Kinh nghiệm Đồ Nhựa Và Ung Thư

Hoang Thanh My

Thành viên Tích cực
Hôm nay mình chia sẻ với các bạn chủ đề về mối quan hệ giữa nhựa và ung thư. Trong bài viết này mình có làm rõ vài tin đồn về nhựa và ung thư, và cách nhận biết các loại nhựa, phạm vi sử dụng của chúng trong đời sống hàng ngày.
deN013G.png

I. Sự thật về những tin đồn giữa mối quan hệ giữa nhựa và bệnh ung thư:

1. Chai nhựa đựng nước, cho vào đông đá sẽ sinh ra chất Dioxin, gây bệnh ung thư => Không chính xác

Các chai đựng nước thường được làm từ nhựa PET. Trong quá trình sản xuất nhựa PET, người ta có thêm 2 loại hóa chất sau: DEHA và DEHP. 2 chất này đang bị đồn thổi là gây ung thư.

Các thí nghiệm trên động vật cho thấy khả năng bị ung thư khi chúng tiếp xúc với 2 chất này với nồng độ cao, trong thời gian dài. Chưa có bằng chứng cho thấy 2 chất này nhiễm độc vào nước khi đựng trong chai PET trong môi trường lạnh. Chất Dioxin chỉ được sinh ra ở nhiệt độ 370 độ C và cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy chất dioxin xuất hiện trong chai nhựa PET chưa qua sử dụng, và khi dùng chai PET trong môi trường lạnh hoặc đông lạnh, chất dioxin này vẫn không được sinh ra.

2. Đồ nhựa (màng bọc thực phẩm, hộp nhựa, bao bì nhựa, ...) gặp nhiệt độ cao sinh ra chất gây ung thư => Có cơ sở
- Chai nhựa khi bỏ quên trong xe hơi, cốp xe máy sẽ bị nóng lên và sinh ra chất gây ung thư?
- Hâm thức ăn trong lò vi sóng dùng hộp nhựa, màng bọc thực phẩm cũng sinh ra chất gây ung thư?
Như mục 1, các chất gây ung thư không có sẵn trong vỏ chai, cũng ko sinh ra ở môi trường lạnh, nhưng ở môi trường có nhiệt độ cao thì có thể. Điều này sẽ là chắc chắn nếu đồ nhựa đó có chứa BPA. Dưới tác động của nhiệt độ, BPA sẽ thẩm thấu vào thực phẩm đựng bên trong hộp chứa, gây nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta.

Còn màng bọc thực phẩm đa số làm từ nhựa PVC. Trong quá trình sản xuất, để tăng độ dẻo, người ta cũng dùng chất DEHA. Khi dùng màng bọc để bọc những thực phẩm chứa chất béo trong lò vi sóng, hoặc hâm nóng, khả năng nhiễm DEHA vào thực phẩm là rất cao.

* Cập nhật: Nguy cơ ung thư
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Hóa chất Châu Âu năm 2017, một số loại nhựa có chứa chất độc hại có tên là BPA (Bisphenol-A) nếu bị thôi nhiễm vào thức ăn có khả năng phá hoại các nội tiết của cơ thể, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, ảnh hưởng hệ thần kinh, suy giảm tuyến giáp…

II. Phân biệt các loại nhựa đang lưu hành trên thị trường:

Nhựa số #1:
JwllKJl.png

Đây là loại nhựa phổ biến thường dùng để làm vỏ chai nước, vỏ chai dầu ăn, vỏ chai nước ngọt, vỏ chai nước trái cây, ...

- Vỏ chai PET không phải là loại nhựa tốt cho việc tái sử dụng để đựng thực phẩm
- Chỉ dùng trong khoảng dưới 10 ngày, sau đó nên thay chai mới.
- Tuyệt đối không cho chai PET tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc cho vào lò vi sóng.

Nhựa số #2 (HDPE)
on4BAyU.png


Thường được dùng làm vỏ bình sữa cho trẻ, vỏ hộp thuốc, vỏ bình nước giặt, nước lau sàn, vỏ dầu gội, sữa tắm, ...
- Là loại nhựa tốt phù hợp dùng trong gia đình hàng ngày, cũng như để đựng thực phẩm: bình sữa, chai nước, ...
- Tránh bỏ vào lò vi sóng, tránh chứa thực phẩm nóng trên 110 độ C hoặc nhiều nước lèo như nước phở, bún mì, ...

