200 Galaxy Tab 10.1 Transformer Prime
Quadrant 1,703 2,053 2,083 3,023
Linpack single-thread (MFLOPS) 37.8 37.2 16.9 43.35
Linpack multi-thread (MFLOPS) 68.7 60.4 36.7 67.05
NenaMark 1 (fps) 45.8 45.6 42.5 60.1
NenaMark 2 (fps) 23.4 20.4 18.6 46.1
Vellamo 947 1,290 886 953
SunSpider 9.1 (ms, lower numbers are better) 2,082 2,251 2,200 1,861
Phần mềm
2.jpg
Vẫn là Android 3.2 quen thuộc
Vâng, bạn nhận được gì từ AT200? Đó VẪN LÀ Android Honeycomb! Ngoài kia có rất nhiều máy tính bảng đã chạy Android 4.0, kể cả những chiếc rẻ tiền như Ainovo 7 chẳng hạn. Điều này chắc chắn (và thực tế là đang) làm những khách hàng chuộng công nghệ mới (trong đó có chúng tôi) cảm thấy vô cùng thất vọng. Bạn sẽ hiểu điều thất vọng ấy lớn lao đến thế nào, nếu nhớ lại rằng phiên bản hệ điều hành này gần như y hệt trên chiếc Motorola Xoom đã ra mắt cách đây đến hơn 1 năm. Các phần mềm đi kèm vẫn vậy, trong đó có khả năng chuyển đổi ứng dụng thông qua dạng cửa sổ (hay nhưng đã quá cũ rồi), một bàn phím tiêu chuẩn, hỗ trợ Swype. Dựa vào nhận xét chủ quan của chúng tôi, việc sử dụng một bàn phím dạng chuẩn thế này với những thiết bị với màn hình tới 10.1 inch là cực kỳ khó khăn. Chúng tôi thích những bàn phím kiểu hiện đại hơn: chia đôi.
Trải nghiệm của chúng tôi trên máy tính bảng này cho thấy đây là một chiếc máy không đến nỗi tồi về mặt hiệu suất. Tuy nhiên, nếu không kể đến những apps quá nhẹ như kiểu email hay calendar, thì với những ứng dụng khác, không khó để nhận thấy chiếc máy trở nên “nặng nề” hơn rất nhiều, ít nhất là trong lúc tải ứng dụng: phản hồi chậm, hiệu năng khi sử dụng chương trình khác trong khi đang load là rất tệ. Tuy nhiên, những thứ đó có thể “bỏ qua” dễ dàng, và nó không phải vấn đề chính mà chúng tôi gặp phải trên AT200. Vấn đề lớn nhất là các nội dung trên AT200 gần như “dính chết” ở đây! Việc upload, đồng bộ lên Dropbox hay tài khoản Google Plus là cực kỳ khó khăn, nếu như không muốn nói là không thể thực hiện được! Thậm chí là giải pháp cuối cùng là sử dụng cổng microUSB cũng không cho kết quả khả quan hơn, vì máy tính không thể nhận diện được AT200. Một điểm trừ cực kỳ lớn cho bất kỳ máy tính bảng nào!

Kết luận
1.jpg

AT200 là một chiếc tablet đẹp. Nó được làm nên từ những nguyên liệu tuyệt vời, và sẽ “tỏa sáng” trên tay bạn (có thể hiểu theo cả nghĩ đen đấy), và có thể nói là một nỗ lực tuyệt vời về mặt hình thức so với những chiếc máy tính bảng “xấu thậm tệ” của Toshiba đã ra mắt trước đây.
Tuy nhiên, vẫn còn có “sạn”. Những góc cạnh hãy còn làm khá thô, và nhiều khi còn thấy xuất hiện cả những khe hở mà chắc chắn sẽ tạo cảm giác “rẻ tiền”, làm gợn lên những cảm giác không hài lòng từ những người dùng kỹ tính.
Một điểm đáng thất vọng nữa là máy chỉ chạy trên hệ điều hành đã có thể nói là “lạc hậu”, Android Honeycomb, mặc dù cho tới thời điểm này, rất nhiều thiết bị (kể cả với giá rẻ hơn rất nhiều) cũng đã được trang bị ICS cài đặt sẵn. Mức giá của Toshiba đưa ra vô hình chung đã khiến nó được liệt vào phân khúc máy tính bảng cao cấp, nơi đã vốn có những “ông kẹ” với cấu hình và cả thiết kế rất tốt, như chiếc Tablet bốn nhân đầu tiên, Transformer Prime chẳng hạn. Liệu bạn có sẵn sàng bỏ ra thêm tới hơn 30$ cho một sản phẩm có hiệu năng thấp hơn? Về chủ quan, chúng tôi sẽ nói không!
Ưu điểm
  • Ngoại hình ưa nhìn
  • Mỏng và rất nhẹ
  • Dung lượng lưu trữ và khả năng mở rộng lớn
Nhược điểm
  • Giá thành quá cao
  • Phiên bản hệ điều hành lạc hẫu
  • Chất lượng hoàn thiện chưa phải hoàn hảo
 

Xem nhiều nhất

Back
Bên trên