Chú ý Hiểm Họa Từ Nấm Mốc Thực Phẩm

Hoang Thanh My

Thành viên Tích cực
Bài viết này mình sẽ bắt đầu bằng những hình ảnh minh họa về nấm mốc nhé:

nU7FvyI.png

Trái dâu bị nấm mốc

wSjiCGw.png

Bắp cũng bị mốc nè

dsK1lPV.png

Bánh mì mốc xanh

0UnfGcf.png

Thịt bảo quản không đúng cách cũng bị mốc

Những bức ảnh trên là những biểu hiện ra bên ngoài của nấm mốc mà mắt thường nhìn thấy được.

Thực phẩm sau khi bị nhiễm nấm chúng ta sẽ nhìn thấy trên bề mặt thực phẩm có một hoặc nhiều vùng có màu trắng, hoặc xanh hoặc xám, nâu, thậm chí là màu đen.

Khi chúng ta nhìn thấy một vùng bị nhiễm, đồng nghĩa với việc, các vi nấm này đã bám rễ và ăn sâu vào bên trong thực phẩm mà mắt thường không thể thấy hết được.Nấm mốc khi bám vào thực phẩm có cấu tạo 3 phần:
1. Rễ: không nhìn thấy bằng mắt thường
2. Thân: không nhìn thấy bằng mắt thường
3. Cuống + Bào tử: Đây là phần nằm trên bề mặt thực phẩm mà mắt chúng ta có thể nhìn thấy được nấm mốc
Yg9gNhS.png

Môi trường thuận lợi để nấm mốc phát triển là thực phẩm có bề mặt mềm, môi trường xốp, ẩm. Như vậy, thực phẩm có bề mặt cứng, môi trường khô ráo thì nấm mốc rất khó phát triển.

Vì sao nấm mốc rất dễ lây lan? Bào tử nấm có khả năng phát tán trong không khí cao và dễ làm nấm mốc lây lan sang các thực phẩm khác ở gần đó. Cho nên nếu bạn phát hiện một mẩu bánh mì đã bị mốc thì khả năng là toàn bộ cây bánh hoặc những thực phẩm gần đó đã bị nhiễm nấm mốc dù bạn chưa thấy biểu hiện của chúng.

Tác hại của nấm mốc đối với sức khỏe con người:
* Kích ứng da, phản ứng dị ứng đường hô hấp. Do đó Không bao giờ ngửi thực phẩm đã mốc.
* Tạo ra độc tố nấm mốc, gây bệnh nặng, thậm chí là ung thư.

Mình liệt kê vài loại độc tố nấm mốc thường gặp:
* Độc tố Aflatoxin: thường có trong nấm mốc các loại ngũ cốc, gây ung thư gan.
* Độc tố Ochratoxi: có thể gây bệnh ung thư do ảnh hưởng đến gan, thận và ức chế hệ miễn dịch.
* Độc tố Citrinin: ảnh hưởng đến tổng hợp RNA (tổng hợp gen di truyền)
* Độc tố Ergot Alkaloids: có trong nấm mốc các loại bánh, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
* Độc tố Patulin: có trong nấm mốc trên trái cây, rau quả, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
* Độc tố Deoxynivalenol (Vomitoxin): gây ức chế sự tổng hợp protein trong cơ thể.
* Độc tố Fumonisin: độc tố này có thể gây tử vong trên cơ thể người.

Trong nhóm này, độc tố Aflatoxin là độc tố gây nguy cơ bệnh ung thư cao nhất.

Tỷ lệ nấm mốc trong các loại ngũ cốc chiếm đến 25% (thường là đậu phộng, bắp, gạo, lúa mì, ... so với các loại thực phẩm khác

Sự thật là cho dù bạn rửa sạch thực phẩm bị nấm mốc, nấu chín trong nhiệt độ cao thì độc tố từ nấm mốc vẫn rất còn rất độc hại.

Trong đây mình dẫn chứng thêm bài viết trên trang baomoi của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

"Khi lương thực, thực phẩm, nhất là các loại ngũ cốc bị nấm mốc sẽ xuất hiện lớp phủ màu xanh, đen hoặc vàng nâu bên ngoài vỏ. Một số loại hạt khi tách ra, bên trong cũng xuất hiện màu tương tự. Nấm mốc không những làm giảm thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, một số người lại có thói quen khi thấy thực phẩm bị mốc hoặc chớm mốc bên ngoài vỏ thường đem đi phơi lại hoặc rửa sạch trước khi chế biến. Đây là quan niệm sai lầm, bởi lẽ, nếu nấm mốc đã xuất hiện bên ngoài chứng tỏ chúng cũng đã phát triển cả bên trong thực phẩm. Do đó, tốt nhất không nên tiếc rẻ giữ lại ăn mà nên bỏ đi, tránh gây hại cho sức khỏe."

Như vậy nấm mốc xuất hiện khi chúng ta bảo quản thực phẩm không đúng cách, vô tình tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Mình có tổng hợp một số cách như sau:
1. Đối với thực phẩm tươi sống: thực phẩm đông lạnh không quá 12 tháng.
2. Thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp: Dùng trước hạn sử dụng trên hộp. Khi đã mở hộp thì nên sử dụng hết trong ngày.
3. Rau củ quả: bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 tuần. Bảo quản riêng từng loại rau củ, để tránh lây lan bệnh. Nếu phát hiện có úng, dập, nấm mốc thì bỏ ngay lập tức.
4. Thực phẩm khô, hải sản khô: Cho vào túi nylon hoặc hộp kín và bảo quản ngăn đông. Hải sản khô khi đông lạnh vẫn ngon và dẻo, bảo quản được lâu. Tránh bảo quản trong ngăn mát, chúng sẽ bị mất hơi ẩm, trở nên khô cứng. Nếu bảo quản trong ngăn mát, khoảng 3-4 tuần mang ra phơi nắng 1 lần.
5. Ngũ cốc khô: Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ẩm thấp và ánh nắng mặt trời chiếu vào. Nên phơi khô và đựng trong lọ thủy tinh kín. Cách bảo quản tương tự với nấm khô, măng khô, các loại bún miến khô, ... Nếu để lâu không sử dụng, thỉnh thoảng cần lấy ra phơi nắng lại rùi bảo quản như cũ. Cẩn thận hơn có thể rửa sạch hũ và phơi nắng lun cả hũ chứa.

Một số lưu ý về khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để tránh nấm mốc:
Lưu ý môi trường tủ lạnh để tránh các loại nấm mốc phát triển:
- Nhiệt độ ngăn đông là -18 độ C hoặc thấp hơn.
- Nhiệt độ ngăn lạnh là từ 0 đến 4 độ C
- Lau dọn thường xuyên tránh những mẩu nhỏ thức ăn vương vãi trong tủ lạnh lâu ngày trở nên hư hỏng, móc meo, lây qua những thực phẩm tươi mới.
- Sắp xếp thực phẩm khi cho vào tủ lạnh và khi lấy ra tủ lạnh theo thứ tự First In - First Out hoặc theo hạn sử dụng. Ưu tiên dùng những sản phẩm cận đát (date)​ trước.
 

Xem nhiều nhất

Back
Bên trên