Sony NEX-3N

gacon

Thành viên Tích cực
Sony NEX-3N là chiếc máy ảnh không gương lật có giá rẻ nhất, nằm trong phân khúc cơ bản của máy ảnh Sony. Nó là sự thay thế của Sony NEX-F3 với bộ khung được thiết kế lại, nhỏ hơn, nhẹ hơn và sử dụng cảm biến APS-C 16.1 triệu điểm ảnh tương tự như chiếc Sony NEX-5R được giới thiệu vào cuối năm 2012.
Chắc hẳn ai cũng biết, Sony là một trong những nhà sản xuất đầu tiên tham gia vào thị trường máy ảnh không gương lật (compact system camera) với dòng sản phẩm NEX đặc trưng. Mặc dù không có được dải ống kính phong phú như các đối thủ sử dụng định dạng Micro Four Thirds (M43), nhưng hãng vẫn vượt xa Nikon và Canon với việc mỗi chiếc máy ảnh thuộc các phân khúc khác nhau của hãng đều đã ở thế hệ thứ ba hoặc thứ tư.
535902.jpg
Trong bài đánh giá được VnReview chuyển ngữ từ TechRadar dưới đây, TechRadar cho biết Sony NEX-3N sở hữu màn hình lật 180 độ, có khả năng tự chuyển sang chế độ chụp chân dung mỗi khi người dùng lật đúng vị trí, rất lý tưởng đối với những người hay có sở thích chụp ảnh "tự sướng". Đáng tiếc duy nhất, đó chỉ là loại màn hình thường, không phải là loại cảm ứng mà người dùng mong đợi. Có thể, việc đem cảm ứng lên NEX-3N sẽ đội giá thành sản phẩm lên, gần với mức NEX-5R – điều mà Sony không muốn một chút nào.
Đi kèm theo máy là một ống zoom quang học 18-55mm có kích thước rất nhỏ, phù hợp với tổng thể thiết kế gọn nhẹ của chiếc máy. Nhưng khả năng zoom xoay vòng bị loại bỏ, thay vào đó bạn phải sử dụng một cần gạt để zoom, điều này mặc dù khá tiện dụng cho việc quay phim nhưng sẽ hơi bất tiện nếu cần xoay chỉnh zoom khi lấy nét.
535906.jpg
Sony cũng giới thiệu 2 ống kính ngàm E mới cho NEX-3N, gồm một ống 20mm f/2.8 và một ống siêu zoom 18-200mm, nâng tổng số ống kính cho máy ảnh NEX lên 15.
Một tính năng mới cho dòng sản phẩm camera cấp thấp của Sony là khả năng khử nhiễu theo từng khu vực xác định, một tính năng vốn có trên dòng máy ảnhDSLT cao cấp Sony Alpha A99. Nó sẽ tự động phân loại các hình ảnh có những vùng sáng không rõ nét và tiến hành thuật toán giảm nhiễu tương ứng, như là những vùng ảnh bị phẳng (flat area, nơi các chi tiết nhạt nhẽo không sinh động), các vùng bị gai, hay các viền ảnh. Điều này cũng có nghĩa, Sony NEX-3N sẽ cho chất lượng ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn nhiều so với NEX-5R, mặc dù cả hai đều dùng chung một bộ cảm biến.
535910.jpg
Một tính năng mới khác là Auto Object Framing, có chức năng tương tự Auto Portrait Framing, được tìm thấy trên một số dòng máy CSC và DSLT của Sony. Nó hoạt động tốt hơn cả Frame Portrait, cho phép không chỉ lấy nét tốt trong chụp ảnh chân dung mà gồm cả nhiều đối tượng chụp khác. Tính năng Auto Macro Framing cũng được thêm vào, giống Auto Tracking Framing, thứ có thể xác định hướng của vật thể đang di chuyển để luôn giữ trạng thái autofocus liên tục.
Có thể hiểu, Sony muốn tách biệt hẳn dòng sản phẩm này với NEX-5R để đảm bảo doanh số của cả hai dòng. Trong khi Sony NEX-3N sử dụng cùng cảm biến và có khả năng chụp thiếu sáng tốt, thì Sony NEX-5R lại tỏ ra vượt trội nhờ hệ thống lấy nét autofocus sử dụng On-Sensor Phase Detection bắt nét tuyệt vời khi chụp đối tượng đang di chuyển nhanh, như trẻ con chẳng hạn.
