Đánh Giá Nikon D300: Xuất Sắc Năm 2007

titmit

Moderator
Thành viên BQT
Thừa hưởng những tính năng hàng đầu của anh cả D3, D300 chắc chắn sẽ nối tiếp thành công của Nikon D200 để trở thành chiếc máy ảnh bán chuyên nghiệp nhiều tính năng được yêu thích nhất trên thị trường. Nikon D300 được giới thiệu ngày 23/8/2007 với hàng lọat cải tiến so với người em vốn rất thành công là D200, hãng Nikon đã rất khôn ngoan khi đưa ra một chiếc máy ảnh D-SLR tầm trung với hầu hết các tính năng của một máy ảnh chuyên nghiệp làm hài lòng những người muốn sở hữu một máy ảnh chuyên nghiệp ở mức giá vừa phải.


hka1204108323.jpg

Nikon D300
Các tính năng mới có trên D300 được cải tiến so với D200

- Độ phân giải hình ảnh 12.3MP trên định dạng DX (crop factor 1.5x so với máy film 35mm) cảm biến CMOS so với D200 là 10.2 MP CCD

- Chụp nhanh 6 hình/giây, nâng cấp 8 hình/giây nếu dùng thêm MB-D10 Multi-Power Battery Pack so với D200 là 5 hình/giây

- ISO từ 200 đến 3200 có thể mở rộng từ 100 đến 6400

- Tính năng tự lau bụi ở sensor lần đầu tiên áp dụng trên máy Nikon
- Bộ chuyển đổi tín hiệu 14-bit từ analog sang digital với cảm biến hỗ trợ lấy nét 51 điểm CAM 3500DX trong đó 15 điểm theo đường chéo và 36 theo đường ngang so với D200 là 12 điểm

- Màn hình LCD 3 inches 922,000 pixels hỗ trợ Live View so với D200 là 2.5 inches

- Hệ thống phân tích màu sắc RGB 1,005 pixels hỗ trợ việc lấy nét và tính tóan các tình huống chụp ảnh chính xác theo đo lường 3 chiều trên đối tượng (white balance, auto focus, exposure). Hệ thống xử lý độc đáo này được Nikon phát triển từ Nikon F5 sau đó là D2X và bây giờ là D300

- Hỗ trợ tính năng mới Active D-Lighting xử lý hình ảnh trực tiếp trên máy trong chế độ vùng bóng mờ và nét nhằm đưa ra kết quả tối ưu nhất, tương tự tính năng highlight / shadow trong Photoshop

Khung máy được thíêt kế bền bỉ, chống bụi và nước... tốc độ lấy nét và tốc độ chụp cao nhất trong dòng máy bán chuyên nghiệp và cảm biến có mật độ phân giải cao... Nikon D300 sẽ luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những nhiếp ảnh gia chụp thể thao, động vật hoang dã với chi phí giới hạn cũng như những người đam mê nhiếp ảnh. Thời gian người tiêu dùng có thể sở hữu chiếc máy ảnh này bắt đầu từ tháng 9/2007.


d300_1.jpg

Nikon D300 là chiếc máy ảnh không chuyên tốt nhất thế giới


Nikon D300 thật sự là 1 cuộc cách mạng tiến xa so với những gì nó đã đưa ra trước đó.
Tôi chưa từng có nhận xét gì về bất kì chiếc máy ảnh nào trước đây như thế này, nhưng thực sự D300 đã tạo ra những hình ảnh tốt hơn đáng kể so với những chiếc máy ảnh ra đời trước nó.

Chiếc D300 này cho màu sắc tốt hơn, đánh dấu sắc sáng tốt, và bóng tốt hơn. Nó thật sắc nét nhờ vào việc cố định những khe ống kính và hệ thống cao cấp AF cùng tầm nhìn rộng đã giúp chúng ta có thể tạo ảnh được tự do hơn. D300 chia sẻ những nâng cấp này với người anh em gần giống của nó là chiếc D3 -5000$. So sánh các danh mục của chúng hay đọc những hướng dẫn sử dụng bằng tay bạn sẽ thấy bên trong chúng rất giống nhau. Sử hữu cả 2 chiếc nên tôi khẳng định rằng, chúng hoạt động như nhau và đưa ra những thước ảnh cũng giống nhau. Ở ISO 200, ta không thể phân biệt được sự khác biệt tiềm ẩn nào ở 2 chiếc máy này.

