Hướng dẫn Chọn Ấm Tử Sa

titmit

Moderator
Thành viên BQT
1. Chất đất

- Dùng ống nắp ấm trượt nhẹ miệng ấm 3-4 vòng nghe âm thanh 2 vật ma sat’, âm thanh đanh như sắt, giòn giã như ngọc như đá, như vậy, chất đất được xem là tốt
- Bên trong ấm có những chấm sáng như kim tuyến, nhưng đó là thạch anh mà khoáng tử sa vốn có
- Danh từ “Tử sa” la danh từ chung cho tất cả các loại đất khoáng, có rất nhiền loại, nhưng loại thường thấy là đất tử sa: Hồng sa, Lục sa, Hắc sa, Đoàn sa, hiếm hơn cả là Lam sa …
- Ấm tử sa có độ bóng sáng mập mờ, ko diễm lệ, bề ngoài lồi lõm như có cát mịn, nhìn kĩ có thể thấy được, không trơn bóng nhưng tay sờ vào thì láng mịn
chat-dat.jpg

Dùng nắp ấm trượt nhẹ quanh vòng miệng ấm và nghe âm thanh phát ra để phân biệt chất đất tử sa

be-mat-am.jpg

Bề ngoài ấm tử sa nhìn thì như không bằng phẳng, không trơn bóng, như có những hạt cát mịn lồi lõm
2. Nắp ấm

- Cầm ấm trên tay, quay nhẹ nắp ấm, quá trình quay trơn trượt, ko vân, ko gềnh là đạt
- Vành trong miệng ấm ko thô ráp
- Ống nắp ấm phải khít với miệng ấm
- Hãy để ý khi rót nước, miệng ấm có rò nước hay không: Không rò là tốt, rò 1-2 giọt là bình thường, rò quá nhiều là không đạt
thu-nap-am.jpg

Nước rò ra từ náp ấm quá nhiều khi rót là không đạt
3. Vòi

- Dòng chảy: Khi rót nước, nước ra phải suôn thành dòng và tròn, do hinh dạng ấm có thể khác nhau nên dòng chảy cũng có thể khác nhau, có ấm ra dòng nước tròn, có ấm ra dòng nước xoắn vỏ đỗ. Tuy vậy, độ suôn của dòng chảy không do đó mà thay đổi
- Độ ngắt nước: Ngắt nước phải dứt khoát, đọng 1-2 giọt co thế chấp nhận, nhưng tốt nhất là ko đọng giọt nào
- Ấm mới ra lò chỉ có mùi đất nung, hỏa khí, ngoài ra không còn mùi gì khác. Nếu ấm đã từng pha trà thì có hương trà nhẹ
thu-voi-am.jpg

Dòng nước trơn, đều
4. Thông khí

- Dùng miệng thổi vào vòi ấm, đồng thời dùng ngón tay bỏ cách khí khổng trên nắp 1cm, nếu như có gió bay ra từ khí khổng mà nắp ấm không rung rinh như vậy là độ thông khí đạt
*** Độ thông khí, độ suông của dòng chảy, độ ngắt nước. 3 điểm co sự tương thông với nhau nên dùng hành động trên co thể phân biệt tốt – xấu.
thu-thong-khi.jpg

Dùng miệng thổi vào vòi ấm, nắp không bị thổi bồng lên

thu-thong-khi-2.jpg

Nắp ấm bị thổi bồng lên (không đạt)
5. Công và Khoản (triện)

- Công năng là khá quan trọng: miệng ấm ko quá nhỏ, khó bơi xác trà, quai ấm cầm phải thuận tay, không quá nhỏ hẹp, dễ bị bỏng. Ấm lớn, ấm nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người.
- 3 điểm: vòi, miệng, quai ấm phải thẳng, còn bằng hay không thì tùy theo hình dạng của ấm. Nếu là ấm hoa văn có thể ko bằng, nhưng nhất định phải thẳng
- Ống nắp ấm càng dài thì càng tốt
- Ấm tròn: yêu cầu phải “tròn-vững-ngay-đều”
- Ấm vuông: cạnh, góc, viền (nếu có) phải ngay và đều. Nếu là cạnh cong thì phải cong đều các mặt
- Ấm hoa văn: phải biểu hiện được vẻ đẹp hình thể chủ đề và tự nhiên, nhưng ko ảnh hưởng đến công năng của ấm
+ Hoa văn trườu tượng phải thể hiện được cái hồn của chủ đề
+ Hoa văn sự vật, động vật phải nét, sinh động
+ Điêu khắc chữ phải đồng thể (có sự tương đồng kiểu chữ). Khắc họa nét sâu nét cạn phải tinh tế, sinh động, có hồn
- Ấm gân vân: các múi phải đều nhau, nắp ấm phải khớp với tất cả các múi
- Khoản: khoản chính dưới đáy ấm, thường khoản “họ” của tác giả nằm ở dưới quai ấm, trong nắp ấm thường là “tên” và “họ”… đôi khi có khoản ở trong bụng đáy ấm hay là hông bên trong của ấm (nhằm mục đích chống giả mạo)

ba-diem-thang-hang.jpg

Ba điểm 1-2-3 phải thẳng hàng

khong-cach-voi-nap-quai.jpg
khoang-cach-voi-nap-quai.jpg

Khoảng cách từ vòi tới miệng ấm phải bằng khoảng cách từ miệng tới quai ấm
Thực sự, muốn tìm được 1 chiếc ấm đạt được tất cả những điếu kịên ở trên thì thật là khó, nếu như được 70% – 80% những điều kiện đấy cũng có thể coi như là ấm tốt vậy.
Tổng hợp: Việt Bắc
 

Xem nhiều nhất

Back
Bên trên