535914.jpg
Một điểm khác biệt nữa, Sony NEX-3N không tích hợp Wi-Fi trong khi Sony NEX-5R thì có. Khồng hề có sự xuất hiện của hotshoe hay cổng ngoại vi, người dùng sẽ không thể gắn viewfinder hay sử dụng đèn flash lẫn các thiết bị hỗ trợ khác.
Với giá thành thấp, thân hình nhỏ gọn và thiếu nhiều chức năng chỉnh tay trên thân máy, Sony NEX-3N thực sự là một đối thủ đáng gờm trên thị trường máy ảnh cỡ nhỏ, vốn đang rất nóng với nhiều dòng máy như Olympus PEN Mini, Nikon 1 J3 và Panasonic GF5.
Giá bán lẻ đề nghị là khoảng £399 / US$499.99 / AU$649, khá rẻ cho một chiếc máy cỡ nhỏ mà sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến và khả năng zoom quang học.
Thiết kế và cảm nhận
Nhìn thoáng qua, Sony NEX-3N có nhiều nét tương đồng với người anh em của nó, Sony NEX-5R. Sony cho biết họ muốn làm như vậy vì NEX-5R là một sản phẩm bán rất chạy trên thị trường.
Sony NEX-3N có bộ vỏ trơn bóng hơn người tiền nhiệm NEX-F3, có cảm giác cao cấp hơn nhờ sử dụng kim loại làm chất liệu chính. Kích thước của máy cũng giảm đi đáng kể, nhưng không quá nhỏ để tạo cảm giác rẻ tiền thường thấy.
Ống kính đi kèm, là một loại ống zoom điện, cũng có kích thước nhỏ hơn so với các ống khác cùng loại, tạo thêm sự tiện lợi khi đặt trong cặp, hoặc một cái túi áo to.
535918.jpg
Phần báng cầm tay ở phía trước camera nhỏ hơn nhiều so với Sony NEX-5R, nhưng nó vẫn đủ chắc chắn để bạn có thể tự tin chụp ảnh bằng một tay duy nhất.
Không hề có núm xoay chỉnh chế độ phía trên camera như các camera cấp cao trong phân khúc. Thay vào đó, giao diện xoay ảo có thể được truy cập bằng cách nhấn một nút đằng sau camera, hơi phiền một chút nếu bạn muốn đổi nhanh giữa các chế độ. Nhưng nhìn lại vào đối tượng mà máy ảnh nhắm tới, điều này hoàn toàn có thể thông cảm.
Cũng theo đó, không có phím xoay để thay đổi các thông số khác như độ mở ống kính và cửa trập. Một vòng xoay ảo sẽ được điều khiển bởi bảng 4 phím mũi tên, với hai chế độ dùng để tinh chỉnh độ mở ống kính hoặc cửa trập. Khi chụp ở chế độ chỉnh tay hoàn toàn, ấn phím mũi tên xuống để thay đổi giữa tốc độ cửa trập và độ mở ống kính.
535922.jpg
Nếu bạn sử dụng bất kỳ một máy ảnh Sony Cybershot, NEX hoặc Alpha đời trước, bạn sẽ cảm thấy quen thuộc với hệ thống menu tích hợp của Sony NEX-3N. Có thể sẽ hơi rối rắm ban đầu, bạn cần một chút thời gian ngồi lướt qua các mục để tìm kiếm thứ mình cần. Lấy ví dụ cơ bản, nếu bạn cần thay đổi thiết lập như cân bằng trắng và đo sáng, bạn sẽ phải tìm nó trong menu con của Brightness and Colour, trong khi muốn chỉnh lại tỉ lệ hình ảnh, định dạng RAW thì lại nằm ở menu con của Image Size
Một trong những điều rối rắm nhất mà bất cứ chiếc máy nào của Sony đều mắc phải, đó là một số tùy chọn sẽ bị vô hiệu hóa khi bạn chuyển sang chụp ảnh ở chế độ RAW. Bao gồm: Creative Effects, Auto Object and Portrait Framming và Clear Image Zoom. Điều này có nghĩa, bạn cần phải quay trở lại menu hệ thống, tắt chế độ chụp RAW đi và thử lại những gì mình muốn.
Vấn đề hệ thống rắc rối này có thể giải quyết đơn giản bằng việc có một nút bấm bật/tắt riêng biệt chế độ RAW nằm đằng sau chiếc camera hoặc một cửa sổ pop-up khi bạn đang bật vài tính năng cần vô hệu hóa chế độ RAW và chuyển sang JPEG. Trên hết, Sony nên cho phép những tính năng này hoạt động trong chế độ chụp RAW của mình.
