Mổ xẻ Microsoft XBox 360 Slim và XBox 360

hoanganh

Thành viên Nghiệp dư
Thành viên BQT
XboxWallpaper_1024x768__0008_.com-11--600x450.jpg

Chắc hẳn các độc giả của vozExpress đã quá quen thuộc với tất tần tật những thứ bên trong PC. Thế nhưng còn gaming console thì sao? Dù rằng hệ thống phần cứng của các console như XBox 360, PS3 cũng không đến nỗi quá xa lạ, vì cũng từ các nhà chế tạo chip bán dẫn làm ra, nhưng vì sự đồng bộ và mục đích chuyên môn của chúng nên ít ai “bửa” một chú XBox 360 hay PS3 ra xem xét bên trong kết cấu như thế nào.
Bài mổ xẻ lần này sẽ giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn về cấu trúc bên trong một chiếc console, đặc biệt khi đây là chiếc XBox 360 Slim mà Microsoft mới ra mắt tuần trước, cùng với đó là so sánh với chiếc XBox 360 nguyên bản.
comp1.jpg

Chiếc XBox 360 Slim là chiếc màu đen, bên trái, nhỏ và nhẹ hơn khá nhiều so với bản XBox 360 cũ, một bản Elite màu trắng.
comp2.jpg

Hệ thống mới có 250GB HDD cùng một lớp phủ đen bóng, dễ in dấu vân tay. Điều này có lẽ cũng không ảnh hưởng gì nhiều khi chiếc console của bạn rõ ràng không phải thiết bị di động.
comp3.jpg

Các tùy chọn kết nối trên chiếc XBox 360 Slim phong phú hơn hẳn, với 4 cổng USB 2.0 cùng đường optical audio output.
comp4.jpg

Cổng cắm điện khác hoàn toàn so với bản cũ. Cổng kết nối màu cam phía trên Ethernet chính là đường kết nối với Kinect, bộ cảm biến chuyển động ra mắt cùng với XBox 360 Slim. XBox 360 Slim cũng tích hợp WiFi chuẩn N, dễ dàng hơn cho việc kết nối và chia sẻ của bạn.
comp5.jpg

Bộ adapter cho XBox mới cũng nhỏ nhẹ hơn bộ cũ rất nhiều. Đó là nhờ vào hệ thống chip xử lý mới ít tốn điện và mát hơn.
comp6.jpg

Bộ adapter cũ có công suất 175W, 12W-14.1A trong khi adapter mới là 135W 12V-10.8A.
Bên trong XBox 360 Elite

Trước khi khám phá anh chàng lính mới, chúng ta hãy cùng lướt qua XBox 360 phiên bản cũ.
01.jpg

Sau khi gỡ bỏ lớp vỏ ngoài, trước mắt chúng ta là hệ thống heatsink tản nhiệt đồ sộ, nhưng chỉ có 2 chiếc quạt “vừa bé vừa ồn” nằm ở phía xa xa tạo luồng gió đi qua chúng. Đây là nguyên nhân của khá nhiều vụ chết chip do quá nhiệt.
02.jpg

03.jpg

Tiếp theo chúng ta sẽ gỡ các tấm heatsink và xem bên dưới chúng có gì..
04.jpg

Bên dưới khối heatsink lớn nhất là vi xử lý chính: một CPU kiến trúc PowerPC với 3 nhân, hoạt động ở mức xung 3.2GHz. CPU này hỗ trợ 2 luồng xử lý trên mỗi nhân, tạo ra 6 luồng xử lý cùng lúc.
05.jpg

Tiếp theo là vi xử lý đồ họa: GPU này do ATI sản xuất riêng cho XBox 360, bao gồm 10MB bộ nhớ tốc độ cao kèm theo trên đế chip. GPU này có tổng cộng 48 nhân xử lý, xung mặc định 500MHz. Bộ nhớ cho toàn hệ thống là 512MB RAM.
06-600x400.jpg

07.jpg

Southbridge do hãng SiS phát triển, với chức năng đảm nhiệm các kết nối với thiết bị lưu trữ, xử lý âm thanh, kết nối USB, v..v..
08.jpg

Chip xử lý video từ HANA. Đây cũng là chip xử lý không có gì thay đổi trên thế hệ XBox mới.
Bên trong XBox 360 Slim mới
103.jpg


Phần tháo gỡ dễ nhất trên XBox 360 Slim là nắp trên của thiết bị, nơi gần ổ cứng.
113.jpg

