Review Nhận Xét Main Máy Tính Asrock Z77 Fatality Professional

kiwi

Thành viên mới
Asrock Z77 Fatality Professional
Ưu điểm có thừa - Nhược điểm thừa không kém!
IMG_01.jpg


Hình ảnh tổng quan:
Phải nói rằng main dòng Fatality của Asrock rất đẹp, đập vào mắt người dùng là tả nhiệt lớn, với tông mầu main đen mạnh mẽ, các linh kiện điểm nhấn bới mầu đỏ cứng cáp, kèm theo toàn bộ dàn tụ mầu vàng bóng tạo lên hơi hướng một sản phẩm rất rất cao cấp, bạn có thể nghĩ tớ EVGA Classified hay Asus Extreme khi nhìn nó và Asrock cũng có thương hiệu nồi bật cho mình với Fatality này.
Khe ram đỏ đen cụt một bên tai, khe pcie đỏ đầu trắng, nền đen gợi lại thiết kế rất Rampage của Asus . 100% dàn tụ rắn nhật bản vỏ được phủ lớp mầu vàng khá nổi bật làm chiếc main đẹp hơn hẳn so với tụ mầu xanh/ đỏ/ xám. Tôi không dám luận bàn về chất liệu vỏ của tụ này bởi không có thông tin gì cụ thể. Tụ để bền hơn, cho nhiệt độ hoạt động thấp có thể phủ thêm một số loại vỏ cao cấp hơn.
IMG_02.jpg
IMG_03.jpg
IMG_04.jpg

Bạn tôi cầm là hàng sample nên ko chắc phụ kiện đủ, nhưng cái tôi chú ý là cái USB 3.0 Panel thiết kế rất tiện: Nó có thể gắn vào khay ổ mềm nếu case còn + Có thể gắn được một HDD/SSD 2.5” vào nó + Nếu case ko còn khay ổ mềm có thể thay cái thanh Bracket đi kèm để lắp vào khe pci sau thùng máy. Nice!
IMG_05.jpg
Chi tiết hơn:
Số lượng choke ở phase nguồn rất nhiều và theo Asrock là 16+8 ở khu vực CPU, với lượng phase như này có lẽ nhiều nhất trong các main Z77 tới từ các hãng. Thậm chí số phase của RAM cũng bằng số phase cho CPU trên các main Z77 phân cấp giá rẻ.
IMG_06.jpg
IMG_07.jpg
IMG_08.jpg
IMG_09.jpg

Các cổng Sata cũng nhiều không kém có lẽ chỉ thua main X79R-AX của ECS, lượng USB 3.0 được tăng lên con số 6 cổng rất ít thấy trên các mainboard intel hiện nay.
IMG_10.jpg
Cổng giao tiếp lợi và hại:
- Khe ram
Với tai ram cụp một bên giúp tháo lắp dễ dàng không bị vướng khi lắp VGA rời tại khe PCI-E đầu tiên, đây là một tính năng đơn gian nhưng thiết thực. Việc ứng dụng tai ram như thế này Asus đã làm khá lâu và trên nhiều dòng main thấp đến cao, MSI thì trên một số dòng main cao nhất của họ mới thấy nhưng cách làm hơi khác chút, Asrock thì hiện mới thấy trên dòng Fatality với kiểu làm như Asus, có lẽ họ đặt chung một nguồn OEM .
IMG_19.jpg


- Cổng Sata
Cổng Sata rất nhiều trong đó có 4 cổng SataII, 2 cổng SataIII do chipset Z77 quản lý, 4 cổng SataIII nữa do Asrock bổ xung từ chip do 2 con Asmedia ASM1061 cung cấp. Với giá HDD hiện tại thì dùng hết số cổng này cũng là một vấn đề đau đầu đau ví
IMG_23.jpg