Nhựa số #3 (PVC)
KUQ6j0Z.png


Nhựa đa năng này có thể ở dạng cứng hay dẻo, tùy phụ gia thêm vào.
Nhựa PVC thường được sử dụng trong việc sản xuất các vỉ thuốc, tấm trải giường, chai lọ không đựng thực phẩm, các loại thẻ (thẻ ngân hàng, thẻ xe có chip), và sản phẩm đặc biệt đáng quan tâm là đồ chơi trẻ em và màng bọc thực phẩm, hay còn gọi là bao kiếng, giấy kiếng bọc thực phẩm.

Đây là loại nhựa được cho là KHÔNG NÊN NHẤT để đựng thực phẩm so với các loại nhựa khác.
- Không nên dùng nhựa PVC để đựng thực phẩm nhất là thực phẩm nóng.
- Không nên cho trẻ em tiếp xúc với những đồ chơi bằng nhựa PVC, tránh trường hợp bé đưa lên miệng ngậm.
- Khi bọc thực phẩm bằng màng bọc thực phẩm, tránh để màng bọc tiếp xúc với thức ăn.
- Phụ nữ mang thai hạn chế tiếp xúc với nhựa PVC

Nhựa số #4 (LDPE)
7cLrETg.png


Thường được dùng để làm vỏ các chai lọ đựng hóa chất, găng tay xốp, túi xốp (túi nylon).
- Thích hợp dùng hàng ngày, nhưng hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Nhựa số 4 dễ bị trầy xước, nên thay thế khi chai lọ có dấu hiệu biến dạng, đổi màu.

Nhựa số #5 (PP)
9lAeJRs.png


Thích hợp đựng thực phẩm nóng đến 110 độ C.
Nhựa PP thường được dùng làm các hộp chuyên đựng thực phẩm, bàn ghế nhựa, ly nhựa, dao nhựa, muỗng nhựa, túi zip.
- Đây là loại nhựa an toàn cho dùng hàng ngày.
- Tránh bỏ vào lò vi sóng, tránh chứa thực phẩm nóng trên 110 độ C hoặc nhiều nước lèo như nước phở, bún mì, ...
- Đây là loại nhựa có khả năng chịu nhiệt cao nhất trong tất cả các loại nhựa: 130 -160 độ C.

Nhựa số #6 (PS)
mtrX44B.png


Đây là loại nhựa khá phổ biến, có thể ở dạng cứng như hộp đĩa CD, dao cạo râu, hoặc ở dạng xốp.
Nhựa PS được dùng nhiều trong thực phẩm công nghiệp dưới dạng các đồ dùng ăn uống: thìa, muỗng nhựa, hộp xốp, hộp sữa chua, ...
Người tiêu dùng thường dễ nhầm lẫn giữa nhựa PP và PS. Một trong số những cách để nhận biết là nhựa PS thường có màu trắng đục, nhựa PP thường có trong suốt. Nhựa số 6 có chứa thành phần được xếp vào nhóm có thể gây ung thư.
- Nên hạn chế tối đa việc dùng hộp xốp, chén, muỗng, ly giấy (bằng nhựa PS) để đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm nóng.

Nhựa số #7 (PC)
Se9ZXRB.png


Nhựa này thường được dùng làm để làm thùng đựng nước, vỏ vali, ốp lưng điện thoại, tôn nhựa, ...
Chất BPA (một độc tố gây rối loạn nội tiết và gây ung thư) có trong thành phần của nhựa này.
Các đồ dùng bằng nhựa nếu bạn không thấy đánh số, là loại nhựa ko rõ nguồn gốc có khả năng là nhựa số 7 này.
- Đây là loại nhựa có mối quan hệ gần gũi nhất với ung thư.

III. Xếp hạng nhựa theo thứ tự an toàn cho thực phẩm:
- HDPE (#2)
- PP (#4)
- LDPE (#5)
- PET (#1)

Để hiểu rõ hơn các thành phần hóa học của các loại nhựa trên là gì và tác động của chúng lên sức khỏe chúng ta, các bạn có thể đọc bài viết đầy đủ tại https://chamchut.com/do-nhua-va-ung-thu/
 
Back
Bên trên