Review Đánh Giá Bàn Phím Cơ Steelseries 6gv2: Bàn Phím Của Các Games Thủ

titmit

Moderator
Thành viên BQT
Để phục vụ nhu cầu của game thủ, hãng sản xuất phụ kiện chơi game Steelseries cho ra mắt khá nhiều loại bàn phím. Trong đó đáng chú ý có 2 mẫu bàn phím cơ được đa số game thủ thế giới sử dụng là Steelseries 6Gv2 và Steelseries 7G.
S13e2932280234a0db0565dffafcb5873a.jpg_720x720q80.jpg_.webp

Sau một thời gian sử dụng Steelseries 6Gv2, mình viết bài review này nhằm mục đích chia sẻ cảm nhận của bản thân về sản phẩm này.

1. Thông số kỹ thuật:
- Switch: Cherry MX Black
- Dài: 452mm
- Rộng:137mm
- Cao: 20mm
- Trọng lượng: 1180gram
- Chiều dài dây cáp: 2 mét

2. Hộp và Phụ kiện:
a. Bao quát:
6g%20v2.jpg

- Vỏ hộp Steelseries 6Gv2 màu đen và khá đơn giản so với nhiều mẫu bàn phím chơi game của các hãng khác:
- Mặt trước in hình bàn phím 6Gv2, bạn có thể hình dung phần nào về hình dáng chiếc bàn phím này:
- Tên sản phẩm cũng được in to rõ ràng, bên dưới dòng chữ “Pro Gaming” cho ta biết sản phẩm này chuyên dụng cho game:
- Mặt sau hộp có in tên sản phẩm, lời giới thiệu và các tính năng của Steelseries 6Gv2 được viết ngắn gọn bằng 10 thứ tiếng khác nhau và kèm theo hình minh họa khá sinh động:
- góc trái bên dưới có in logo 4 đội game hàng đầu thế giới đang sử dụng các sản phẩm của Steelseries: SK gaming, Fnatic Team, Evil Geniuses và Tyloo:
- cạnh phía trên và dưới hộp có in logo, tên hãng Steelseries và các chi tiết về 6Gv2
- Cạnh phía bên trái có in lời cảm ơn từ hãng tới game thủ bằng 4 thứ tiếng:
- Cạnh phía phải hộp có in tên, logo Steelseries và logo 3 hệ điều hành Windows thông dụng, cho thấy Steelseries 6Gv2 tương thích với các hệ điều hàng Windows
b. Mở hộp:
- Steelseries 6Gv2 còn được đặt trong một chiếc hộp nữa màu trắng:
- Phụ Kiện đi kèm gồm một đầu chuyển USB > PS/2, sách hướng dẫn sử dụng và 1 decal in hình logo Steelseries
- Steelseries 6Gv2 không đi kèm đĩa Driver, theo giới thiệu của nhà sản xuất thì 6Gv2 không có driver, chỉ cần kết nối với PC là có thể sử dụng tất cả các chức năng.

3. Hình dáng thiết kế:
5a_69157001a41d4408a89d995b2eeb4930_grande.png


- Steelseries 6Gv2 khá nặng, nặng hơn hẳn bàn phím thông thường, điều này tạo cho bạn cảm giác 6Gv2 rất chắc chắn
- Khung bàn phím được build rất dày, bề mặt nhám:
- Các keycaps ( phím bấm ) làm bằng nhựa ABS màu đen, các ký tự được khắc laser và đổ mực trắng - Phím được thiết kế bậc thang giúp việc gõ phím dễ dàng hơn:
- Layout ( cách sắp xếp các phím ) của Steelseries 6Gv2 chuẩn ANSI và có chỉnh sửa đôi chút: Phím ENTER được thiết kế lớn và Backspace cũng lớn:
- Vì 6Gv2 có cả Enter và Backspace lớn nên phím “\” được đưa xuống cạnh nút Shift phải nên nút này được làm ngắn hơn so với thông thường
- Phím Windows phía bên trái được thay thế bằng phím Function ( in hình logo Steelseries ):
- các phím còn lại được bố trí như bình thường:
- các Phím Multimedia được gán vào các phím từ F1 đến F6
- Đèn báo Num Lock, Caps Lock, Scroll Lock được bố trí như thông thường, phía trên có dòng chữ Steelseries và logo:
- Steelseries 6Gv2 là mechanical keyboard ( bàn phím cơ học ) nên các keycaps có thể tháo rời và thay thế:
- bạn có thể thấy Steelseries 6Gv2 sử dụng Black Switch của Cherry:
- Steelseries 6Gv2 dày hơn hẳn bàn phím thông thường, vầ đây cũng là đặc điểm chung của các loại bàn phím cơ học:
- Phía dưới bàn phím có 4 chân đế bằng cao su khá lớn giúp cho 6Gv2 thêm phần chắc chắn
- 6Gv2 không có chân phụ như bàn phím thông thường, mình nghĩ cũng không cần thiết vì 6Gv2 có đủ độ nghiêng cần thiết rồi.
- Dây cáp dài và khá to, kết nối USB thông thường, jack không được mạ vàng và không có cục lọc nhiễu:

