Review Máy Tính Xách Tay Chơi Games Alienware M17x R3: Đối Thủ Nặng 4,5 Ký

hoanganh

Thành viên Nghiệp dư
Thành viên BQT
Bài này mình viết chủ yếu dành cho hội Alienware, vì nhiều điểm so sánh trực tiếp với M17x R1/R2, tuy nhiên những ai chưa từng dùng Alienware cũng có thể tham khảo để biết các điểm mạnh điểm yếu của nó mà yên tâm gia nhập hội người ngoài hành tinh tụi mình

Alienware là thương hiệu laptop chơi game chuyên dụng của Dell, vốn gắn liền với những đặc trưng làm nên thương hiệu của mình: ngầu, mạnh, hầm hố và nhất là nặng điên người. Điều đó đúng với thế hệ Dell Alienware đầu tiên (bao gồm M17x R1/R2 và M15x), tuy nhiên Dell đã cải thiện quan niệm đó khá nhiều với việc cho ra đời model M11x và M14x, đồng thời khai tử M15x và gần đây nhất là cho ra đời revision 3 (R3) của model M17x. Model R3 đã trở nên thanh lịch hơn, gọn gàng hơn và nhất là nhẹ nhàng hơn nhiều!

Mặc dù về ngoại hình có nhiều thay đổi, tuy nhiên triết lý thiết kế Alienware của Dell vẫn được giữ nguyên với thiết kế hầm hố đặc trưng như một siêu xe và cấu hình đỉnh cao trong các dòng laptop chơi game.
Cấu hình được review cụ thể như sau:

• CPU Intel Core i7-2720QM 2.2GHz (3.4GHz Turbo Mode) 6MB bộ đệm
• RAM 4GB DDR3 1333MHz Memory
• LCD 17.3-inch 1920x1080 WLED Display FullHD, với panel hỗ trợ 3D-ready (120hz)
• VGA nVIDIA Geforce 460m GTX 1,5GB bộ nhớ
• HDD 320GB 7200RPM Hard Drive
• Wireless 802.11 g/n
• ODD DVDRW/Bluray reader combo
• Windows 7 Home Premium 64-Bit
• Đầy đủ các kết nối thông dụng: WiFi, Bluetooth, HDMI in/out, Mini DisplayPort, USB 3.0
5966267738_ae018b088f_z.jpg


1) Thiết kế và chất liệu
Thiết kế của R3 vẫn khá giống với truyền thống của R1/R2 và M15x, vẫn với kiểu thiết kế vát chéo, phía trước là hệ thống loa được bọc lưới hầm hố, phía sau là dàn khe tản nhiệt khá giống ống xả siêu xe, phía trên vẫn là logo Alienhead đặc trưng, tuy nhiên nắp nhựa dạng lưới tổ ong đã không còn, mà thay thế vào là các hoa văn khắc chìm hai bên đối xứng tương tự với đàn em M11x, nên nếu nhìn sơ qua trong hình, có thể bạn lầm lẫn với M11x
5966266724_566494e3b7_b.jpg

Đó là ấn tượng ban đầu, khi bạn cầm lên sẽ có một ấn tượng khác, đó là nhẹ, rất nhẹ so với M17x R1d/R2. Theo đo lường thì R3 nhẹ hơn body của R1/R2 đến hơn 1KG, rất đáng kể. Điều này đạt được nhờ việc cải tiến mạnh mẽ về chất liệu sử dụng cũng như hệ thống khung nền của máy. Khác hoàn toàn với R1/R2 cũng như M15x, R3 sử dụng hầu hết là chất liệu nhựa, một điều khá đáng ngạc nhiên khi đi khác truyền thống. Mặc dù bằng nhựa nhưng lớp nhựa này khá dày và được phủ lớp cao su mịn (ở Palmrest và Lid) nên vẫn tạo cảm giác cao cấp, không hề rẻ tiền. Cảm giác này tương tự khi chạm vào chiếc laptop chơi game khác là Asus ROG G73.
5966266650_234010e750_b.jpg

Về mặt cá nhân, mình vẫn thích cảm giác mát lạnh và cứng cáp không lẫn vào đâu của thiết kế vỏ nhôm trên M17x R1/R2 cũng như M15x hơn, tuy nhiên chất liệu nhựa mà Dell sử dụng cũng không hề tồi và quan trọng nhất là nó trực tiếp giúp giảm cân cho R3, 1 điểm cộng!

