Đánh Giá Tai Nghe Dunu Titan 5: Tai Nghe Mang Lại Cảm Giác Thoải Mái

titmit

Moderator
Thành viên BQT
Cùng với Titan 3 và 1ES, Titan 5 là thành viên cuối cùng trong các sản phẩm Titan mới năm 2015 được DUNU giới thiệu tại triển lãm Hi-Fi lần thứ 22 tại thành phố Bắc Kinh - Trung Quốc. Nếu như chưa được cầm tận tay và nghe trực tiếp thì mọi người sẽ nói Titan 3 và 5 không có điểm gì khác nhau cả, nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm
Titan 5 tuy có ngoại hình gần như giống hệt với người anh em sinh đôi Titan 3 nhưng lại có một chất âm khác biệt, hướng tới một gu nhạc khác. Và Titan 5 sẽ là sản phẩm cuối cùng trong chuỗi những bài đánh giá về các sản phẩm Titan mới của Dunu-Topsound. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu Titan 5 có tạo ra đủ sự khác biệt với Titan 3 hay không, hay hãng đã có những "nhầm lẫn" khi đem tới người dùng 2 sản phẩm giống nhau?


Đập hộp

Thiết kế

Dunu Titan 5 có thiết kế không khác mấy với Titan 3, và cũng là một phiên bản nâng cấp về bề ngoài so với người tiền nhiệm Titan 1. Phần housing được làm bằng kim loại bóng loáng, với ống nozzle dài hơn để fit với tai người dùng hơn. Điểm khác biệt duy nhất để phân biệt với Titan 3 đó chính là số "5" rất lớn ở mặt ngoài housing. Hãng đã chấp nhận từ bỏ việc đặt logo để người dùng có thể phân biệt 2 sản phẩm này dễ dàng hơn. Titan 5 cũng có thể thay dây giống Titan 3 với kiểu kết nối rất chắc chắn, không thể tuột ra được và hơn nữa là có thể xoay tròn thoải mái. Cũng vì vậy mà Titan 5 có thể đeo kiểu dây thẳng (Straight down) hoặc kiểu móc tai (Over-the-ear). Dây Titan 5 vẫn là dây tiêu chuẩn của hãng, với jack L chống gãy gập

Dunu-titan-5-review-1.jpg

Mắt trước hôp đựng Dunu Titan5 với chứng nhận đạt chuẩn Hi-res
Dunu-titan-5-review-2.jpg

Mặt sau giới thệu những tính năng nổi bật của tai
Dunu-titan-5-review-3.jpg

Hộp đựng mở ra như một cuốn sách, với ý nghĩa của sự khám phá
Dunu-titan-5-review-4.jpg

Dunu Titan 5 được đặt ngay nắn trong một khay nhựa chống sốc
Dunu-titan-5-review-14.jpg

Cận cảnh những chi tiết như Jack, housing, chấu nối...
Dunu-titan-5-review-15.jpg

Phụ kiền đi kèm: Hộp nhựa, 6 bô mút tai, 1 kẹp áo, 1 jack chuyển đổi từ 3.5 sáng 6.5

Titan 5 cũng như Titan 3 vì có phần housing làm lớn cũng như ống âm dài và dày hơn, nên sẽ đeo hơi bí hơn so với phiên bản Titan 1. Nhưng cũng vì vậy mà tai nghe bịt kín tai người dùng hơn, cho cảm giác tai nghe được giữ chặt và khó rơi hơn, hơn nữa độ cách âm cũng được tăng lên nhiều. Độ cách âm của Titan 5 đạt tới khoảng 90% so với tai nghe inear truyền thống, người dùng sẽ không phải tăng volume quá nhiều khi ra ngoài đường so với trong nhà, vì vậy mà bảo vệ tai tốt hơn

Dunu-titan-5-review-10.jpg

Sử dụng kết nối khá giống với Shure, những có kết cấu nhỏ hơn
Dunu-titan-5-review-7.jpg


Nói chung Titan 3 và 5 đều là những tai nghe đeo thoải mái, vì có trọng lượng không quá nặng. Với những người đeo lần đầu, 2 tai nghe này sẽ gây cảm giác hơi cấn nhẹ vì phần housing ngoài làm bằng kim loại và cũng hơi sắc, hơn nữa có cảm giác hơi trống phần trong tai vì phần nozzle không khít hẳn vào tai như Inear. Nhưng theo thời gian thì cảm giác này sẽ biến mất, người dùng sẽ cảm thấy thoải mái như đeo một chiếc Earbud vậy