535926.jpg
Sony NEX-3N là máy ảnh đầu tiên của dòng NEX có một cần xoay zoom nằm bao quanh nút chụp, khá giống các máy ảnh compact thuộc dòng Cyber-Shot của Sony, cho phép bạn zoom mà không cần phải chạm vào lens. Khi sử dụng với ống tiêu cự cố định, nó sẽ kích hoạt chế độ zoom quang học Clear Image Zooming, tiện lợi khi bạn chụp ảnh bản thân khi mà việc xoay lens có vẻ bất tiện, hoặc khi quay phim muốn tránh việc chạm vào lens vì có thể gây mờ.
Màn hình lật cũng rất thuận lợi trong việc chụp từ những góc đặc biệt, và có vẻ như là nó rất phù hợp với đối tượng khách hàng mà nó nhắm tới. Đáng tiếc là nó không xoay ngang được mà chỉ lật lên xuống theo chiều dọc, trong khi làm tăng kích cỡ và trọng lượng của máy.
Cũng giống như các máy ảnh khác của Sony, những nút bấm phía sau NEX-3N có thể được tùy biến, rất tiện lợi trong quá trình bắt camera làm việc theo đúng ý đồ của mình. Nếu như bạn hay sử dụng tính năng nào đó, bạn có thể thiết lập để có thể nhanh chóng dùng tính năng đó chỉ bằng một nút bấm.
535930.jpg
Hiệu năng
Các máy ảnh trước đây của Sony như NEX-5R và NEX-6 đều cho chất lượng ảnh rất tốt. Hãy hy vọng Sony NEX-3N cũng cho chất lượng ảnh tuyệt vời như các đàn anh của nó.
Bộ cảm biến APS-C trên NEX-3N có khả năng cho độ chi tiết rất tuyệt vời, những vết mờ không còn tồn tại ở các mức ISO thấp. Nhiều tấm ảnh sẽ bị mất độ chi tiết khi nâng độ nhạy sáng lên mức ISO 6400, nhưng chúng vẫn giữ được độ sắc nét đến bất ngờ.
535934.jpg
Nhiễu được kiểm soát ở mức chấp nhận được, dù ở giá trị ISO khá cao như ISO 3200. Khi zoom tấm ảnh lên 100% thì ta có thể nhìn thấy vài chi tiết được làm mịn và nhiễu, nhưng ở bản in bình thường và kích cỡ cho web thì rất khó thấy – khá ấn tượng đối với những ai hay có thói quen chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng.
Nhìn chung, Sony NEX-3N có khả năng cân bằng trắng rất tốt khi hiển thị màu sắc một cách chính xác, chỉ gặp khó khăn khi gặp nguồn ánh sáng hòa quyện, và thường nghiêng về phía tông màu nóng. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang nhiều thiết lập cân bằng trắng khác để có kết quả màu tốt hơn.
Chúng tôi cũng tìm thấy khả năng đo sáng làm việc hiệu quả khi cho chất lượng ánh sáng đúng như những gì mắt thường nhìn thấy, không bị sai lệch quá nhiều ở những chỗ có độ tương phản cao.
535938.jpg
Màu sắc hiển thị cũng rất tốt, sáng và mạnh mẽ mà không quá đậm. Bầu trời rất trong, không bị hỏng tông màu xanh ngọc thường thấy ở các máy ảnh Sony thế hệ trước. Bạn có thể thay đổi cách xử lý màu của máy bằng cách vào Creative Styles. Trong đó có rất nhiều tùy chọn như Vivid và Black and White. Đây là các tùy chọn tốt nếu bạn chụp trong chế độ RAW, vì bạn sẽ có một phiên bản đầy đủ nhất của tấm ảnh để làm việc với những gì mình đã chọn.
Chế độ Black and White cho khả năng hiện thị rất lôi cuốn, và có thể thay đổi độ tương phản dựa trên những gì mình muốn.
535942.jpg
Bên cạnh đó, Sony cũng thêm vào rất nhiều hiệu ứng hình ảnh, tuy nhiên không dùng được khi trong chế độ ảnh RAW. Dù vậy, có khá nhiều hiệu ứng đáng phải thử đấy, chẳng hạn như: Toy Camera, Pop Colour và High Contrast Monochrome, chúng còn có thể tối ưu riêng. Ví dụ, Toy Camera có nhiều tùy chọn khác nhau, như tông màu Lạnh và Tím Hồng. Rất đáng giá để bỏ chút thời gian tìm hiểu.