Thiết bị wireless mà Microsoft tích hợp cho XBox 360 Slim thực chất là một đầu thu WiFi kết nối USB. Có lẽ kết nối WiFi là quyết định phút cuối của Microsoft, hoặc hãng này muốn việc thay thế và nâng cấp trở nên dễ dàng hơn.
Tiếp theo là các thành phần khác..
122.jpg

132.jpg

162.jpg

172.jpg

Ổ đĩa trên XBox 360 Slim là của Lite-On sản xuất, êm hơn khá nhiều so với đầu đọc trên XBox 360 cũ.
182.jpg

Tháo gỡ ổ đĩa quang, ta sẽ thấy bo mạch của XBox 360 Slim mát mẻ và thông thoáng hơn hẳn.
191.jpg

Đây là quạt và heatsink duy nhất trong XBox 360 Slim mới. Do có kích thước lớn nên quạt này quay khá chậm và êm.
311.jpg

Sự chênh lệch đáng kinh ngạc về thành phần làm mát trong 2 dòng XBox mới và cũ.
hdd1.jpg

hdd2.jpg

Ổ cứng trên XBox 360 Slim là loại 2.5-inch 5400RPM 250GB do Hitachi sản xuất. Lớp vỏ bọc bên ngoài của Microsoft được dán keo niêm phong khá kĩ. Khi thay một ổ cứng khác cùng loại vào thì máy không nhận diện được thiết bị.
hdd3.jpg

Hệ thống chip xử lý trên XBox 360 Slim

Chip southbridge trên XBox 360 có rất ít thay đổi. Số lượng cổng USB tăng lên có lẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến chip này. Số seri trên chip cũng thay đổi rất ít.
301.jpg

Chip xử lý video HANA vẫn như trên bản XBox 360 cũ.
231.jpg

241.jpg

Còn đây là nhân vật chính của chúng ta: chip xử lý chính đảm nhiệm vai trò của cả CPU/GPU (Microsoft gọi đây là XCGPU). Có vẻ xu hướng dung hợp 2 thành phần xử lý chính này đang rất thịnh hành.
251.jpg

Chip kết hợp CPU/GPU mới được sản xuất trên tiến trình 45nm, từ dây chuyền của Chartered/GlobalFoundries. Thế hệ XBox 360 đầu tiên sử dụng CPU PowerPC 90nm, còn GPU là ATI Xenos, cũng trên tiến trình 90nm. Đây là một sự thay đổi đáng kể trong năng lực xử lý, nhiệt lượng tỏa ra cũng như điện năng tiêu thụ cho toàn hệ thống.
Một vài hình ảnh so sánh kích thước…
291.jpg

281.jpg

271.jpg

Độ ồn, điện năng tiêu thụ và kết luận

xboxpower-600x383.jpg

Tuy vẫn mang cái tên XBox 360, nhưng qua việc mổ xẻ chi tiết, chúng ta thấy Microsoft đã tạo ra khá nhiều khác biệt cho chiếc Xbox mới. Đa phần trong đó đều là những thay đổi mang tính cách mạng, như việc kết hợp CPU/GPU trên tiến trình sản xuất mới, nhằm đem đến hiệu năng cao hơn trong khi điện năng tiêu thụ và chi phí giải nhiệt giảm đáng kể.
Ở mức idle, XBox 360 Slim đã cho thấy sự vượt trội của mình, với việc tiêu thụ ít hơn đến 29W. Còn trong quá trình chơi game, mức tiêu thụ chỉ bằng XBox 360 cũ khi idle mà thôi, mức giảm cũng tương ứng là 30W.
Nhờ vào thiết kế mới, độ ồn của quạt làm mát trên XBox 360 Slim giảm đáng kể. Các bạn có thể theo dõi video sau đây ghi lại tiếng ồn khi hoạt động của 2 hệ thống.​

Kết luận:
Mặc dù chưa rõ điều gì đã xảy ra bên dưới lớp heatspreader của chip XCGPU mà Microsoft đưa vào XBox mới, chúng ta đều cảm nhận được, đây là một bước đi hết sức hợp lý và khôn ngoan của gã khổng lồ phần mềm. Họ đã tốn kha khá tiền bạc và thời gian vào việc thiết kế, phát triển hệ thống mới, kết quả là hết sức đáng khen ngợi khi năng lượng tiêu thụ giảm tới 40%, độ ồn giảm đáng kể, cộng thêm vào đó là kết nối WiFi cùng bộ cảm biến chuyển động Kinect đáng giá. Với XBox 360 Slim, hi vọng chúng ta sẽ không bao giờ phải chứng kiến hiện tượng RRoD (Red Ring of Death) một lần nữa.
 
Back
Bên trên