- Cổng USB
Cổng USB cũng có tới 6 cổng sẵn tại backpanel, 2 cổng do Z77 có sẵn và 4 cổng do Asrock bổ xung tiếp nhờ chip Etrontech EJ188H đặt mặt dưới main do bên trên đã khá chật chội. Nếu để bổ xung USB 3.0 tôi thấy Asus, Giga, MSI họ thường chọn chip của Nec.
IMG_25.jpg
- ATA + FDD:
Asrock hơi tham khi muốn có đủ mọi thứ cổng giao tiếp trên dòng main này không tha cả …FDD cổ lỗ sĩ. Khe cắm ổ cứng ATA và ổ mềm FDD theo tôi nghĩ Asrock nên bỏ khỏi dòng Fatal vì nó quá là thừa không sử dụng đến nữa lại tốn khá nhiều diện tích trên main, con chio VIA 6330 cung cấp 2 cổng cắm này cũng phải đẩy ra mặt sau sinh sống.
IMG_24.jpg
- Cổng PCI
Với các main thuộc dòng cao cấp đặc biệt chút thường sẽ chạy đua kiểu nhiều khe pci-e x16, full luôn 6-7-8 khe càng hoành tráng càng thể hiện đẳng cấp khi lắp được nhiều VGA. Asrock lại không theo hướng đó mà vẫn gắn 2 khe PCI truyền thống lên Z77 Fatal Pro, 2 khe này được cung cấp bởi một con Asmedia ASM1083. Giữ lại khe PCI thì cũng hợp lý đối với một số người, cũng thừa thãi đối với một số người.
IMG_22.jpg
- Cổng PCI-E
Main trang bị 2 khe PCI-E 3.0 (x16-x0 hoặc x8-x8) bạn có thể thấy 4 con switch pci-e 3.0 nằm ở chân khe pci-e x16 đầu tiên. Có một điểm hơi tiếc là khe PCI-E x4 lại là 2.0 , Asrock lẽ ra có thể dùng các pci-e 3.0 swich kèm tụ trở phù hợp là có ngày một khe PCI-E x4 3.0 với băng thông bằng PCI-E x8 2.0 vẫn ổn để chạy các card rời mạnh.
IMG_20.jpg
- Chip PLX - PEX8608.
Do gia tăng nhiều cổng USB 3.0 và Sata III nên để đủ lane giao tiếp với chipset Z77 thì Asrock cần trang bị thêm một chip PLX cụ thể ở đây là PEX8608
Theo tôi cách chia của Asrock như sau:
  • IVY cung cấp 16 lane PCI-E 3.0, Asrock chia làm 2 khe PCI-E 3.0 với cách phân lane là x16 x0 hoặc x8 x8
  • Z77 cho thêm 8 lane PCI-E 2.0, Asrock cho ra 2 khe pci-e x1, 1 khe pci-e x4 2.0 trên main.
  • Còn 2 lane 2.0: Asrock kết hợp thêm với PLX PEX8608 đáp ứng băng thông cho 4 cổng USB 3.0, 4 cổng Sata III, E-Sata III, Dual LAN.
IMG_21.jpg
- Cổng Mini PCI-E:
Có vẻ Asrock định tích hợp cả cổng mini pci-e vào main Z77 này nhằm phục vụ nhu cầu SSD Caching nhưng sau đó họ nghĩ lại bỏ đi cuối cùng chỉ còn chân mạch làm buồn lòng một số bác vị trí trống để lại làm chỗ in logo Sound THX và Virtu VMP.
IMG_27_1024.jpg

- VGA Output
Các loại card tích hợp từ trước tới nay chỉ hỗ trợ ra 2 màn hình cùng lúc, tới Z77 khi cắm Ivy thì có khả năng xuất ra 3 màn hình hiển thị mà không phải trông cậy vào card rời với công nghệ cao siêu nào. Tuy nhiên trên Z77 Fatality, Asrock đã bỏ mất 2 cổng D-sub và DVI thay vào đó lấy chỗ thêm USB + DisplayPort và nghiễm nhiên bỏ đi mất một tính năng quan trọng mà IVY mang lại.
IMG_10.jpg
- Socket
Socket trên Z77 Fatality do Foxconn làm OEM tương tự Gigabyte, từ vụ lùm xùm mấy năm trước mà MSI, Asus chuyển qua dùng socket Lotes hết lượt.
IMG_34.jpg


