Đánh Giá Máy Tính Xách Tay Asus Transformer Pad Infinity

thuyhu

Thành viên Tích cực
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-015.jpg
Asus Transformer Pad Infinity TF700T đến với chúng tôi một vài tháng sau thời điểm ra mắt đầu tiên, đã trải qua một sự kiểm định của thời gian, và thật tình cờ, sự xuất hiện của nó lại rất gần với thời điểm ra mắt chiếc tablet Windows 8 đầu tiên. Điều đó mới thú vị bởi chiếc Infinity 10.1 inch được phát triển từ một ý tưởng rất giống với Microsoft. Ý tưởng này là đưa máy tính bảng vượt lên trên ranh giới của một thiết bị đa phương tiện và một lựa chọn thay thế cho notebook, biến nó trở thành một công cụ sáng tạo thực sự.
Mấu chốt để đạt được mục đích đó là chiếc dock bàn phím. Nhưng trước khi Microsoft cho mọi người thấy thiết kế bàn phím cứng của hãng, chúng ta cần chú ý rằng Android mới là sản phẩm đầu tiên được trang bị bàn phím với dòng sản phẩm Transformer Pad. Và tại đây, Infinity là đại diện xuất sắc nhất của ý tưởng biến tablet thành một cỗ máy sáng tạo.
Lúc này, khi đã biết nhiều thông tin về Microsoft Surface và dòng sản phẩm máy tính bảng Windows 8 đầu tiên, chúng ta mới thực sự có thể soi xét kỹ lưỡng Transformer Pad Infinity, thậm chí đưa ra một số kết luận về vị thế của Android trên thị trường máy tính bảng. Nhưng đừng quá vội vàng, chúng ta sẽ lần lượt điểm qua mọi tính năng của chiếc tablet Android tốt nhất hiện nay.
Thiết kế
Có thể khẳng định một điều: Asus Transformer Pad Infinity TF700T là một sản phẩm cao cấp. Bộ khung bằng nhôm với các họa tiết gợn sóng được đưa vào trong phong cách thiết kế Zen mà Asus thường xuyên sử dụng trên những mẫu ultrabook của hãng. Mặt sau của chiếc máy tính bảng cũng toàn bằng nhôm, ngoại trừ một dải nhựa bé xíu ở trên cùng, nơi đặt máy ảnh và đèn flash, và với một cấu trúc rất rắn chắc, bạn sẽ có được cảm giác thoải mái khi cầm sản phẩm trên tay.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-001.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-011.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-002.jpg
Asus Transformer Pad Infinity có một bộ khung bằng nhôm với đường nét gợn sóng
Infinity là một thiết bị vô cùng mỏng, có độ dày chỉ có 8.4 mm, đồng thời nó cũng không quá nặng với trọng lượng 594 gam. Rõ ràng Infinity nhẹ hơn chiếc iPad mới nhất, nhưng dù sao người dùng sẽ nhanh chóng cảm thấy chán khi phải cầm máy tính bảng bằng một tay và muốn đặt nó xuống đâu đó.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-013.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-014.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-016.jpg
Asus Transformer Pad Infinity không quá nặng
Ở cạnh đáy, bạn sẽ thấy 2 vị trí kết nối với Dock và ngay ở trung tâm là một giắc kết nối USB 40-pin riêng, đòi hỏi phải có một bộ kết nối riêng. Chúng tôi đoán Asus sử dụng kết nối USB đó là để việc kết nối với Dock được dễ dàng hơn.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-009.jpg
Cổng kết nối USB 40-pin
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-008.jpg
Khe cắm thẻ microSD
Các nút bấm cứng trên máy tính bảng được phân bố trên lớp vỏ và cũng được làm bằng nhôm, tạo cảm giác chắc chắn, đôi khi bạn sẽ cần phải sử dụng nhiều lực hơn để ấn. Đồng thời, cũng có một cổng microHDMI, một khe cắm thẻ microSD, và một giắc tai nghe 3.5mm tiêu chuẩn. Asus Transformer Pad Infinity được trang bị 2 microphone để ghi âm, nhưng âm thanh lại phát ra từ chỉ một bộ loa duy nhất ở mặt sau.
Về mặt thiết kế, không có gì để nói vì hầu hết bề mặt thiết bị là màn hình. Có một bộ khung lớn bao quanh nó, đảm bảo có đủ không gian để đặt tay mà không chạm phải màn hình.