Ngoài việc khác biệt về chất liệu làm vỏ, các kích thước của R3 cũng khác so với R3, cụ thể là dài hơn về bề dài, ngắn hơn về bề rộng và quan trọng là mỏng hơn, một phần vì khác biệt về tỷ lệ màn hình (16.9 trên R3 so với 16.10 trên R2)

Nói về độ dày máy, R1/R2 khá dày, phải nói là như cục gạch vì máy được thiết kế vát lên về phía đuôi, mục đích chính là để tạo không gian tản nhiệt trực tiếp cho 2 con vga "nóng như lò than" của R1/R2. Tuy nhiên R3 có mặt đáy bằng phẳng, và phần gờ cao su tại 4 cạnh cũng đủ tạo độ cao cho hệ thống quạt tản nhiệt, mà hiệu quả của việc này sẽ được đề cập ở phần sau.
5966266236_2a9576df39_b.jpg

Về mặt cổng giao tiếp, hầu như không có thay đổi nhiều so với R1/R2, ngoài việc thêm vào USB 3.0, mini Display port và cổng HDMI-in, tuy nhiên rất đáng tiếc là Dell lại bỏ đi giao tiếp Express-card!
Cụ thể bên cạnh phải bao gồm: Ổ combo DVDRW/Bluray, đầu đọc thẻ,2 cổng USB 2.0, eSATA và HDMI-in.

Cạnh trái bao gồm: cổng LAN, VGA, HDMI-out, mini Display port, 2 cổng USB 3.0 và các đầu cắm media (loa, micro và optical tích hợp)

Phía trước chỉ có hệ thống loa, Phía sau là khe tản nhiệt cũng như đầu cắm nguồn
5965710875_7bd53dfa16_b.jpg
2) Bàn phím, Touchpad và loa

Bàn phím của R3 hầu như vẫn giữ nguyên từ đời R1/R2, với thiết kế phím thông thường, không phải Chicklet, đây là điểm mà mình thích nhất, đối với laptop chơi game thì chicklet không có nhiều tác dụng. Và thực tế sử dụng qua nhiều đời máy thì bàn phím của Dell Alienware cùng với bàn phím chicklet của Macbook pro là 2 mẫu bàn phím mình thích xài nhất, rất êm tay và thoải mái, chỉ khác mục đích sử dụng, Alienware dành cho gaming còn Macbook pro dành cho công việc!

Nói chung bàn phím của R3 không có nhiều điều đáng để nói, fullsize và có numpad là điều tất nhiên với một laptop gaming 17.3", các phím bố trí với kích thước vừa phải, thuận tay, hành trình nhún thích hợp và tạo cảm giác tốt. Tuy nhiên có 2 nhược điểm là bàn phím vẫn bị flex khá nặng, mặc dù đỡ hơn R1/R2 nhưng vẫn thua sút các model như Macbook pro hoặc thậm chí với đối thủ trực tiếp là Asus ROG G73! Nhược điểm thứ 2 là việc gõ phím tạo tiếng động khá rõ, không hề cải thiện so với R2, có thể gây khó chịu cho các bác làm văn phòng mà hơi khó tính, tuy nhiên thực tế thì chả ai xài văn phòng mà lại xài Alienware M17x cả, nên nhược điểm này có thể tạm bỏ qua

Về thiết kế của bàn phím, vẫn với hệ thống đèn nền LED rất màu mè và đặc trưng của Alienware sẽ khiến bạn nổi bật giữa đám đông (dù muốn hay không), hệ thống đèn LED này có thể tùy biến gần như vô tận với việc sử dụng Alien Command Center, có thể tùy biến bất kỳ màu sắc nào với 4 khu vực chỉnh đèn nền riêng rẽ trên bàn phím, tóm lại, rất màu mè và dư sức cho bạn thể hiện cá tính của mình! Một điểm cộng khác là các ký tự cũng như viền các phím bấm được khắc mỏng hơn, tạo cảm giác thanh thoát hơn cho bàn phím khi so sánh với R1/R2.

Ngoài ra, dãy phím điều khiển media cảm ứng phía trên bàn phím của R1/R2 cũng được thay thế bằng các phím bấm cơ học, và quan trọng hơn là được bổ sung phím mute, đây là điểm cộng khá lớn, vì qua thực tế đã từng sử dụng R1/R2, tổ hợp Fn+F3 (mute) rất khó dùng, nhiều khi bị vô tác dụng nếu bạn đang chơi game hoặc bị treo máy), nhưng phím cơ của R3 đã khắc phục được điều này. Ngoài phím mute ra, các phím khác hầu như vẫn được giữ nguyên từ thời R1/R2. Cá nhân mình khi dùng R2 mặc dù rất bực mình với cái dãy phím cảm ứng này nhưng nhìn nó khá đẹp và xẹt tông với máy hơn dàn phím cơ màu mè của R3, đặc biệt là các nút báo numlock, caplock và scrollock của R1/R2 sáng đèn lên trên nền đen rất đẹp, còn R3 chỉ là 1 cái đèn led nhỏ xíu vô hồn.
Tóm lại là 1 điểm cộng cho bàn phím và dãy phím media với những cải tiến nêu trên