Rất nhiều thiết bị ngắt bên trong của D300 dẫn tới thời gian sử dụng điện được lâu hơn nên có thể tạo ra một bức hình với chất lượng hình ảnh vô cùng thật. Những cải thiện này đặc biệt đến nỗi cả những người nghệ sĩ mù cũng có thể nhận ra chúng. Những đặc điểm này có thể gây hơi khó hiểu cho người mới làm quen, và cũng ít chính xác và dễ dàng để tạo ra những hình ảnh với những thước chụp hàng ngày cơ bản, kể từ khi những nâng cấp này kết hợp với sự tinh tế với những sản phẩm chủ yếu trên màu sắc và sự phối màu. Nhưng như mọi nghệ sĩ đều biết, màu và phối màu là những hình thành then chốt để tạo nên các hình ảnh.

d300_2.jpg

Những cải tiến quan trọng của D300:

Màu sắc tốt hơn
D300 tạo nên những màu sắc hoang dã hơn bất kỳ sản phẩm Nikon nào trước đó. Chúng tôi có được những kết quả này là nhờ vào việc sử dụng Menu điều khiển hình ảnh. Mặc dù ở dạng mặc định, nó cũng giống như vậy, nhưng tôi không bao giờ chụp ảnh ở dạng mặc định.

Đây là sự so sánh giữa chiếc D200 và D300. Mỗi chiếc đều quay đến độ bão hoà lớn nhất. Bạn có thể tham khảo bức hình dưới đây:

d300_3.jpg

Những cài đặt cân bằng trắng là những mở rộng đặc biệt. Cài đặt “sắc xám” có thể điều chỉnh ăn khớp được một phạm vi rộng lớn của nguồn sáng. Lần đầu tiên chụp, tôi có thể có được những màu sắc trung lập dưới HPS (sắc cam), ánh sáng đường phố và ánh sáng mờ trong nhà hay ánh sáng trong các nhà hàng. Cài đặt bằng tay Preset điều chỉnh ăn khớp một phạm vi màu tốt hơn nhiều so với cài đặt Kelvin 2,500-10,000K.

Lần đầu tiên với 1 chiếc Nikon chúng ta có thể sắp xếp cân bằng trắng cho màu xanh lá / đỏ tươi cũng như màu hổ phách/ xanh da trời. (mặc dù Canon đã làm đc điều này nhiều năm trước). Lạ hơn nữa, lần đầu tiên ta có thể sắp xếo màu với những cài đặt “sắc xám” (gray-card). Có nghĩa là tôi có thể nhận và sắp xếp các màu sắc ở bất kì điều kiện ánh sáng nào, thậm chí ở cả những chỗ không thích hợp. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với những nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm. Bởi màu sắc chiếm một nửa phần quan trọng của bức ảnh. Những cải thiện màu này thực sự là điều kiện đủ để mua 1 chiếc D300.

Bố cục tốt hơn

Lần đầu tiên kể từ khi chiếc F4 của Nikon ra đời vào năm 1988, D300 có một tầm ngắm (view finder) rõ ràng hơn. Không có hỗn tạp trong ở vùng lấy nét tự động cản trở bố cục. Chiếc D300 chỉ cần duy nhất vùng AF highlight, nói cách khác tầm ngắm của D300 hoàn toàn rõ ràng.
Tốt hơn như vậy, có rất nhiều vùng AF mà tôi có thể chỉnh và tạo ảnh ở 1 địa điểm. Tôi không phải tốn thời gian để ngắm và chỉnh lại nữa. Thật tiện hơn khi phần tự chỉnh đã có sẵn ở các vùng AF.

Phần chọn lọc vùng AF giả tự động (hình chữ nhật màu trắng ở phần chọn lựa) cũng hoạt động. Nó giúp tôi chỉnh và nhấn nút để chụp 1 bức ảnh, bỏ qua những cách ngắm cũ và chỉnh lại bước căn bản của việc chụp fải giữ bằng tay từ 75 năm trước.