Màn hình
Mặc dù dáng vẻ đẹp đẽ của Transformer Pad Infinity không làm chúng ta xao lãng khỏi màn hình 10.1 inch độ phân giải cao và cực sáng. Độ phân giải thuộc dạng cao nhất trong số những thiết bị Android, 1920 x 1200 pixel, mật độ điểm ảnh 224 ppi. Nó chỉ đứng sau độ phân giải 2048 x 1536 pixel và 264 ppi của chiếc iPad mới.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-001.jpg
Dù số lượng pixel chỉ ở mức trung bình so với chiếc iPad, Transformer Pad Infinity lại có một lợi thế khi sở hữu một màn hình sáng nhất mà chúng tôi từng thấy nhờ vào công nghệ Super IPS+ LCD. Với cục pin lớn nằm bên trong và cục pin bổ sung nằm ở bàn phím, Asus thực sự đã đi một bước khá xa trong việc tạo ra độ sáng màn hình cao mà không sợ làm giảm thời lượng pin. Ở mặc định, độ sáng đạt cực đại ở khoảng 460 nit, bạn có thể dễ dàng khởi động chế độ Super IPS+ để sử dụng tablet ngoài trời, và chức năng này tăng độ sáng lên tới 700 nit. Với độ sáng cao như vậy, độ tương phản giảm đi một chút khi so sánh với các thiết lập mặc định và có một sự giảm đi chút ít trong chất lượng của gam màu đen mà bạn khó lòng nhận ra được. Các góc nhìn rất tuyệt và màn hình vẫn giữ được những màu sắc sống động ở các góc nhìn lớn. Một đặc điểm nữa là lớp phủ bên ngoài màn hình khiến việc sử dụng trở nên dễ chịu hơn, loại bỏ được bụi bẩn và dấu vân tay bám trên đó.
Bàn phím
Asus Transformer Pad Infinity đã là một chiếc máy tính bảng tuyệt vời, nhưng mục tiêu của nó còn cao hơn thế. Nó biến thành một chiếc notebook khi được gắn với chiếc bàn phím rời. Bàn phím có thể được mua riêng với giá $150. Được trang bị cả một touchpad và có thời lượng pin rất lâu, đưa chiếc máy tính bảng vượt qua ranh giới của một thiết bị đa phương tiện và tiến gần hơn tới danh hiệu notebook. Và mặc dù tính năng chưa đa dạng bằng, mức giá cũng đã ngang bằng với một chiếc notebook.
Bàn phím và thời lượng pin
Trước tiên, bàn phím được thiết kế rất thanh lịch, sử dụng chất liệu nhôm chất lượng cao tương tự như chất liệu trên chiếc tablet. Việc kết nối được thực hiện nhờ hai khe cắm có cơ cấu bản lề trên bộ khung của tablet và thông qua giắc cắm 40-pin. Bạn đơn giản chỉ việc sắp thẳng hàng chiếc máy tính bảng với các khe cắm và gắn vào. Tiếp đó, một tiếng lách cách báo hiệu 2 phần đã được nhập lại thành một, các chốt đóng lại và bàn phím được giữ cố định. Bạn có thể dễ dàng giữ bộ khung tablet và mang nó xung quanh mà không sợ bàn phím rời ra. Tách rời bàn phím ra khỏi tablet rất dễ dàng nhưng bạn cần phải dùng cả 2 tay. Bạn chỉ việc kéo chiếc khóa trên bản lề rồi kéo chiếc dock ra.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-015.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-028.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-029.jpg
Chiếc Dock được thiết kế rất thanh lịch
Asus đã rất tuyệt khi giảm kích thước bàn phím xuống mức thấp nhất có thể, và khi được gắn lại với nhau, chiếc Infinity Pad chỉ dày có 19.6 mm, nhỉnh hơn chiếc MacBook Pro chút xíu. Bàn phím khi được gắn vào làm tăng gần gấp đôi trọng lượng của chiếc Infinity, tổng cộng cả hai lên tới 1.13 kg.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-019.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-020.jpg
Thiết kế rất mỏng
Asus nói rằng khi được kết nối với Dock, Transformer Pad Infinity có thể phát video 720p tới 14 tiếng liên tục ở độ sáng thấp, và điều này thật ấn tượng. Chiếc dock có cục pin dung lượng gần như tương đương với tablet, vì thế kết hợp cả 2 lại sẽ cho thời gian sử dụng pin gần như gấp đôi.
