Nhận Xét Đánh Giá Máy Tính Bảng Microsoft Surface 2: Tốt Hơn Nhưng Chưa Đủ

hoamihg

Thành viên mới
Microsoft Surface RT thế hệ đầu tiên rầm rộ ra mắt nhưng không mấy thành công. Và giờ đây Surface 2 lên kệ, phiên bản mới sẽ dễ lôi kéo khách mới? Theo đó, tương lai của nền tảng Windows RT sẽ diễn biến ra sao?

microsoft-surface-2-review-2013125152056.jpg
Microsoft Surface 2 có giá bán quốc tế chỉ 449 USD cho phiên bản 32GB
Để mang đến một dấu ấn riêng cho người dùng, Microsoft Surface 2 sẽ song hành cùng Windows RT 8.1 khi được bán ra. Bản cập nhật này là một cải tiến đáng chú ý hơn phiên bản tiền nhiệm trước kia, trong đó bao gồm tinh chỉnh giao diện người dùng, tích hợp tốt hơn các dịch vụ của Microsoft, cũng như một sự lựa chọn rộng lớn hơn đối với các ứng dụng của bên thứ ba so với một năm trước đây.
Ngoài việc nâng cấp hệ điều hành, Surface 2 “đóng gói” với loạt phần cứng hạng nặng, trong đó có SoC NVIDIA Tegra 4, màn hình 10,6-inch Full HD, máy ảnh 5MP, hàng loạt các kết nối và tùy chọn lưu trữ mở rộng. Sau đây, mời các bạn cùng xem qua bài viết đánh giá chi tiết hơn về sản phẩm này.
Kiểu dáng thiết kế
Surface-2-thiet-ke-2013125153534.jpg
Surface 2 vẫn mang hơi hướng thiết kế từ phiên bản tiền nhiệm RT
Không có gì mang tính cách mạng về thiết kế ở Microsoft Surface 2. Khung của máy vẫn được làm từ magiê kết hợp cùng chất liệu VaporMG với bề mặt mịn, mang lại cảm giác khá sang trọng và chắc chắn.
Surface-2-vs-iPad-Air-2013125153844.jpg
Surface 2 đọ dáng cùng iPad Air
Ngoại hình “nhỏ nhắn xinh xắn” giúp cho Surface 2 trở thành một sản phẩm có thể cạnh tranh trực tiếp với iPad và các dòng tablet Android mỏng, nhẹ khác trên thị trường hiện nay. Cụ thể hơn, số đo 3 vòng của máy lần lượt là 274,6 x 172,5 x 8,9 mm và trọng lượng lên đến 675,9 gram.
Surface-2-nut-Home-2013125154044.jpg
Nút Home cảm ứng mang sắc thái đặc trưng của dòng sản phẩm Windows
Surface-2-canh-trai-2013125154236.jpg
Cạnh trái có loa âm thanh nổi, bộ đôi nút tinh chỉnh âm lượng, jack cắm âm thanh 3,5 mm và khe mở chân đỡ máy
Surface-2-canh-phai-201312515487.jpg
Cạnh phải có loa stereo, cổng mini HDMI, cổng USB đầy đủ và cổng sạc
Surface-2-MicroSD-2013125154929.jpg
Khe cắm thẻ nhớ microSD nằm bên dưới chân đế
Micro-Surface-2-logo-2013125155813.jpg
Logo thương hiệu Surface hiển thị nổi bật ở mặt sau máy
Micro-Surface-2-chan-de-2013125155624.jpg
Khi kết hợp với chân đế ở một góc 45 độ giúp người dùng có thể thoải mái quan sát nội dung khi gõ phím
Micro-Surface-2-ban-phim-sang-201312516234.jpg
Đèn nền trên bàn phím sẽ phát sáng khi sử dụng ở nơi tối tăm và thiếu sáng
surface-2-charger-2013125172231.jpg
Bộ sạc chuẩn của Surface 2
Màn hình hiển thị
Microsoft-Surface-2-do-sang-ty-le-tuong-phan-201312516953.JPG
Độ sáng và tỷ lệ tương phản dưới ánh nắng của Surface 2 và các đối thủ
Surface 2 sở hữu màn hình 10,6-inch, độ phân giải Full HD (1.920 x 1.080 pixel) và được sự trợ giúp từ công nghệ ClearType HD nhằm tăng tính sắc nét của chữ (text) chủ yếu trên các màn hình tinh thể lỏng (LCD). Mật độ điểm ảnh của máy thì khá khiêm tốn chỉ đạt khoảng 208ppi.
Surface-2-do-sang-364-lux-2013125172318.jpg
Độ sáng của Surface 2 kém xa Lumia 2520
Bù lại Surface 2 có độ sáng khá cao lên đến 364 lux, sáng hơn nhiều so với màn hình của Transformer Book T100 (204 lux) và cao hơn các loại máy tính bảng trung bình (358 lux). Nhưng lại kém xa Lumia 2520 có độ sáng tối đa 690 lux.
Tuy vậy, với độ sáng 364 lux thì Surface 2 đủ khả năng giúp người dùng có thể trình chiếu nội dung và hình ảnh dưới ánh nắng mặt trời.
Giao diện và nền tảng điều hành
Windows RT là một hệ điều hành tương đối mới với tuổi đời cũng được 1 năm. Nền tảng này hoàn toàn khác với Windows hay Windows Phone mà các bạn đã và đang trải nghiệm. RT (viết tắt của Runtime) được phát triển để chạy trên bộ xử lý ARM (như “trụ cột” của các dòng smartphone và máy tính bảng hiện nay) thay vì trên các bộ vi xử lý Intel và AMD thường xuất hiện trên máy tính để bàn.
Windows-store-2013125172358.JPG
Giao diện Windows Store khá mới mẻ
Các ứng dụng mà Windows RT có thể triển khai đều phụ thuộc vào Windows Store và bạn không thể cài đặt bất kỳ phần mềm ở bên thứ 3. Ngay cả loạt ứng dụng từ Windows Vista/7/8 cũng không mấy “mặn mà” với Windows RT, trừ khi các nhà phát triển của họ phát hành một phiên bản tương thích và Microsoft đứng ra xác nhận về điều đó.
Windows-store-apps-201312517257.JPG