5965710829_d3ee96c7b8_b.jpg

Về touchpad, thực sự ở R1/R2 chẳng có gì đáng bàn vì nó quá thất vọng! Tuy nhiên ở R3 đã có nhiều cải tiến khá rõ, đó là to hơn, dễ dùng hơn và nhạy hơn. Diện tích touchpad đã nở to hơn, touchpad có viền nổi lên giúp dễ dàng định vị và sử dụng, đồng thời chất liệu nhựa sần cùi bắp ở R1/R2 đã được thay bằng nhựa phủ cao su, dễ dùng hơn hẳn! ngoài ra 2 nút của touchpad cũng được thiết kế rời ra và bấm nhẹ hơn hẳn R1/R2. +1 cho touchpad
Nhưng nói chung touchpad của R3 nói riêng và M17x nói chung vẫn còn kém xa nhiều máy khác, như Macbook pro chẳng hạn, và thường khi xài Alienware bạn sẽ có gear kèm theo, vì vậy tốt nhất cứ disable cái touchpad này đi cho lành.

5966266466_ea60fc0a69_b.jpg
Nói về loa, loa của Alienware là một trong những hệ thống loa to mồm nhất trong các máy laptop, sánh vai với Macbook pro 17 và Toshiba Qosmio, đủ làm rung động (+ gây khó chịu) cho những người ngồi xung quanh. Âm lượng tối đa của R3 tuy không còn to như R1/R2, tuy nhiên có âm trầm rõ hơn và ấm hơn 1 chút. Dell công bố hệ thống âm thanh sử dụng công nghệ của Klipsch, tuy nhiên nếu bật maximum thì có phần bị bể, điều không xảy ra với R1/R2. 1 điểm trừ cho hệ thống loa.


5966266384_d148606e79_b.jpg


3) Tản nhiệt, độ ồn
5966266350_ef3039a9df_b.jpg

Alienware M17x R3 cũng như các dòng Dell Alienware khác vốn rất nổi tiếng về hệ thống tản nhiệt tuy hầm hố nhưng rất hiệu quả của mình. Và đời R3 vẫn không là ngoại lệ, máy chạy lâu nhưng vẫn rất mát mẻ, cả nhiệt độ vỏ máy cũng như nhiệt độ của sensor báo đều rất mát mẻ với nhiệt độ CPU cao nhất lúc fulload không quá 65oC, rất đáng nể, nhất là đối với một chiếc gaming laptop chứa toàn phần cứng khủng!
Tuy nhiên nhược điểm là hệ thống quạt tản nhiệt khi làm việc "hết ga" rất to, phải nói vô cùng ồn ào, nếu bạn đang chơi game thì cũng không ảnh hưởng lắm vì âm thanh game có thể lấn át, nhưng nếu bạn đang encode hoặc làm việc gì mà fulload máy thì sẽ dễ phát điên vì âm thanh "như một siêu xe" của nó!
1 điểm cộng cho hệ thống tản nhiệt và 1 điểm trừ cho hệ thống quạt "to mồm" của nó

5965711813_e4e47d0c2d_b.jpg


4) Chất lượng hiển thị của màn hình
Vì hiện tại model được review là bản 3D nên mình không rõ các model khác sử dụng panel nào, nhưng với panel LG Phillips, model LGD02C5 được sử dụng trong model này thì đây không phải là panel RGB-LED lừng danh mà Dell sử dụng cho model R2 cũng như M15x. Thú thực là mình có một chút thất vọng ở đây, rõ ràng là downgrade chứ ko phải là upgrade. Tuy nhiên khi sử dụng thử thì cũng không quá tệ, màu sắc tươi sáng, màu khá rực và góc nhìn đủ để sử dụng cho một người. Đặc trưng của tấm panel TN là góc nhìn không cao và màu hơi ngả đỏ, M17x R3 cũng không là ngoại lệ. Tóm lại mặc dù chất lượng hiển thị là khá tốt so với mặt bằng laptop nói chung nhưng lại là 1 bước lùi nếu so sánh trực tiếp với màn hình RGBLED của R2, 1 điểm trừ!