Không như Panasonic, Sony không quảng cáo nhiều về tốc độ Autofocus. Trong thực tế, Sony NEX-3N có khả năng khóa nét nhanh và chuẩn trong hầu hết các thử nghiệm, đôi khi cũng xảy vài trục trặc – kể cả khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng tốt. Tốc độ AutoFocus thường bị giảm khi chụp trong điều kiện thiếu sáng, nhưng vẫn chưa đủ để quan tâm đối với những người thường xuyên chụp trong điều kiện như vậy.
535946.jpg
Phiên bản mới nhất của bộ xử lý Bionz được tìm thấy trong Sony NEX-3N, khẳng định tốc độ xử lý của sản phẩm. Chúng tôi thấy rõ thời gian ghi hình rất nhanh, khi chụp liên tiếp nhiều bức hình, kể cả khi ở chế độ RAW, hơn cả mức mong đợi.
Tuy nhiên, bạn phải lưu ý tốc độ ghi khi chụp nhiều khung hình cùng lúc, như hiệu ứng HDR hoặc chụp liên tiếp thì chậm hơn, nhưng không đến mức phải đợi quá lâu để camera hoàn tất khả năng xử lý.
Do máy ảnh sở hữu một bộ cảm biến lớn (chuẩn APS-C), bạn có thể thoải mái sáng tạo với độ sâu trường ảnh, dù sử dụng lens đi kèm với độ mở tối đa ở f/3.5. Các vùng out of focus được hiển thị rất đẹp, với các phần nhìn rất tự nhiên và cuốn hút.
535950.jpg
Sony cũng là công ty đầu tiên giới thiệu tính năng Sweep Panorama bằng cách quay camera theo kiểu quét ngang để tạo ra một bức ảnh toàn cảnh panoramic. Sony NEX-3N cũng có khả năng đó, và khá là vui khi chụp một tấm ảnh phong cảnh cực rộng. Bạn sẽ mất một khoảng thời gian tập luyện để có thể chuyển động mượt mà cần cho khâu tạo hình, một khi làm chủ được nó thì kết quả luôn tuyệt vời.
Đáng ngạc nhiên là với kích thước khiêm tốn của mình, Sony NEX-3N có thể tự xoay xở để phù hợp với một màn hình nghiêng. Dù nó không nghiêng lật được đầy đủ, màn hình này rất hữu dụng cho việc chụp chân dung và định vị màn hình để tránh chói.
Với 460.000 điểm ảnh, màn hình của Sony NEX-3N có độ phân giải khá thấp so với nhiều màn hình khác trên thị trường, nhưng nó vẫn cho hình ảnh sáng rõ ở mọi góc độ.
Nhiễu và Độ sâu màu
Trang TechRaday đã thực hiện nhiều thử nghiệm chi tiết trên những tấm ảnh được chụp theo từng điều kiện khác nhau và đưa ra kết quả được phân tích bởi phần mềm DXO Analyzer. Bạn đọc có thể tham khảo dữ liệu gốc tại đây.
Tỉ lệ tín hiệu/nhiễu (SNR - Signal to Noise) càng cao thì càng thể hiện độ "sạch" và chất lượng đẹp của tấm ảnh.
Tỉ lệ SNR của ảnh định dạng JPEG:
535954.jpg
Kết quả cho thấy Sony NEX-3N cho file JPEG có tỉ lệ SNR cao hơn so với Nikon 1 S1 và Panasonic GX1 ở mọi độ nhạy sáng và vượt hơn hẳn Olympus E-PM2, trừ mức ISO 6400. Chất lượng ảnh của NEX-3N có mức SNR yếu hơn so với Sony NEX-F3, trừ ISO 200, 12800 và 16000
Tỉ lệ SNR của ảnh định dạng RAW:
535958.jpg
Tỉ lệ này được đo theo định dạng TIFF (sau khi chuyển từ dạng RAW). Sony NEX-3N mạnh hơn rất nhiều so với Nikon 1 S1, Panasonic GX1 và Olympush E-PM2 ở mọi độ nhạy sáng, nhưng lại yếu hơn Sony NEX-F3, trừ mức ISO 200.
Độ sâu ảnh JPEG:
535962.jpg
Ảnh JPEG từ Sony NEX-3N cho độ sâu tốt hơn so với Nikon 1 S1 ở mọi độ nhạy sáng, ngoại trừ mức ISO 200, Panasonic GX1 cũng tương tự với ISO 6400, và bằng Sony NEX-F3 ở mọi ISO ngoại trừ mức ISO 200 – 400. Điều bất ngờ là NEX-3N lại cho chất lượng yếu hơn rất nhiều Olympus E-PM2 trong mọi thiết lập.