Dunu-titan-5-review-16.jpg


Thông số kĩ thuật

Driver màng titanium đường kính 13mm
Dải tần đáp ứng 10Hz-40KHz
Độ nhạy 108±2dB
Trở kháng 32Ω
Chiều dài dây 1.2m
Cân nặng 24g

Chất âm


Dunu đã khắc phục được rất tốt nhược điểm thoát bass của tai nghe lai Inear-Earbud ở các sản phẩm Dunu năm nay. Ở Titan 5, hãng còn "cẩn thận" và khuyến mại thêm một lượng bass kha khá nữa. Vì vậy mà Titan 5 mang một hơi hướng V-shape hơn so với Titan 3, có một số điểm giống Titan 1 và được làm đầy đặn hơn. Tổng thể âm của Titan 5 là khá sáng, những là tốt nhất trong họ nhà Titan, âm thanh được tone âm khá tiến về phía trước khiến tai nghe có một chất âm nổi bật và vô cùng mạnh mẽ!

Dunu-titan-5-review-17.jpg


Bass

Có lẽ dải âm đập vào tai người dùng đều tiên khi đeo Titan 5 đó chính là phần trầm. Titan 5 có lượng trầm nhiều hơn đáng kể so với các tai nghe cùng dòng Titan. Lượng này nằm ở một mức vẫn hoàn toàn chấp nhận được kể cả đối với những người treble-head quen nghe nhạc cao, không gây cảm giác khó chịu hay quá thừa thãi. Phần bas này được tone khá giống với RHA T20 . Nếu lượng bass là 10 thì Titan 5 cũng có thể đạt tới mức 9. Nhưng rõ ràng cách chơi bass của Titan 5 phù hợp với nhiều thể loại nhạc hơn các tai nghe V-shape khác

Bass được làm khá sâu, đủ để người dùng cảm nhận được độ sâu của những phát trống hay phần basso của một bài Accapella. Điểm mà Titan 5 khác với những tai nghe V-shape như Dunu DN-1000 đó chính là hãng không cố làm phần bass của Titan 5 "ầm" hay vang lên. Tuy lượng bass không hề ít nhưng mỗi khi đánh ra đều có một vị trí nhất định và không lan ra, không làm tối nền. Một điểm nữa đó là hãng làm độ cứng của bass khá vừa phải, không mềm oặt và ấm như những tai nghe tầm thấp của Sennheiser hay Audio Technica và cũng không lạnh như Titan 1, chỉ vừa phải

Bass cũng có hơi được nhấn nhẹ nhàng vào mid bass, tạo độ tập trung khi trống nổi lên, nhưng rõ ràng chưa đủ để tạo cảm giác boomy, bùng nổ. Cũng vì vậy mà tuy là một tai nghe mang hướng V-shape nhưng Titan 5 không hề chỉ dành riêng cho những người nghe Dance, EDM mà những người nghe Pop hiện đại, Vocal hay Jazz vẫn có thể thưởng thức nhạc một cách bình thường. Tốc độ chơi bass ở Titan 5 cũng là một điểm đáng nói. Bass được chơi với tốc độ hơi chậm hơn so với Titan 3, rõ ràng là người dùng có thể cảm nhận được sự khác biệt. Nhưng để so với những tai nghe trên thị trường, ở trường hợp này là Dunu DN-1000, hay momentum in ear thì tốc độ Titan 5 vẫn có thể nói là nhanh.

Về tổng thể thì hãng đã làm ra được một chiếc tai nghe có phần bass nổi bật, đối ngược với Titan 3 với phần bass trung tính và có tốc độ cao. Bass chơi rất căng, tròn và đầy đặn. Tuy vậy bass vẫn có một độ sáng nhất định với tổng thể chất âm nên có thể chơi được nhiều thể loại nhạc hơn những tai nghe V-shape khác!