- Tản nhiệt
Tấm tản nhiệt lớn được gắn kết bởi một ống heatpipe bắt chắc chắn vào main bằng các ốc kim loại. Tản nhiệt trên P67 và Z68 Fatality là cùng như nhau, sang Z77 thì Asrock thay đổi thiết kế layout main nên họ cũng đổi lại đôi chút kiểu dáng cũng như vị trí sắp xếp nơi đặt tản nhiệt. Nhìn chung theo tôi kiểu tản nhiệt sọc sọc này khá giống với kiểu trên main Asus X58 Rampage hay MSI P67 Marshal. Tản nhiệt được gắn bằng ốc có vòng lò xo rất chắc chắn, loại ốc này theo tôi thấy hiện nay là tối ưu nhất để gắn tản nhiệt mà hầu hết main, vga các hãng đều chuyển dùng loại này.
IMG_28.jpg

Một điều hơn buồn là khi tháo ra tôi nhận thấy tản nhiệt trên bo mạch này không vừa khít, một bên mặt tản nhiệt (chỗ cục Profesional) không tiếp xúc tốt với mosfet, có chỗ vênh thì ép khá sát vỡ cả miếng themal pad nhưng có chỗ còn chưa chạm tới mosfet. Điều này khiến cho gần một nửa số mosfet không tỏa được nhiệt ra ngoài.
IMG_29.jpg
IMG_30.jpg

Ốc khi tháo ra rồi đặt lại tản nhiệt vào main thì chân ốc không trùng khít, một đầu thì đặt vừa khít các chân ốc, một đâu thì vênh nếu bắt lại ốc phải dùng lực ép mạnh mới vào được.
IMG_32.jpg
IMG_33.jpg

Tôi cũng không hiểu Asrock sản xuất tản nhiệt này có đúng cho Z77 Fatality Profesional hay không mà cục tản nhiệt Fatality bên dưới lại là một đế giành cho tiếp xúc với chipset. Z77 không có chipset nào ở đó ???!
Hi vọng những sai sót thiết kế tản nhiệt này chỉ có ở bản sample mà tôi đang cầm, phiên bản Retail nếu ai đang dùng có thể kiểm tra lại giúp. Nếu không bị thì tản nhiệt của họ tốt, nếu cũng bị thì quả thực Asrock quá cẩu thả bởi ít nhất họ đã có kinh nghiệm sản xuất cả 2 con Fatality Professional giành cho P67, Z68 trước đó mà vẫn để như vậy được.
IMG_31.jpg

- Chân 8Pin:
Asock đẩy chân nguồn ra giữa cho nên người sử dụng nên chú ý lựa chọn vỏ case phù hợp. Bởi các loại vỏ case nguồn đặt dưới có chỗ đi dây giấu dây thường có một lỗ cho dây 8pin đi lên vị trí góc trên của main.
Với Z77 Fatal sau khi vòng dây dưới main lên bạn không cắm ngay được vào chân 8pin của nó mà phải kéo thêm một đoạn vắt sang ngang main ra giữa mới tới. Điều này sẽ được cho là mất thẩm mỹ đối với ai thích sự gọn gàng đẹp đẽ trong thùng máy.
Ngoài ra có thể sẽ là trở ngại lớn đối với rất nhiều bộ nguồn bởi chiều dài dây không cho phép kéo tới vị trí đó khi đã giấu dưới tray main rồi. Giải pháp tạm có thể là tìm một sợi dây nối dài nữa ghép vào.
Tất nhiên cũng có một số case mở sẵn thêm lỗ nữa ở gần giữa thì không phải lo lắng gì về việc đi sợi dây 8pin đối với Z77 Fatality nữa cả, hãy chú ý chọn case trước cho phù hợp là yên tâm lắp đẹp.
IMG_12.jpg
- Phase
Điều tôi khá quan tâm là phase nguồn trên Z77 Fatality. Theo thông số Asrock công bố là 16+8 phase trong đó có 16 phase cho CPU, 8Phase còn lại có người thì bảo cho iGPU tích hợp tuy nhiên theo tôi nó sẽ là 4 phase cho ICM và 4 còn lại cho iGPU. Asrock tăng lượng phase lên khá nhiều để giảm tải cho mỗi phase giúp nhiệt độ hoạt động thấp hơn bền bỉ hơn. Tuy nhiên với các phase CPU thì tầm main này theo tôi mosfet của chúng nên là loại cao cấp hơn như dr-mos hoặc copper-mos hoặc sử dụng đủ 3 mosfet low rds cho mỗi phase như Giga dùng.
IMG_11.jpg

