Hướng Dẫn Phân Biệt Túi Xách Da

abc

Thành viên Nghiệp dư
Trong thế giới túi xách hàng hiệu, có bốn loại da thường được dùng nhất: da bò bền hơn cả; da trâu kém bền hơn da bò và có giá rẻ hơn; da cừu non mềm, mỏng chỉ thường dùng làm áo jacket và đắt hơn hai loại kia. Những sản phẩm da cá sấu, da đà điểu được xem là loại rất đặc biệt và khá đắt tiền.
cap_da_nam_cong_so_csd31_E.jpg

Chất liệu giả da chia thành hai loại chính: simili và PU. Với simili, bạn có thể dễ dàng nhận biết bởi chất liệu này giá rẻ, cứng, được phủ một lớp polyeste trên bề mặt nên rất bóng, thường được may làm hàng chợ. Riêng PU thì dễ gây nhầm lẫn hơn, bởi đây là chất liệu giả da cao cấp, mềm mại gần giống da thật. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian.
1. Nhận biết qua mùi

Da thật khi đưa lên mũi ngửi có mùi ngai ngái của lớp da khi thuộc, còn vải giả da thì có mùi nilon hoặc có mùi của chất hóa học (giống mùi nhựa hoặc mùi sơn, xăng thơm).

2. Ấn vào sản phẩm

Dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm, nếu là da thật sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay cái của bạn. Tuy nhiên, khi bạn bỏ tay ra, vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ độ đàn hồi của bề mặt da thật. Còn với da giả, các loại da tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này.
3. Làm ướt sản phẩm

Nhỏ vài giọt nước lên bề mặt da, nếu là da thật thì sau vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da. Do da thật luôn hấp thu độ ẩm, còn chất liệu giả da không thấm nước nên giọt nước sẽ lăn khỏi bề mặt vải giả da.
4. Quan sát bề mặt

Bề mặt da thật hơi ráp, có các đường vân của da rất tự nhiên hoặc có những vết lồi lõm, tùy theo kỹ thuật thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm… tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trên bề mặt da thật, nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, có thể nhìn thấy bằng kính lúp thông thường, không có vết nứt hay vết rạn.
Bề mặt chất liệu gia dả thường sẽ láng, trơn tru và bằng phẳng do được sản xuất công nghiệp và phủ nhựa.
5. Quan sát mặt cắt

Nếu nhìn kĩ mặt cắt của da và phần da đã qua quá trình thuộc, mọi người để ý da thật thường có các sợi không đều nhau. Để rõ hơn, mọi người dùng tay cạo lên bề mặt da, nếu là da thật thì quan sát sẽ không thấy có thay đổi gì nhiều. Nhưng khi cào lên sản phẩm giả da, sẽ thấy hiện tượng bị trầy xước vì da giả vốn có kết cấu sợi, không phải là khối đặc.
6. Hơ lửa

Bạn lấy một mẫu da nhỏ hơ trên lửa, nếu là da thật miếng da bị cháy xém và có mùi khét của hợp chất hữu cơ (mùi giống thịt nướng), còn chất liệu giả da khi cháy sẽ vón cục (giống đốt túi nilon) do có thành phần của nhựa tổng hợp.
7. Phân biệt qua màu sắc

Màu của da giả luôn tươi sáng và có nhiều màu sắc đa dạng, còn màu da thật thì tối hoặc chỉ sáng như màu sương mai.
8. Sờ vào sản phẩm

Đặt bàn tay lên bề mặt sản phẩm và cảm nhận. Nếu là chất liệu giả da, bạn sẽ cảm nhận được độ trơn láng nổi cộm của lớp nhựa được tạo bởi các chất liệu tổng hợp. Điều này sẽ rõ ràng hơn khi bạn chạm bề mặt này vào mùa đông, bạn sẽ cảm thấy lạnh. Còn da thật thì bạn sẽ cảm nhận được độ mềm và mịn màng bất cứ lúc nào bạn chạm vào. Hơn nữa, da thật không bao giờ cho cảm giác mát lạnh ngay cả trong mùa đông.
Theo Thế giới trẻ/Infornet
 

Xem nhiều nhất

Back
Bên trên