4. Thử nghiệm:
Đầu tiên mình xin nói một chút về công nghệ bàn phím cơ ( mechanical keyboard ):
Bàn phím cơ đã xuất trên thế giới và cả ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng chỉ thực sử được sử dụng rộng rãi ở vài năm trở lại đây. Mình xin trích dẫn một bài viết trên báo game8.vn nói về bàn phím cơ:
Quote:
Bàn phím cơ khác gì bàn phím thường?

Với thiết kế của bàn phím thông thường, nhà sản xuất đều sử dụng lớp màng cao su lớn cho tất cả các phím. Khi người dùng thao tác hết một hành trình phím, lớp màng sẽ lún xuống, đưa bộ phận tiếp xúc chạm vào bảng mạch (active point), hoàn thành một thao tác gõ phím.

Tuy nhiên, ngoài việc dễ gia công và giá thành rẻ, thiết kế này có rất nhiều khuyết điểm: ví dụ khi ngón tay bạn chỉ kịp lướt qua mà không ấn hết một hành trình phím, coi như thao tác không được ghi nhận, hoặc sử dụng trong thời gian dài, lớp cao su sẽ bị lờn đi, khiến cảm giác gõ phím giảm rõ rệt, các phím trở nên rệu rã, lung lay…

Trường hợp bàn phím cơ, thiết kế hoàn toàn khác, mỗi phím đều được trang bị một cơ cấu cơ học riêng (Switch), cứng cáp và cực kỳ bền bỉ. Công nghệ này đem lại sự chắc chắn cho mỗi phím nhưng lại luôn êm ái khi làm việc. Trong các tình huống cần thao tác nhanh, game thủ chỉ cần lướt nhẹ ngón tay qua các phím là tín hiệu đã được ghi nhận (không cần đi hết hành trình phím).

Một khác biệt đáng kể nữa là khả năng nhận tín hiệu từ đồng thời nhiều phím (N-key rollover). Những sản phẩm cao cấp của Logitech hay Razer hiện nay chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ N-key rollover với một vài tổ hợp phím (Combo) nhất định (WASD, ASDFW, CRT…). Với bàn phím cơ, bạn có khả năng ấn bao nhiêu phím cùng lúc thì bàn phím nhận bấy nhiêu (đúng khi sử dụng kết nối PS2, USB chỉ hỗ trợ tối đa 6 phím).

Chính vì thế, nếu tạm gác qua giá thành hơi "khủng" và kiểu dáng cục mịch thì bán phím cơ mới là thứ vũ khí mạnh nhất cho game thủ - những người quan tâm đến cảm giác gõ và khả năng nhấn combo phím hơn là sản phẩm đấy đang dùng đèn nền màu gì, LCD hiển thị giờ, RSS tốt không, cụm phím multimedia hoành tráng đến đâu…

Steelseries 6Gv2 sử dụng Black Switch của Cherry, Switch này thuộc dạng Linear Switch có đặc điểm là Non-Tactile và Non-Clicky, cảm giác bấm là “trơn tuột” từ trên xuống dưới, bạn sẽ bản nhận được lực cản của lò xo tăng dần từ trên xuống

Đây là dạng Switch chuyên dụng cho game, bạn sẽ thấy phím bấm hơi nặng tay, từ 40g – 80g.

Sau đây là phần thử nghiệm 6Gv2 ở các tác vụ khác nhau:

a. Thử nghiệm Steelseries 6Gv2 trong môi trường Game
Để đánh giá chính xác hiệu quả cho game, mình sẽ thử nghiệm 6Gv2 trong những game sau:

- Counter Strike 1.6
- Crossfire
- Starcraft 2
- Dota
Trước đây mình cũng đã từng dùng một vài loại bàn phím chơi game như Razer Lycosa, Logitech G15. Cá nhân mình cảm thấy khá thất vọng về chất lượng, hiệu năng mà những bàn phím đó đem lại, hoàn toàn không xứng đáng với số tiền mà mình bỏ ra.

Cho tới khi mình sử dụng Steelseries 6Gv2 – chiếc bàn phím cơ đầu tiên mình dùng. Hiệu năng mà nó đem lại ra rất tuyệt vời.

Điều đầu tiên phải nói đến là cảm giác bấm phím: trên cả tuyệt vời. Các thao tác trong game trở nên chính xác hơn và nhanh lẹ hơn.