Nếu để ý mặt dưới sẽ thấy các chân cuộn cảm được nối với nhau theo cặp, có thể đoán asrock dùng cách ghép 2 phase thành một thay vì sử dụng một phase cao cấp, khả năng sẽ là Dual 8+2+2.
IMG_18.jpg

Các phase này được điều khiển bởi chíp Intersil ISL6367 nhưng tôi không tìm được datashet thông tin cụ thể của nó, nếu có chúng ta sẽ biết chính xác phase của main này chia như nào.
IMG_13.jpg

Các phase ram cũng khá nhiều (4 hoặc 5 gì đó) thay vì 1-2 với các main Z77 khác. Phase ram nhiều cũng rất thích đối với người dùng khi nhìn vào nhưng tôi không chắc nó là phần đầu tư hợp lý của asrock. Với SB khả năng OC ram đã rất tốt, Ivy càng tốt hơn nhưng nó phụ thuộc khá nhiều vào IMC của CPU, phase giành cho ram không còn nhiều tác dụng lắm, các main X79 khá cao cấp cũng chỉ cần 2 phase cho mỗi 4 khe ram, hay cụ thể như main H61chỉ 1 phase ram thuộc loại thấp nhất linh kiện làng nhàng vẫn có thể nhờn vờn với ram bus 2200-2400MHz.
IMG_15.jpg

Một điều nghịch lý nữa trong bios mục System Browser khi click vào khu vực phase tản nhiệt thì Bios lại đọc main có 12+6 phase ???!
Z74-Fatal-browser.jpg

Nói chung thiết kế phase thực sự phân chia như thế nào có bao nhiêu chỉ có Asrock mới biết chắc chắn. Như Z68 P67 Fatalily Profesional cùng thiết kế nhưng Asrock lại chia khác nhau là 16+2 và 12+6, hay như số tụ trên Z68/P67 Faltal Pro nhiều tụ hơn hẳn một hàng so với Z77 Fatal Pro mặc dù tổng phase con Z77 nhiều hơn.
IMG_14.jpg


- Nút bấm và đèn led báo:
Với một main cao cấp thì nút bấm tích hợp sẵn là điều cần thiết: Trên Z77 Fatal thì nút Power-Reset khá đẹp nhất là lúc bật sáng lên logo của dòng Fatality (tiếc là bật xong rồi nó lại tắt led đi). Asrock bỏ qua khi không làm các led báo tình trạng hoạt động thành phần, phase trên main, tôi không thể nhìn thấy bất kỳ một đèn led báo tình trạng hoạt động các phase hay thành phần nào khác trên main này ngoài cái Post code 2 số có ánh sáng đỏ lòe khá chói.
IMG_26.jpg
Bios lợi và hại.
Cạnh đèn số de-bug sáng rực rỡ là chip Bios của main, với Z77 thì các main tầm cao cấp chút sẽ được trang bị (dual bios + nút gạt) tự chọn nhưng asrock Z77 Fatal thiết sót mất phần này.
- Hình ảnh Bios
Bios của Z77 Fatality Professional:
Z74-Fatal-bios01.jpg
Z74-Fatal-bios02.jpg
Z74-Fatal-bios03.jpg
Z74-Fatal-bios04.jpg