5965710395_26159b943f.jpg

5) Thời gian dùng pin

Ở đây có một điểm cần làm rõ với các bạn, Alienware M17x R3 cũng như các laptop sử dụng chip Sandy Bridge khác sẽ được tích hợp công nghệ Optimus của nVIDIA cũng như Dynamic Graphic Switchable (DGS) của AMD, tuy nhiên với model Alienware M17x R3 3D này thì tính năng Optimus này bị disable đi, đây là điểm khó hiểu và tạm cho là trở ngại về mặt rào cản công nghệ, hy vọng đời R4 sẽ cho phép Dell áp dụng được Optimus cho model 3D. Hoặc ai muốn đạt được thời lượng pin tốt hơn hẳn nên config máy mình là bản nVIDIA không 3D hoặc dùng VGA của AMD
Và vì chỉ có thể sử dụng dedicated graphic adapter (cụ thể ở model này là nVIDIA Geforce 460m GTX) thì tất nhiên thời lượng pin không thể khả quan được.
Thực thế sử dụng với các tác vụ thông thường nhất là:
- Bật wifi, để độ sáng màn hình 100%, mute loa, làm office cũng như lướt web: 1 tiếng 55 phút
- Tắt wifi, màn hình sáng 70%, loa 100%: 1 tiếng 30 phút! tạm đủ 1 bộ phim vừa phải

6) Hiệu năng
Sandy Bridge vẫn luôn chứng tỏ là 1 thế hệ CPU rất mạnh mẽ, và với 1 con CPU cao cấp như i7 2720QM, bạn hoàn toàn yên tâm về hiệu năng của laptop nói chung, không riêng gì với M17x R3

5966267704_8782e65bec_b.jpg

Thử nghiệm với SuperPI cho thấy, 2720QM tốn 13 giây để tính 1M, 30 giây cho 2M và 715s cho thử nghiệm 32M. (các điểm số khác tham khảo từ notebookforums.com)

5966267674_7c3b46b051_b.jpg

Điểm CineBench của R3 (bên trái) so với Envy 17 3D 2010 (CPU i7 720qm)

5966267402_026c483dd0_b.jpg

Sử dụng một công cụ "thân thiện gamer" hơn là 3DMark Vantage cho thấy, điểm CPU của 2720QM đạt đến gần 38.000, đây là điểm số rất-khủng-khiếp nếu như bạn biết rằng CPU i7 740QM trong con máy M17x R2 của mình chỉ đạt 11.300 điểm. Điểm GPU đạt 7000 điểm, một điểm số trung bình đối với GPU nVIDIA Geforce 460m GTX, tuy nhiên nhờ điểm CPU cao vl (vô lý) mà tổng điểm Vantage rất đáng nể, 8829 điểm với gói perfomance.

5965711395_bfd9b3a959_b.jpg

Thử nghiệm với 3DMark 11 cho thấy M17x R3 đạt được 1817 với gói performance, một con số khá cao đối với laptop chơi game.

5966267220_c778805704_b.jpg
Benchmark PCmark Vantage cho thấy R3 đạt 8498


5966267334_655d89e113_b.jpg
Điểm số Windows Experience Index, không có gì bất thường, với chỉ số CPU rất cao và điểm thấp nhất vẫn thuộc về em HDD truyền thống
Ngoài ra còn nhiều tính năng khác của M17x R3 mà mình chưa có điều kiện để test: 3D Vision (ko có bộ kính lúc gửi về), HDMI-in (bán console rồi) cũng như WirelessHD Streaming (phải mua rời)...
7) Kết luận
Alienware M17x R3 mặc dù có nhiều điểm "thụt lùi" so với người anh M17x R2 (như vỏ nhựa, màn không phải RGBLED, chỉ còn option 1 VGA), tuy nhiên với kích thước nhẹ nhàng, cpu khủng, pin lâu, nhiều tiện ích (HDMI-in, 3D)... thì R3 vẫn xứng đáng đứng vào hàng ngũ những người ngoài hành tinh đẳng cấp!
Ưu điểm:
o Thiết kế đầy cá tính và hầm hố
o Cấu hình mạnh mẽ, dễ tùy biến và nâng cấp
o Chất lượng hiển thị của màn hình tốt
o Hỗ trợ RAID (0,1)
o Mỏng và nhẹ hơn đời R1/R2
o Có thểm cổng HDMI-in
o Tản nhiệt tốt
o Thời gian dùng pin tốt (với cấu hình VGA AMD và nVIDIA không 3D)
Nhược điểm:
- Vỏ nhựa nên tạo cảm giác ọp ẹp
- Chất lượng loa không được cao lắm
- Màn hình không còn là RGB-LED của M17x R2 và M15x
- Không còn option Dual VGA - nVIDIA SLi hoặc AMD CrossfireX
- Vẫn còn rất nặng nề nếu so sánh vơi các model 17.3" khác
Disclaimer: Thực hiện bởi Twin Snakes của hội Alienware Club - Vozforums, copy thoải mái , ghi source là đc ròi, hình ảnh được chụp bởi thành viên CuLong của diễn đàn Tinhte.vn (chụp rất nghề)
 
Back
Bên trên