Dunu-titan-5-review-12.jpg


Mid

Như đã nói ở bài cảm nhận Titan 3, đó là một chiếc tai nghe có phần vocal cực kì tuyệt vời, thậm chí vượt trội trong tất cả các tai nghe của Dunu. Vì vậy mình đeo Titan 5 và cũng không có nhiều kì vọng về phần mid của chiếc tai nghe này lắm vì chỉ cần nghe giới thiệu của hãng cũng thấy rằng nó có nhiều điểm khác với Titan 3. Nhưng thực sự là Dunu là một hãng có nhiều sự bất ngờ. Phần mid của Dunu Titan 5 không hề lùi và mờ nhạt mặc dù dải bass và thậm chí cả treble đều rất dày và chiếm nhiều diện tích. Đây là một điều rất lạ vì đa phần tai nghe V-shape thường đưa phần mid rất lùi để bass và treble có nhiều đất diễn hơn. Ở Titan 5, tất cả các dải âm đều được đưa tiến về phía đầu người nghe, tất cả đều rõ ràng tạo nên một tổng thể âm đặc sắc. Kiểu chơi âm này sẽ không phù hợp với những người có gu nhạc nhẹ nhàng, thoải mái vì dù nghe thể loại nhạc nào thì Titan 5 cũng cho một chất âm rất sôi động, sáng sủa

Phần mid của Titan 5 có phần hơi sáng hơn so với Titan 3. Cũng vì vậy mà độ tự nhiên không bằng được, mà hơi có thiên hướng điện tử. Phần mid của Titan 5 làm mình nhớ tới mid của Sony dòng XBA, nhất là chiếc XBA-4. Phần mid được đưa gần với người nghe, độ chi tiết cũng khá tốt nhưng hơi điện tử nên chơi một số bản vocal hay jazz thiếu độ tự nhiên, độ thực cần có. Mid được chú trọng ở tất cả các phần từ low tới high, nhưng có một điểm peak nhẹ ở high mid tạo phần sibalance. Giọng Yao si ting trong "Sound of silence" lại xuất hiện những tiếng "Shhh" và "Tsss" giống với Titan 1. Phần high mid và treble của Titan 5 có nhiều điểm tương đồng với Titan 1 hơn là giống với Titan 3, nên những ai đặc biệt thích chất âm đặc trưng của chiếc Titan đời đầu có lẽ cũng sẽ thích Titan 5. Khác với Titan 3, tỷ lệ âm giọng lại chiếm ưu thế so với âm hơi nên giọng ca sĩ luôn tạo cảm giác chắc chắn, hơi thiếu độ airy để chơi nhạc Vocal nhưng lại rất hay khi chơi những bản Pop hiện đại như của Maroon 5

Titan 5 thể hiện được thế mạch giải mid khi chơi nhạc Pop, khi phần mid không cần phải có độ tự nhiên quá cao, chỉ cần rõ ràng cũng như có độ chi tiết tốt là được. Nhưng có một thể loại nhạc mà thực sự phần mid Titan 5 đó chính là nhạc không lời của Karunesh. Các tiếng sáo trên Titan 5 trở nên sáng, phần high mid cao nên tổng thể chất âm trở nên rộng rãi. Ngoài ra các bản nhạc EDM hay Dance thì Titan 5 cũng có thể chơi một cách tuyệt vời!

IMG_5646.jpg


Treble

Không chỉ nhấn vào dải bass mà Titan còn có một phần treble rất nổi bật. Titan 5 là một tai nghe V-shape thực thụ với cả phần bass và treble được làm nổi hẳn lên. Phần treble được làm khá cao, gần như không bị roll off đi chút nào. Ở phần này, Titan 5 giống với Titan 1 hơn là người anh em song sinh Titan 3

Treble được làm bạo lực, sáng và sắc khá giống với Titan 1. Điều này khiến chất âm tổng thể của tai nghe có phần hơi sắc cạnh, lung linh hơn rất nhiều. Tiếng Marimba ở bài A Quai ở Titan 3 ở Titan 3 cho cảm các dễ nghe, êm đềm thì ở Titan 5 cho cảm giác khỏe khoắn, có cảm giác kim khí hơn nhiều. Không gian treble cũng rất rộng rãi, treble chạy khắp tai nghe, không bị giới hạn ở một không gian nhất định. Đây cũng là một yếu tố tạo nên âm trường rộng rãi của tai nghe. Những người có gu nhạc sáng với những âm cao sắc cạnh sẽ không hề thất vọng với Titan 5!