Các ứng dụng trên Windows Store đang dần được cải thiện
Ngay trước khi Surface 2 được công bố, đã có tin đồn cho rằng Microsoft sẽ “phá vỡ” dự án RT cho máy. Nhưng đến ngày hôm nay, sự chờ đợi hầu như là vô vọng. Nền tảng chính thức mà Surface 2 bám theo vẫn là Windows RT 8.1. Phiên bản mới nhất của hệ điều hành dựa trên ARM không phải là một bản cập nhật lớn, mặc dù nó vẫn mang lại một số thay đổi về giao diện.
Surface-2-Desktop-2013125172535.jpg

Giao diện Desktop trên Surface 2
Surface-2-file-201312517267.jpg

Chế độ xem các tập tin
Surface-2-copy-file-2013125172633.jpg

Giao diện sao chép tập tin
Surface-2-notepad-2013125172732.jpg

Notepad
Surface-2-Calculator-2013125172755.jpg

Calculator
Surface-2-Command-Prompt-2013125172818.jpg

Command Prompt
Surface-2-Task-Manager-2013125172921.jpg

Task Manager
Surface-2-ban-phim-ao-2013125172943.jpg

Bàn phím ảo trên Windows RT 8.1
Surface-2-Outlook-201312517310.jpg

Outlook
Surface-2-BingMaps-2013125173123.jpg

Bing Maps
Surface-2-SkyDrive-201312517325.jpg

SkyDrive
Cấu hình phần cứng
Thay vì dùng chip Tegra 3 như thế hệ đầu tiên, Surface 2 cải tiến và mạnh mẽ hơn với SoC Nvidia Tegra 4 xung nhịp 1,7 GHz và kết hợp cùng dung lượng RAM 2GB. Trong quá trình sử dụng hầu như không xuất hiện bất kỳ trường hợp chậm trễ (lag) nào, như chuyển đổi ứng dụng, chạy đa nhiệm… kể cả khi đang mở nhiều cửa sổ trong Internet Explorer và một số ứng dụng chạy ở chế độ nền.
Các ứng dụng được kích hoạt ngay lập tức và camera chụp hình tức thì.
surface-2-glbenchmark-27-trex-2013125165247.jpg

Bảng biểu GLBenchmark của Surface 2 so với các đối thủ
Tối đa 17 giây là Surface 2 có thể truy cập vào thẳng bên trong Windows RT 8.1, ngang ngửa với Asus Transformer Book T100 (vi xử lý lõi tứ Atom Z3740 xung nhịp 1,3 GHz, RAM 2GB) và nhanh hơn mức trung bình 20 giây.
surface-2-3dmark-icestorm-unlimited-2013125165423.jpg

Bảng biểu 3DMark của Surface 2 so với các đối thủ
Tương tự như chip Tegra 4 giao phó cho HP Slatebook X2, trong bài kiểm tra điểm chuẩn với 3DMark, Surface 2 đạt benchmarks cao nhất 13.068, hơn hẳn iPad 4 (9.425), Nexus 10 (8.553) và tất nhiên tiền bối RT (3.339) không có cửa hơn thua ở khoảng này - Đánh giá từ Cnet.
Surface-2-Riptide-GP-2013125145336.JPG