Cổng USB lớn, khe cắm thẻ SD
Một lợi thế lớn của bàn phím là một cổng USB kích thước lớn. Thiết bị hỗ trợ USB host, có nghĩa bạn có thể kết nối với mọi loại thiết bị như là các bàn phím ngoài, chuột, và thậm chí các ổ cứng ngoài.
Bạn cũng có một khe cắm thẻ nhớ riêng rẽ trên bàn phím bên cạnh khe cắm nằm trên máy tính bảng, nhờ đó bạn có thể mở rộng bộ nhớ hơn nữa.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-024.jpg
Cổng USB
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-023.jpg
Khe cắm thẻ SD
Android trên một chiếc máy tỉnh bảng trang bị bàn phím
Bàn phím mỏng không hẳn thuộc loại kích thước đầy đủ, nhưng chúng tôi dễ dàng làm quen với nó và gõ với tốc độ gần như tương đương trên những loại bàn phím bình thường. Nó có rất nhiều phím shortcut hữu dụng nằm ở hàng trên cùng, bắt đầu với kết nối, âm nhạc, và độ sáng, kết thúc bằng một phím Khóa riêng, vì thế bạn sẽ không cần phải chạm vào màn hình để mở khóa tablet. Tất cả chúng đều là những thành phần bổ sung từ Asus. Nếu phải chỉ ra điểm chưa ổn, chúng tôi mong muốn có một nút Shift lớn hơn và một nút Alt ở 2 bên, chứ không chỉ ở mỗi bên phải.
Touchpad là thành phần mà tôi muốn được thấy những cải tiến – nút bấm trên touchpad lớn nhưng lại hơi khó bấm. Touchpad hỗ trợ động tác lướt bằng 2 ngón tay và động tác cuộn, thật tuyệt vời, nhưng chúng tôi vẫn mong có thể sử dụng động tác ‘nhấp đúp để zoom’, một tính năng rất hữu ích khi duyệt web. Tuy nhiên, Android lại không hỗ trợ động tác này.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-026.jpg
Bàn phím chiclet
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-027.jpg
Touchpad
Chúng tôi đã thử sử dụng bàn phím trong một vài ứng dụng và trò chơi. Trên thực tế, đa phần bài viết review này được viết trong Google Drive ngay trên chính Transformer Pad Infinity, và nó tỏ rõ năng lực là một công cụ đánh máy nhanh, hiệu quả. Nhưng khi chuyển sang những trò chơi như Riptide GP được tối ưu hóa để chạy trên nền tảng phần cứng của chiếc tablet này, chúng tôi không thể sử dụng bàn phím để điều khiển. Điều tương tự xảy ra với Dead Trigger, một tựa game hành động tuyệt vời rất phù hợp với bàn phím, nhưng đơn giản là đã không được tối ưu hóa cho Transformer Pad Infinity.
Sau một thời gian sử dụng bàn phím, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy rằng Android chưa thực sự sẵn sàng để trở thành một nền tảng sử dụng bàn phím. Các nút shortcut trên bàn phím không hoạt động với những trình duyệt của bên thứ 3, các động tác trên touchpad cần phải được cải tiến tốt hơn, các trò chơi và ứng dụng không hỗ trợ hoàn toàn cho bàn phím.
Ngược lại Windows 8 được thiết kế với ý tưởng sử dụng kết hợp với một bàn phím, chuột và touchpad, và chúng ta đã biết rằng Microsoft đưa vào các động tác tương tự ‘nhấp đúp để zoom’. Đây là một chức năng mà chúng ta chưa được nghe thấy trên Android, nhưng tôi vẫn hy vọng những phiên bản Android kế tiếp sẽ sửa những vấn đề này.
Giao diện và chức năng
Chúng ta đã bàn luận nhiều về cách thức mà bàn phím được đưa vào trong hệ sinh thái Android, và giờ là lúc đưa câu chuyện đến với giao diện. Asus Transformer Pad Infinity sử dụng hệ điều hành Android 4.0.4 Ice Cream Sandwich với một chút chỉnh sửa từ Asus. Không hề mang lớp giao diện nặng, mà thay vào đó chỉ có những điều chỉnh nhỏ - một thanh điều chỉnh độ sáng ngay trong phần Thiết lập cùng với một số widget bắt mắt.