Âm trường / Độ chi tiết

Titan 5 sở hữu một độ chi tiết khá tốt. Tất cả âm thanh được chơi trên một phần nền khá sáng nên cũng dễ thể hiện một cách toàn diện hơn. Nói điều này cũng không có nghĩa là các tai nghe tối sẽ ít chi tiết, vẫn có những tai nghe rất tối nhưng độ chi tiết lại tốt (như Earsonics SM64 chẳng hạn) nhưng cách chơi sáng như ở Titan 5 sẽ làm mọi thứ rõ ràng hơn, dễ dàng nhận ra các tính chất của âm thanh hơn. Phần vocal như đã nói ở trên, khá tiến và sáng nên người dùng sẽ dễ dàng cảm nhận được các âm uốn lưỡi hay lấy hơn. Các lỗi bản nhạc cũng được thể hiện ra rất tốt, không thuộc dạng bóc tách rạch ròi nhưng hoàn toàn có thể nhận ra được rõ ràng. Dunu đã làm rất tốt trong việc làm ra được 2 tai nghe có chất âm khá là khác nhau như Titan 3 và Titan 5 nhưng độ chi tiết không hề suy giảm một chút nào!

Âm trường là một điểm rất mạnh ở Titan 5. Nghe bài "Endless Skies", Titan 5 thực sự đúng là cho một cảm giác rất "Endless", không có giới hạn. Phần nền khá sạch, ít sạn cộng với kiểu đeo rộng mở, thêm cả phần treble sắc và cao khiến âm trường phải nói là rất rộng, thậm chí không ngần ngại so găng với nhiều tai nghe dưới 10tr! Ở một số trang nước ngoài còn nói âm trường Titan 5 thậm chí còn rộng rãi hơn cả Titan 3. Trong quá trình sử dụng thực tế cho thấy điều này cũng có phần đúng. Ở những bản nhạc của Karunesh, cả 2 tai nghe đều cho cảm giác rộng mở nhưng Titan 5 vẫn nhỉnh hơn tuy chỉ một chút. Cách thể hiện âm trường ở Titan 3 rộng nhưng vừa phải, rất phù hợp để chơi vocal vì nếu tạo cảm giác quá rộng âm thanh sẽ bị loãng, không còn tập chung được vào phần hát nữa. Nhưng Titan 5 thì hãng đã phóng tay hoàn toàn khi tạo một âm trường rộng mở như một tai Over-ear vậy! Nếu như Titan 3 có một dải vocal tốt nhất của Dunu, thì mình cho rằng Titan 5 chính là tai nghe có phần âm trường rộng nhất của hãng, nhất là về chiều dài 2 bên tai! Đây cũng là một minh chứng rõ ràng bác bỏ định kiến rằng các tai nghe V-shape không thể có âm trường rộng được

Dunu-titan-5-review-18.jpg


Tổng kết
Với Titan 5, ta có thể thấy dòng Titan đã có một "hệ sinh thái" riêng biệt so với các sản phẩm các của hãng. Chúng ta có một sản phẩm giá thành thấp là 1ES, một tai nghe nhạc nhẹ - vocal là Titan 3 và một tai nghe mạnh mẽ, khỏe khoắn mang hơi hướng V-shape là Titan 5. Điều này cho thấy đây là một dòng sản phẩm khá thành công và đang được hãng phát triển rất mạnh. Titan 5 nói riêng là một sản phẩm được hoàn thiện tốt với chất âm sắc, nổi bật và hợp với những ai thích dòng nhạc Dance, EDM và Pop. Việc thiết kế lại hoàn toàn housing ở tai nghe cũng là một bước tiến lớn, giúp chất âm không bị biến đổi ở điều kiện ồn ào. Hãng đã làm ra 2 sản phẩm gần như đối lập nhau là Titan 3 và 5 để người dùng có thể lựa chọn. Dù chọn bên nào đi nữa thì mình vẫn nghĩ đó sẽ không phải là lựa chọn tồi vì cả 2 đều không thua kém bất cứ tai nghe thuần Inear hoặc Earbud cùng tầm giá!


By Putius Nguyễn
 

Xem nhiều nhất

Back
Bên trên