Ưu điểm đầu tiên mà tôi nhận thấy là bios UEFI của họ khởi động (boot) rất nhanh, khi bấm khởi động thì chỉ sau 1-2 giây là có thể thấy màn hình hiển thị mặt anh chàng Fatality nhìn chằm chằm rồi.
Không rõ mọi người thích anh chàng này thế nào chứ với tôi cứ nhìn chằm chằm như vậy rất ngứa mắt
Nếu để ý với P67 Z68 Fatality thì khi vào trong bios ở mọi tab thông số đề có mặt Fatality nhìn chằm chằm như vậy, không chỉ ngứa mắt về khuôn mặt mà còn do chữ trắng trên nền mặt đỏ lòm rất khó nhìn. Thật may là tới Z77 thì Asrock đã sửa lại chỉ để hiện lúc boot, khi vào bios không còn mặt anh chàng kia nữa.
Z74-Fatal-bios05.jpg

Ép xung Auto trên main này rất kém:
  • Mục Load Optimizer CPU OC Setting được Asrock đặt sẵn các mốc 4.0 – 4.2 – 4.4 – 4.6 đến rất cao 4.8 GHz, đây như là một mục ép xung tự động với setting định sẵn của Asrock. Tuy nhiên ép xung tự động này chỉ có thể chạy ổn định ở mức 4.2GHz tức max của Turbo Boost, các mức cao hơn không thể chạy nổi.
  • Cùng con CPU 2600K này + tản nhiệt tốt + một số main Z77 khác đã dùng tôi có thể vào bios với các thông số khác Auto chỉnh mỗi CPU ratio lên x45 là có một con 2600K @ 4.5GHz chạy ngon ngay nhưng trên main này tôi chỉ dừng lại được ở x43, sang x44 là không ổn định được.
Autox44test.jpg

Autox44fail.jpg
Khả năng khi ép xung Manual của Asrock Z77 Fatality Professional theo tôi test thì đủ để làm hài lòng nhiều người. Bios còn hỗ trợ thêm một số tính năng hay hay như System Browser, Online Management Guard. Các setting bios có thể lưu lại được 3 profiles đặt tên khá tiện ngay trong mục OC Tweaker.
Việc OC CPU lên 5GHz khá dễ với 2600K bạn chỉ cần một tản nhiệt khí loại tốt và làm theo các thông số sau:
Tắt tính năng tiết kiệm điện:
  • Tắt (disable) Intel StepSpeed trong phần OC Tweaker
  • Tắt (disable) C1E trong CPU Features
  • Tắt (disable) các loại C Stale trong phần CPU Features
Z74-Fatal-disable.jpg