Highlight và Shadow tốt hơn

Khi bạn sử dụng ADR trong menu, chiếc máy này có những khả năng đáng kể để chế ngự ánh sáng cực cao 1 cách tự động. Nikon gọi đây là “active D-lighting” trong các menu D300, cái chẳng có nghĩa gì. Còn tôi gọi nó là Adaptive Dynamic Range hay ADR – vùng thích ứng mở rộng.

d300_4.jpg

Ở Nikon D300 và D3, khi ADR được bật, nó sẽ có khả năng phi thường để điều khiển 1 vùng rộng thích ứng tốt hơn bất kì chiếc máy ảnh Nikon nào khác. D3 và D300 của Nikon là 2 chiếc máy ảnh đầu tiên không bị “say” khi để lâu dưới ánh nắng. Giống như film, ở 1/3 hay 2/3 các đoạn dừng sẽ làm cho hình ảnh sáng hơn và không bị quá sáng ở bề mặt trông giống như 1 chiếc pizza hỏng.

Điểm yếu nhất khi chụp tự động - thậm chí ở những chiếc máy ảnh kĩ thuật số 250.000$ của Hollywood, không thể thay film - vẫn là những màu sắc nổi bật như mặt trời mọc, vùng trán và những bức tường trát vữa sáng, khiến chúng bị tạo thành những màu kì dị và chuyển thành trắng. D300 xuất hiện và chế ngự được những vấn đề này. Phần highlight của nó đảm nhiệm vai trò tự nhiên như khi chụp bằng máy chụp film. Bạn hãy nhìn kĩ xem màu sắc của bức tường thay đổi từ đỏ sang vàng thế nào mà vẫn giữ được màu giống như nó chiếu sáng khi bật ADR để kiểm chứng điều này. Những nâng cấp năng động này cũng đủ là lí do để mua 1 chiếc D300.

Hình ảnh sắc nét hơn

D300 có một khả năng chụp tự động thật đáng ngạc nhiên khi có thể cố định những màu sắc bên trên mép hay rìa ảnh. Nó mang lại những kết quả hình ảnh tốt và sắc nét hơn. Không cần thiết để kích hoạt chức năng này, bởi nó tự hoạt động với AF thậm chí là những thước ngắm chỉnh tay kiểu cổ và ống kính tầm mắt.

Tôi đùa rằng bạn làm sao chỉ với 10.5 mm DX và chỉnh tay 8mm AI-s fisheye mà không bị mất màu sắc ở viền và chụp nhanh thật hoàn hảo ở các góc. 24-70mm f/2.8 có một LCA nhỏ ở 24mm ở chiếc D200 và nó cũng đi cùng với chiếc D300 này. Cùng loại với 18-200mm VR ở 18mm: không có màu viền ở D300!

Đây là bức tranh lúa từ đỉnh góc bên fải của hình ảnh JPEG 100%

d300_5.jpg

18-200mm ở 18mm với Nikon D200

d300_6.jpg

18-200 mm ở 18mm với Nikon D300

Có điều gì kì lạ ở đây ? Nó vẫn hoạt động mặc dù đang ở chế độ chỉnh tay 8mm tầm mắt. Thật sự là một phần cảm biến kì diệu, firmware kì diệu đã tạo nền tảng cho ống kính chuyên dụng hay chính firmware khéo léo nhìn thấy đc cả những viền mép đặc biệt trên mỗi bức ảnh? Không ai có thể trả lời, nhưng nó vẫn hoạt động và hoạt động 1 cách hiệu quả với tất cả các ống kính tôi sử dụng trên chiếc D300, ở cả 2 dạng ngắm tự động và chỉnh bằng tay.

Đời pin gấp 3 lần so với D200

D300 có thể chụp 1000 thước ảnh sau mỗi lần sạc, còn D200 chụp đc khoảng 333 với cũng 1 chiếc pin như vậy.

Tôi đã thường phải dùng tiết kiệm hoặc mang theo 2 pin khi đi chụp cả ngày với D200. Nhưng với D300 thì chỉ cần 1 pin là đủ.

Nếu D300 là chiếc máy ảnh Nikon đầu tiên hiện tại của bạn, tôi sẽ không mua thêm pin trừ khi bạn nhận ra rằng bạn thực sự chỉ cần 1 chiếc. Còn nếu bạn sử dụng những chiếc camera hạng trung khác như D80 hay D200 thì pin có thể thay thế cho nhau. D40 và D40x hay những chiếc camera đời cũ hơn sử dụng pin khác nhau.

d300_7.jpg

Nhanh hơn và dễ sử dụng hơn

Từ vẻ bề ngoài thích hợp, màn hình rộng hơn LCD 3 inch thật sự đẹp, nhưng nó còn đẹp hơn khi phản ứng chụp nhanh hơn khi nhấn nhút. Tôi có thể di chuyển quanh một bức ảnh phóng to một cách nhanh hơn, đồng thời biểu đồ RGB cũng hiện ra ngay tức khắc chứ không bị chậm mất 2 giây cho mỗi bức ảnh như ở chiếc D200.