Độ sâu ảnh RAW:
535966.jpg
Biểu đồ thể hiện chất lượng ảnh TIFF. Sony NEX-3N có độ sâu hơn Nikon 1 S1 và Panasonic GX1 ở mọi mức. Nhưng lại yếu hơn so với Olympus E-PM2 và Sony NEX-F3 trừ mức ISO 6400.
Chất lượng hình ảnh và độ phân giải
Ở trong phần này, lần đầu tiên VnReview giới thiệu biểu đồ độ phân giải của TechRadar, được dùng để test chất lượng ảnh. Các ảnh được chụp bằng kit lens đi kèm máy.
Các ảnh crop 100% bên dưới được cắt từ phần giữa của biểu đồ độ phân giải, cho thấy chất lượng ảnh. Ví dụ, ở mức ISO 200, Sony NEX-3N có khả năng phân giải ảnh ở mức 22 (độ rộng dòng chia cho chiều cao ảnh nhân với 100) trong các ảnh JPEG có chất lượng cao nhất.
Ảnh mẫu dưới đây được chụp theo từng mức độ nhạy ISO khác nhau
JPEG:
535970.jpg
Ảnh đầy đủ ở ISO 200, xem phần crop ở dưới.
535974.jpg
ISO 200, điểm: 22
535978.jpg
ISO 400, điểm: 20
535982.jpg
ISO 800, điểm: 20
535986.jpg
ISO 1600, điểm: 20
535990.jpg
ISO 3200, điểm: 20
535994.jpg
ISO 6400, điểm: 18
535998.jpg
ISO 12800, điểm: 16
536002.jpg
ISO 16000, điểm: 14
RAW:
536006.jpg
ISO 200, điểm: 22
536010.jpg
ISO 400, điểm: 20
536014.jpg
ISO 800, điểm: 20
536018.jpg
ISO 1600, điểm: 20
536022.jpg
ISO 3200, điểm: 18
536026.jpg
ISO 6400, điểm: 18
536030.jpg
ISO 12800, điểm: 16
536034.jpg
ISO 16000, điểm: 14
Thử sức trong những bức ảnh thực tế
536038.jpg
Mặc dù lens đi kèm chỉ có độ mở tối đa là f/3.5, bạn vẫn có thể đạt được chiều sâu của ảnh một cách ấn tượng nhờ bộ cảm biến APS-C kích thước lớn
536042.jpg
Ảnh này thể hiện khả năng xử lý nhiễu ở mức ISO 2500 một cách ấn tượng. Khi bạn zoom lên mức 100%, bạn có thể nhìn thấy một vài chi tiết được làm mịn, nhưng nhìn chung độ chi tiết vẫn được máy duy trì rất tốt
536046.jpg
Có vài vấn đề với nhiều nguồn ánh sáng trong bức ảnh này, Sony NEX-3N luôn thiên về tông màu ấm khi để chế độ cân bằng trắng tự động. Bạn có thể thay đổi điều này với nhiều tùy chọn cụ thể hơn trong máy ảnh
536050.jpg
Khả năng tái hiện chi tiết của máy ảnh Sony NEX-3N rất tốt
536054.jpg
Bật chế độ Panorama cho phép bạn chụp một tấm ảnh phong cảnh rất rộng bằng cách quét camera sang phía bên kia của cảnh. Camera sẽ tự động xử lý bức ảnh cho bạn, nên không cần phải lo lắng về khâu xử lý hậu kỳ​
536058.jpg
Sử dụng hiệu ứng lọc màu có sẵn trong Sony NEX-3N. Nó thú vị hơn những bộ lọc khác và đương nhiên có phần tùy biến cá nhân. Như trong ảnh là hiệu ứng độ tương phản cao trong thiết lập Black and White
536062.jpg
Vài hiệu ứng có cách tùy chỉnh khác nhau. Toy Camera trong trường hợp này có tùy chọn tông màu – Đây là tông màu lạnh.