Riptide GP đã chạy tốt trên Surface RT và nay còn tốt hơn thế nữa trên Surface 2
Nói một cách chính xác hơn với sức mạnh như thế thì Surface 2 thừa sức chiến các thể loại game nặng ký trên Windows Store. Tuy vậy, hạn mức này chỉ mới chạm đến ranh giới giữa nhanh và chậm mà thôi, máy không thể nào vượt qua “tân binh” Kindle Fire HDX (16.655) hoặc Nvidia Shield (16.348) - Đánh giá từ Cnet.
Surface-2-Flash-player-201312514472.jpg

Trình duyệt mặc định Internet Explorer 11 hỗ trợ Flash rất tốt, thoải mái xem video trực tuyến với độ phân giải Full HD 1080p
Microsoft-Surface-2-SunSpider-2013125144440.JPG

Khả năng xử lý Javascript thông qua ứng dụng Sunspider chỉ trong 405 ms (1 ms = 1/1.000 giây)
Máy ảnh
Surface2-Rear-Camera-2013125152523.jpg

Camera chính mặt sau 5MP kết hợp cùng đèn Flash LED để trợ sáng
Microsoft Surface 2 được trang bị camera chính mặt sau 5MP (thay vì 1MP như trên Surface RT) và camera trước 3,5MP (so với 0,9MP như trên Surface RT). Ảnh chụp thực tế từ camera sau của máy cho thấy ảnh sắc nét và rực rỡ.
Surface-2-camera-phu-2013125153020.jpg

Camera phụ 3,5MP phía trước cũng có khả năng ghi hình Full HD
Ngoài ra, cả hai camera của Microsoft Surface 2 đều có khả năng quay video Full HD 1080p. Và Camera chính phía sau cho hình ảnh quay được thật sự rất mịn và rõ ràng.
Surface-2-giao-dien-camera-201312516645.JPG

Giao diện camera trên Surface 2
Microsoft-Surface-2-camera-photo-2013125165713.jpg

Microsoft-Surface-2-camera-photo-2-20131251716.jpg

Microsoft-Surface-2-camera-photo-1-201312517130.jpg

3 bức ảnh trên đều chụp từ camera chính 5MP của Surface 2
Thời lượng dùng pin
Microsoft-Surface-2-pin-duyet-web-201312517254.JPG

Surface 2 duyệt web xuyên suốt được 9 giờ 32 phút, đánh giá từ gsmarena
Thật kỳ lạ, Microsoft khá rụt rè về dung lượng pin chính xác của Surface 2. Nhưng gã khổng lồ phần mềm này hứa hẹn thời lượng dùng pin của máy sẽ lên đến 10 giờ và thời gian xem video từ 7-15 ngày ở chế độ chờ (standby).
Microsoft-Surface-2-pin-video-playback-20131251752.JPG

Surface 2 xem video xuyên suốt được 11 giờ 14 phút, đánh giá từ gsmarena
Với độ sáng màn hình 50%, Surface 2 có thể xem video, lướt web và chạy ở chế độ chờ được khoảng một ngày. Còn khi xem xuyên suốt các bộ phim HD cụ thể là "The Avengers - Biệt đội siêu anh hùng” ở chế độ máy bay (Airplane) thì máy kéo dài thời lượng dùng pin thật ấn tượng chạm mốc 11,6 giờ, so với 9,5 giờ ở tiền bối RT - Bài kiểm tra được thực hiện bởi Cnet.
Kết luận
Surface 2 bước vào một thị trường cạnh tranh hơn và tối ưu hơn so với Surface RT đã làm năm ngoái. Surface 2 vẫn là mẫu máy tính bảng có hiệu năng xuất sắc, đi kèm cùng bộ 3 bàn phím tuyệt hảo, trải nghiệm trọn bộ Office 2013 hoàn toàn miễn phí, ưu đãi thêm 200GB lưu trữ trên SkyDrive trong hai năm và 1 năm sử dụng Skype Premium miễn phí (dùng để gọi điện thoại miễn phí cho hơn 60 nước).
Surface-2-review-2013125151725.jpg

Surface 2 trợ lý tâm đắc của doanh nhân
Microsoft Surface 2 bao gồm 2 phiên bản. Phiên bản dung lượng 32GB có giá từ 449 USD, trong khi phiên bản 64GB có giá 549 USD. Hai phụ kiện bàn phím của Microsoft gồm Touch Cover 2 và Type Cover 2 có giá 119 USD và 129 USD tương ứng. Người dùng nếu mua Surface 2 bản 32GB đi kèm bàn phím Type Cover 2 sẽ có giá 578 USD.
Ưu điểm
- Kiểu dáng đẹp, cứng cáp và mạnh mẽ
- Màn hình nét căng với công nghệ ClearType HD và góc nhìn rộng hơn
- SoC NVIDIA Tegra 4 mạnh mẽ
- Thời lượng pin ấn tượng
Nhược điểm
- Kho ứng dụng Windows Store cho Windows RT còn nhiều hạn chế
- Trọng lượng tương đối nặng

Minh Dương (tổng hợp)
 
Back
Bên trên