Ice Cream Sandwich chạy một cách mượt mà, nhưng nếu chúng tôi buộc phải chỉ ra điểm yếu, thì đôi lúc giao diện bị giật, điều mà chúng tôi không nhận thấy trên Jelly Bean. Gần 3 tháng sau khi được đưa ra thị trường, chiếc máy tính bảng Asus Infinity vẫn chưa được nâng cấp lên Android 4.1 Jelly Bean, nhưng bạn chớ quá nóng vội, hãy ráng đợi thêm một thời gian nữa.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-030-UI.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-031-UI.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-033-UI.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-049-UI.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-056-UI.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-057-UI.jpg
Asus Transfomer Pad Infinity chạy trên nền hệ điều hành Android 4.0.4 Ice Cream Sandwich
Asus Infinity được cài sẵn một số ứng dụng hữu ích, chẳng hạng chương trình quản lý thư mục và ứng dụng SuperNote.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-035.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-036.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-037-messaging.jpg
Vi xử lý
Chiếc máy tính bảng sử dụng vi xử lý Nvidia Tegra 3 lõi tứ, có tốc độ lên tới 1.6 GHz. Đặc biệt hơn, vi xử lý này sử dụng công nghệ T33 Tegra 3 cho phép tốc độ xử lý cao hơn, và đó là lý do xuất hiện con số 1.6 GHz. Cùng với đó, Asus trang bị RAM 1GB với băng thông bộ nhớ được mở rộng tới 6.4 GB/s.
Trên bảng benchmark, chiếc tablet thể hiện rất tốt, và mặc dù có số lượng pixel tương đối cao, nó vẫn có khả năng hiển thị với tốc độ 30 fps ở độ phân giải 1920 x 1200 pixel, rất thích hợp cho việc chơi game.

Quadrant Standard
AnTuTu
NenaMark 2
Asus Transformer Pad Infinity
4204
12693
39,6
Lenovo IdeaPad A2109
4011
10769
53,9
Toshiba Excite 10
4046
10675
47,7
Asus Transformer Pad 300
3872
9551
47,1

Internet và Kết nối
Asus Transformer Pad Infinity sử dụng trình duyệt nguyên bản của Android, với hiệu năng rất tuyệt và hỗ trợ mọi loại phím shortcut trên bàn phím. Bình thường thì bạn có lẽ sẽ chuyển sang Chrome ngay lập tức, nhưng Chrome dành cho ICS vẫn chưa hỗ trợ nhiều shortcut như trình duyệt mặc định, cộng với không hỗ trợ flash nữa.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-051.jpg
Duyệt web
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-052.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-053.jpg
Xem phim trên YouTube
Về mặt kết nối, chúng tôi rất hài lòng với khả năng tiếp nhận sóng Wi-Fi tuyệt vời của chiếc tablet, và tại những nơi mà các smartphone có số vạch sóng ít, chiếc Infinity vẫn duy trì đủ số lượng vạch. Một thiếu sót nhỏ là không có dải tần WiFi-N 5 GHz dành cho những mạng kết nối siêu nhanh. Ngoài ra, Pad Infinity còn có kết nối GPS, Bluetooth, và HDMI.
Máy ảnh
Chiếc máy tính bảng được trang bị một máy ảnh tự động lấy nét 8 megapixel ở mặt sau, cùng với một đèn flash. Giao diện máy ảnh trông giống trên những thiết bị Android ICS khác, với các thiết lập ISO (50 đến 800) và cân bằng trắng. Bạn còn được sử dụng chế độ chụp panorama và time-lapse.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-038-camera.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-039-camera.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-040-camera.jpg
Giao diện máy ảnh
Các bức ảnh chụp còn lâu mới là những bức ảnh đẹp nhất. Màu sắc hơi nhạt và trong hầu hết trường hợp, các bức ảnh hơi bị lóa, nhưng đối với một chiếc máy tính bảng, chúng tôi không coi đó là nhược điểm.
Máy ảnh ở mặt sau cũng có thể quay video độ phân giải cao lên tới 1080p ở tốc độ 30 khung hình trong một giây, với tốc độ dữ liệu khoảng 19 Mbps. Thế nhưng tính năng tự động lấy nét liên tục lại không còn đó. Chúng tôi khá hài lòng với khả năng hiển thị màu sắc, và các đoạn phim chạy rất mượt mà.
Đoạn video mẫu của Asus Transformer Pad Infinity:
Ở phía trước, chiếc Asus Transformer Pad Infinity có một máy ảnh 2 megapixel, vô cùng thích hợp cho những cuộc gọi điện bằng video, và cho những ai thường xuyên chụp ảnh tự sướng.