Những sai lầm nhỏ của D300

Sai lầm duy nhất của D300 chỉ là 1 vài điều trái ý không quan trọng lắm. Những người giỏi lập trình đã không phát hiện ra bất kì sai sót mẫu mã lớn nào như ở dòng D200, cũng như không thấy những ánh sáng xanh nhấp nháy ở dòng D70 nay đã không còn. (Nikon đã bảo đảm là ổn định tất cả)

1) ISO tùy chỉnh tự động vẫn có 1 phần khuyết điểm trong cách phơi ảnh không tự động. Nó không tự động mất phản ứng khi bạn chuyển sang dùng phơi sáng bằng tay. Bạn phải đi tới menu để tắt nó đi, nếu không thì D300 sẽ cố gắng tốt nhất để hoạt động phù hợp với các phơi ảnh không tự động của bạn. D300 cần thêm sự chọn lựa menu với khẩu hiệu “ISO phản ứng tự động trong suốt quá trình phơi ảnh bằng tay?”
2) Các phương thức nâng cao tiếp tục không hoạt động với flash được cài sẵn ở trong. Thật vậy, D300 có khuyết điểm trong khâu thiết kế nên bạn chỉ có thể chụp 1 ảnh ở dạng Cl hay Ch khi dùng flash.
Tôi đã không tin điều này khi tôi đọc trên trang 175 của tờ USA manual, nhưng tôi cũng cá với bạn rằng: Tôi chỉ chụp được 1 cú chụp ở dạng nâng cao C với flash. Nó hoạt động tốt với SB-400, SB-600 hay SB-800. 1 sự tiếp xúc tốt mà không bị thất bại cho việc dùng flash là thanh chụp trong tầm ngắm hiện nay có thể chỉ ra có bao nhiêu ánh sáng xung quanh được phơi ra khi bạn chụp trong bóng tối hơn tốc độ đồng bộ flash chậm nhất. Nikon đã làm thế để tránh cho những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp khỏi nao núng khi không dùng được flash, nhưng Nikon cũng nên có những củng cố xung quanh để giúp chúng ta sử dụng được chức năng này.
3) Nút Fn chỉ có thể được lập trình để làm 1 nửa việc so với những gì nó làm được ở D200. Đặc biệt, với chiếc D200, tôi có thể cài đặt khoá hay giữ flash để đi vào những trọng tâm dài của ống kính ngắm không tự động. Với D300, tôi chỉ có thể có đc 1 trong những chức năng này và fải thoát khỏi menu để có đc những chức năng khác.
4) Lấy nét tay nay có thể được nhập vào sâu các menu trong. Khi bạn nhập vào bạn có thể chọn 1 trong số chúng với nút Fn, nhưng lại không thể dùng các điều chỉnh trực tiếp trong chốc lát như bạn có thể thay ống kính ở chiếc D200. D300 giống với F6 nhưng F6 cho việc sử dụng nút Fn được dễ dàng hơn.
5) Chức năng truyền thống e4, dạng flash vẫn được bật sẵn ở dạng mặc định. Việc này có thể gây ra sự mù mờ khi chúng chụp lâu và việc bật flash không mong đợi khi bạn án sâu vào phần nút.
6) Phần chỉ thị cảm biến AF ở đỉnh màn hình LCD luôn chỉ ra trung tâm cảm biến hay nhóm với những fần được chọn sẵn. Nhấn nút info thì nó sẽ hiển thị chính xác trên màn hình LCD đằng sau.
7) D300 vẫn chỉ là 1 chiếc camera nghiệp dư được bật sẵn ở dạng mặc định. Với chiếc máy ảnh chuyên nghiệp D3, chức năng này bị tắt ở dạng mặc định.


Diệu Linh (theo KenRockwell.com)
 
Ok. chỉ cần giữ đúng nội dung, nhiều người biết và hiểu sản phẩm hơn càng tốt mà
 
Back
Bên trên