Thiết lập:
  • Bật (enable) Internal PLL Voltage (mặc định là Disable)
  • CPU Ratio là All Core: 50
  • CPU Voltage Fixed Mode: 1.520 vol
  • CPU Load-Line Calibration: Level 1 để hạn chế vdroop mức thấp nhất.
Z74-Fatal-x50.jpg
Z74-Fatal-x50vol.jpg
  • Nếu chưa vào win test stable mà nhiệt độ chưa quá cao thì do CPU kém, chọn một trong 2 phương án là giảm CPU ratio xuống 48-49 chạy xung 4.8GHz - 4.9GHz hoặc tăng thêm điện.
  • Trường hợp tản nhiệt chưa đủ tốt thì nên giảm xung và điện thế tầm 1.45-1.48 vol cho 4.8GHz là đẹp.
  • Nếu gặp CPU tốt thì main vẫn đủ sức đưa lên cao hơn nữa như bài test preview này tuy nhiên để chạy được ổn định các mức trên x50 cần phải có giải pháp tản nhiệt cao cấp hơn.
  • Nếu Base Clock (BCLK) tự động nhẩy lên cao quá 100MHz (trường hợp mình gặp là lên tận 100.47 MHz xem bằng CPU-Z) có thể fix lại một chút mức này trong bios như 99.9 hay 100.1MHz chẳng hạn.
Bios của Z77 Fatality còn một số điểm nữa tôi chưa hiểu tại sao lại thế trong quá trình OC:
  • Khi ép xung thì dòng Intel Turbo Bost Technology tự động kích hoạt Enabled và không thể Disable đi được???
  • Khi ép xung iGPU cho phép tăng GPU vol lên 1.52vol, thậm chí có phần hạn chế GPU Vol droop như với CPU. Đây là một ưu điểm tôi chưa thấy có trên các main hãng khác. Nhưng không hiểu sao Asrock còn thêm một phần GT OC Voltage cũng là tăng điện năng cho iGPU với giá trị cộng thêm tối đa +0.25vol làm cho tôi thấy khó hiểu.
Z74-Fatal-18GPUvol.jpg

Bios Z77 Fatality còn thiếu một số tinh chỉnh giành cho ép xung Base Clock
  • Không có mục thay đổi CPU Base Clock Ratio
  • Max Base Clock chỉ cho tới 150
  • System Agent Voltage chỉ cho tối đa đến 1.2
  • Và thiếu một số mục tinh chính khác cho hard oc.
Ngoài ra khi ép xung trong tab OC Tweaker muốn tắt chế độ tiết kiệm điện chẳng hạn, bạn phải thoát ra vào tab Advance mới tìm được CPU Features. Đây là các đặt hơi khó chịu với ai thường xuyên nghịch ngợm bios, trên các bo mạch Asus, Giga, Msi thì CPU Features sẽ tìm thấy ngay trong tab OC.
UEFI hỗ trợ giao diện đồ họa và sử dụng chuột linh động, tuy nhiên chuột trong bios của Z77 Fatal không có đủ tính năng lắm, cụ thể tại các mục chọn như clock - vol với danh sách dài dài bạn không thể dùng chuột để cuộn hay kéo. Tác dụng của chuột khá hạn chế khi chỉ có mỗi di và bấm.
Nếu không OC trong bios thì người dùng có thể ép xung trong win với ứng dụng F-Stream do Asrock phát triển. Các hãng main đều có mỗi phần mềm cho riêng mình và theo tôi thấy các thông số F-Stream có vẻ không đồng nhất với Bios như không có Fixed mode vol hay DDR chỉ cho tăng tới 1.8vol mà bios tới 2.1, iGPU lại là dạng offset vol thêm +0.6 mà bios không hề có cái này.
fstream.jpg
Tạm kết:
Với dòng main này Asrock có thể sử dụng là chủ lực đánh vào thị trường để tạo ấn tượng với người tiêu dùng qua vẻ đẹp của nó. Fatality đã qua đến đời main thứ 4 từ P67 > Z68 > Z79 và hiện mới nhất là Z77 nhưng dường như Asrock vẫn khá vội vã khi ra sản phẩm không được chỉn chu chính xác. Ngoài ấn tượng về hình thức thì họ cần chú ý hơn về mặt thiết kế như sử dụng linh kiện cao cấp hơn, điều chỉnh cổng giao tiếp hợp lý hơn tránh tình trạng thứ thừa thứ thiếu, đầu tư hơn về bios hay các tính năng, phần mềm hỗ trợ ép xung.
Như các tính năng Xfast của Asrock đã làm rất tốt, đáng chú ý là Xfast USB bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trên mạng, các tính năng chipset Intel Z77 + Ivy hỗ trợ thêm những gì hiệu năn của chúng so với Z68 như thì cũng đã có khá nhiều bài viết bạn tìm hiểu đọc thêm về thế hệ mới này.
Bài viết của thành viên: tienrocker ( Vozforums.com)
 
Back
Bên trên