Đa phương tiện
Như bạn kỳ vọng, với những thành phần như màn hình 10.1 inch hiển thị đẹp mắt, cục pin phụ nằm trong bàn phím, và 2 khe cắm thẻ nhớ mở rộng, chiếc Asus Transformer Pad Infinity là một thiết bị giải trí thực sự.
Nó có thể phát tất cả các đoạn video và các bản nhạc mà không hề bị giật. Ngoài ra có rất nhiều lựa chọn ứng dụng trình chiếu video và music trên Google Play cho người dùng tha hồ lựa chọn.
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-041-multimedia.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-042-multimedia.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-043-multimedia.jpg
Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-044-multimedia.jpg
Nghe nhạc và chơi game trên Asus Transformer Pad Infinity
Transformer Pad Infinity đi kèm với dung lượng bộ nhớ trong 32GB hoặc 64GB, và như chúng tôi đã đề cập, có một khe cắm thẻ microSD ngay trên chiếc tablet, và một cái khác ở trên bàn phím.
Âm thanh phát ra từ bộ loa ở mặt sau nên phần âm thanh sẽ trở nên nhỏ hơn khi bạn đặt chiếc tablet xuống mặt bàn. Tuy nhiên, chất lượng âm thanh vẫn rất tuyệt vời.
Thời lượng pin
Bạn sẽ thấy có những thời lượng pin khác nhau trên Transformer Pad Infinity, tùy thuộc vào bạn sử dụng chiếc tablet một mình hoặc gắn kèm với bàn phím. Chiếc máy tính bảng đi kèm với một cục pin 25 WHr có khả năng kéo dài thời gian sử dụng lên tới 8 tiếng. Nếu bạn bổ sung một cục pin 19.5 WHr của bàn phím, con số này sẽ gần gấp đôi. Ứng dụng tiêu tốn nhiều pin nhất chính là chơi game 3D, trong đó chiếc tablet chỉ còn chịu đựng trong khoảng 4 tiếng.
Một điều thú vị là Asus trang bị một ứng dụng quản lý pin và bổ sung chức năng điều chỉnh độ sáng và chế độ hiệu năng ngay trong mục popup Settings trên màn hình chính. Khi được kết nối với bàn phím, thiết bị sử dụng pin hết sức hợp lý, trước tiên sử dụng từ cục pin của bàn phím, sau đó mới đến cục pin trên chiếc tablet.
Kết luận

Asus-Transformer-Pad-Infinity-Review-015.jpg
Asus Transformer Pad Infinity TF700T có mức giá $500, và phải đối đầu trực tiếp với chiếc iPad mới. Cả 2 mẫu máy tính bảng này đều sử dụng màn hình đẹp mắt, và chúng tỏa sáng theo những cách khác nhau. Chiếc Asus Infinity có màn hình sáng hơn, thích hợp khi sử dụng ngoài trời, trong khi iPad lại có lợi thế trong cấp độ chi tiết và chất lượng hình ảnh.
Chúng ta có thể thống nhất đặt dấu trừ cho màn hình, nhưng lợi thế ứng dụng thì sao? Android có trên 250.000 ứng dụng dành riêng cho máy tính bảng, mà iPad thì còn lâu mới bắt kịp được. Về khả năng lưu trữ, ở mức giá $499, chiếc Transformer Pad Infinity có bộ nhớ dung lượng 32GB, lớn gấp đôi chiếc iPad. Ở mức giá $599, bạn sẽ có 64GB.
Nếu như bạn mong muốn thay thế chiếc notebook của mình bằng Transformer Pad Infinity với bàn phím, có lẽ vẫn còn hơi quá sớm. Asus đã thực hiện khá tốt công việc với chiếc Dock, nhưng Android vẫn chưa được tối ưu toàn diện để hỗ trợ nó. Nhưng nếu bạn không có tham vọng lớn như vậy, bạn sẽ không bị thất vọng. Không điều gì thay đổi thực tế rằng chiếc Asus Transformer Pad Infinity là một chiếc máy tính bảng tuyệt vời. Hơn nữa, đây cũng là chiếc tablet Android tốt nhất mà chúng tôi từng thử. Nó mang một thiết kế tuyệt vời, màn hình đẹp mắt, hiệu năng mạnh mẽ và thời lượng pin dài. Chúng tôi tự tin đề xuất sản phẩm này tới các bạn.

Theo PhoneArena
 
Back
Bên trên