536066.jpg
Đây là Toy Camera với tông màu tím hồng
536070.jpg
Bộ lọc Pop Colour tăng cường màu sắc và độ tương phản để hợp với vật thể mà bạn cần nhấn mạnh về màu
Độ nhạy sáng và nhiễu trong ảnh
JPEG
536074.jpg
Ảnh mẫu ISO 200
536078.jpg
ISO 200
536082.jpg
ISO 400
536086.jpg
ISO 800
536090.jpg
ISO 1600
536094.jpg
ISO 3200
536098.jpg
ISO 6400
536102.jpg
ISO 12800
536106.jpg
ISO 16000
RAW
536110.jpg
ISO 200
536114.jpg
ISO 400
536118.jpg
ISO 800
536122.jpg
ISO 1600
536126.jpg
ISO 3200
536130.jpg
ISO 6400
536134.jpg
ISO 12800
536138.jpg
ISO 16000
Kết luận
Như đã nói từ đầu, Sony đã tạo ra rất nhiều máy ảnh không gương lật trong thời gian gần đây và sau vài năm thử nghiệm, nó đã thực sự chạm top đầu với những dòng máy ảnh mới nhất.
Máy ảnh Sony NEX-5R từng gây ấn tượng tốt trên thị trường và Sony NEX-3N có vẻ như là sản phẩm tiếp bước với giá rẻ hơn. Loại bỏ hoàn toàn thiết kế xấu của NEX-F3, thay vào đó là bộ vỏ bóng bẩy và trở thành máy ảnh cảm biến APS-C hoán đổi ống kính được kích thước nhỏ nhất thế giới hiện nay.
Mặc dù có chút rối rắm khi sử dụng các tính năng nhiếp ảnh nâng cao, nhưng chúng ta không thể phủ nhận đối tượng mà Sony nhắm tới là người dùng di động hoặc máy ảnh du lịch. Có rất nhiều thứ phụ trợ cho họ, như là màn hình lật hoặc hiệu ứng ảnh bắt mắt.
Có rất nhiều thứ thú vị ở Sony NEX-3N, nhưng hơn cả là chất lượng hình ảnh, độ chi tiết, màu sắc và khả năng kiểm soát nhiễu, cho phép máy ảnh của bạn có thể chụp ảnh trong nhiều điều kiện khác nhau mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Một điều hơi đáng tiếc, đó là không thấy bóng dáng sự xuất hiện của màn hình cảm ứng ở đây. Những người quen dùng di động chắc chắn sẽ đánh giá cao sự thay đổi này, khi nó thường được dùng với vài tính năng quen thuộc như chọn điểm lấy nét. Người dùng có thể thất vọng về thiếu sót này, đặc biệt là đối với một công ty công nghệ lớn như Sony, vốn có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này.
Sony NEX-3N không phải là một chiếc camera để các nhà chụp ảnh chuyên nghiệp tìm kiếm và thay thế cho DSLR cũ kỹ của mình. Thật may mắn, Sony vẫn có những chiếc camera khác có thể đáp ứng yêu cầu nằm trong cùng dòng sản phẩm.
Thay vào đó, chiếc máy ảnh này là một thứ mà gần như ai cũng có thể mua và được đảm bảo về chất lượng ảnh chụp. Có một số bất tiện trong quá trình sử dụng, như việc phải tắt chế độ chụp RAW khi bật hiệu ứng khác nhau, song vẫn có thể chấp nhận được
Chiếc camera này có nhiều tùy chọn tốt để học hỏi về nghệ thuật nhiếp ảnh, đặc biệt là khi bạn có toàn quyền điều khiển và khả năng chụp ảnh trong chế độ RAW. Nhưng Sony vẫn chưa có xử lý tốt nhất khi vài thứ có thể hoặc không thể chụp được chế độ RAW, hệ thống menu rối rắm. Chúng ta có thể mong đợi Sony sẽ đưa ra firmware nâng cấp mới hoặc ít nhất là cho thế hệ camera sau này.
Điều quan trọng nhất là chất lượng ảnh rất tuyệt vời. Chiếc máy ảnh này cho chất lượng ảnh thuộc vào hàng những máy ảnh tốt nhất trên thị trường, tham gia vào phân khúc NEX-5R, NEX-6 và NEX-7 với sự thể hiện ấn tượng trong nhiều điều kiện khác nhau, đặc biệt là chụp thiếu sáng.
Sony không tham gia vào thị trường máy ảnh dùng định dạng ống kính Micro Four Thirds, nhưng vẫn có rất nhiều sự lựa chọn, kể cả hãng thứ ba vẫn làm ống kính cho thương hiệu này, chắc chắn vẫn nhiều hơn các đối thủ máy ảnh không gương lật khác như Olympus PEN Mini, Nikon 1 J3 và Panasonic GF5.
Đức Duy
Nguồn: Vnreview.vn
 
Back
Bên trên