Điều này có thể là do cơ chế hoạt động của Black Switch: bạn chỉ cần bấm phím xuống 2mm là đến Active Point ( bàn phím đã nhận tín hiệu ) mà không cần phải bấm phím xuống chạm đáy ( bottom out )

Những kỹ năng quen thuộc như đổi súng, thay đạn, tiến lùi, trái phải và nhất là duck run minh cảm thấy dễ dàng hơn nhiều khi sử dụng 6Gv2 thay vì sử dụng bàn phím thường như trước. Ngay cả khi bạn walk, bạn sẽ không phải “dí chặt” phím nữa, chỉ cần đè nhẹ ngón út xuống là đủ.

Ngoài ra việc phối hợp nhiều thao tác cùng một lúc cũng dễ dàng hơn rất nhiều nhờ khả năng 6KRO ( 6 Key Rollover ) qua cổng USB, bạn có thể thay đạn, ngồi, di chuyển… cùng một lúc.

Để test tính năng Key Rollover của 6Gv2 mình tham khảo bài viết của một bác member VOZ: d3adc3II và test 6Gv2 ở các combination quan trọng đối với game FPS như CS và CF, kết quả là 6Gv2 pass tất cả các combination mà mình thử nghiệm:

ASX (diagonal move and comms) : Passed
WDE (diagonal move and open door) : passed
SDC (diagonal move and try to crouch) : passed
WAQ (diagonal move and toss grenade) : passed
CTRL-AQ (crawling and toss grenade) : passed
ESDF variations with other keys (for ESDF players) : passed
ARROW KEY cluster and a bunch of other keys (for you lefties) : passed
CAPSLOCK-LSHIFT-S : passed

Thực sự đối với cá nhân mình điều này không quá quan trọng, có thể cách chơi của mình không đòi hỏi một bàn phím phải có chức năng như vậy. Nhưng cái cảm giác khi sử dụng 6Gv2 là rất tuyệt vời.

Đối với Starcraft 2, mình không giỏi game này, và cũng không hiểu biết nhiều về luật chơi, cách chơi của các pro nên bác nào cao tay đừng ném gạch em tội nghiệp ^^.

Trước mình có dùng Samsung DT-35 để chơi game này và thấy rất tốt, đối với 6Gv2 mình phải mất một khoảng thời gian để làm quen. Sau khi có cảm giác tốt đối với 6Gv2 mình thấy nó tốt hơn hẳn DT-35, điều này cũng dễ hiểu vì bàn phím cơ tất nhiên phải tốt hơn rồi, các phím của 6Gv2 có độ đàn hồi rất tốt và không bao giờ bị kẹt phím. APM chắc chắn sẽ tăng cao khi bạn sử dụng bàn phím cơ như 6Gv2.
Original-Gaming-Keyboard-Steelseries-6GV2-Mechanical-Keyboard-Cherry-MX-Switch-Red-Dota-2-WOW-Brand-Free.jpg

b. Đối với các tác vụ văn phòng thông thường
Điều đầu tiên phải nói đến là cảm giác type mà 6Gv2 mang lại là rất tuyệt. Thực sự là mình cũng không biết diễn tả thế nào, nhưng cảm giác lực cản của lò xo tác dụng lên ngón tay tăng dần rất thú vị ^^.

Tuy nhiên vì sử dụng Black Switch nên 6Gv2 có vẻ không hợp đối với những người có thói quen type kiểu Bottom Out ( phím chạm đáy ), lực cản của lò xo lớn nhất là 80g, bạn sẽ cảm thấy khá nặng, nhanh mỏi tay.

Nhưng 6Gv2 lại khá phù hợp với những người thích sự tĩnh lặng hoặc phải làm việc vào ban đêm mà không muốn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, ngoài tiếng động do ngón tay chạm vào keycaps bạn sẽ chỉ nghe thấy tiếng switch hoạt động rất nhỏ ( không bao gồm kiểu type bottom out ).


5. Tổng kết:
Điểm cộng:
- Build tốt, chắc chắn
- Tính năng Key Rollover hỗ trợ game rất tốt.
- Cảm giác type phím tuyệt vời
- Siêu bền

Điểm trừ:
- Khá nặng
- Layout hơi đặc biệt khó thay keycap toàn bộ

Với khoản đầu tư khoảng 2,3 triệu đồng cho một chiếc bàn phím, có thể đối với một số người điều đó là quá xa xỉ, nhưng đối với mình và rất nhiều đã từng dùng Steelseries 6Gv2 thì đó là một khoản đầu tư rất rất đáng giá.

Cảm ơn cửa hàng Senshop đã cho mượn đồ để tôi viết bài review này !
 
Back
Bên trên