Ý nghĩa Xử Lý Khi Bị Phồng Nước Trên Da Khi Lao Động

gacon

Thành viên Tích cực
feet_usa_nadalian_02.jpg

Những vết phồng do sự cọ xát thông thường là những vết phồng nhẹ có thể tự xử lý ở nhà. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như vết cắn của côn trùng, vết bỏng, nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với hóa chất... Tổn thương lan rộng, sâu... cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và xử trí.
Những vết phồng trên da xuất hiện khi da bị cọ xát mạnh và liên tục, nhất là khi mới bắt đầu một công việc nặng nhọc nào đó mà làn da bạn từ trước chưa quen chịu đựng trong lao động và sinh hoạt như: tay cầm nắm làm việc nhiều (cưa xẻ, cầm cày, bừa, cầm dao chặt, cầm búa đóng đinh... trong một thời gian dài), vai vác nặng, chân đi nhiều, đi dép, giày chật... nên xuất hiện vết phồng nước.
Xử trí như thế nào?
Chỗ da phồng do bị cọ xát mạnh và liên tục có hình dạng như những bong bóng nước và chúng chứa đầy nước bên trong, gây cảm giác đau rát, khó chịu.
Việc đầu tiên là phải sát khuẩn các vết phồng, bạn có thể dùng nước muối ấm để lau nhẹ vết phồng rộp. Đối với các vết phồng nhẹ và nhỏ, bạn có thể làm vết phỏng mau lành bằng các cách: Dùng một chiếc khăn sạch thấm nước trà đặc để nguội, nếu có nước đá (lạnh càng tốt) đắp lên chỗ phồng khoảng 30 phút.
Nếu các vết phỏng lớn đã bị phồng nước, ta có thể dùng một ít lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi trộn với 1 ít rượu gạo 40 độ, vắt lấy nước cốt. Dùng khăn sạch thấm nước cốt này đắp lên trên chỗ phồng nước nhiều lần trong ngày sẽ giúp chỗ phồng nhanh xẹp và có thể giảm đau. Sau khi đã dùng các bài thuốc trên, dùng một băng gạc che vùng bị rộp lại để tránh va chạm gây vỡ vết phồng. Thông thường, các vết phồng này sẽ khỏi sau vài ngày nhưng nếu không xử trí đúng cách, chọc vỡ gây nhiễm khuẩn làm đau và vết thương kéo dài thậm chí nguy hiểm do nhiễm khuẩn vết thương.
Lời khuyên của bác sĩ
Không chọc vỡ các chỗ phồng ra, kể cả nốt phồng phát triển quá lớn hoặc tạo cảm giác rất đau đớn. Khi các nốt phồng nước vỡ, cần lau rửa và dùng một miếng vải sạch hoặc gạc để bảo vệ da cho đến khi lành hẳn, thường là 3 - 4 ngày thì da sẽ liền.
Để tránh những vết phồng nơi bàn tay khi lao động, cần mang loại găng tay mềm và dày. Thay đổi tư thế làm việc của bàn tay thường xuyên. Khi làm việc, tiếp xúc trực tiếp với những vật nặng có bề mặt thô nhám và cứng, nhất thiết phải tập thói quen mang găng tay. Nếu bạn chuẩn bị làm một công việc nặng nhọc nào đó đòi hỏi sức chịu đựng của bàn tay, cần xoa bóp tay mỗi ngày trong vài tuần để làm tăng sức chịu đựng của da tay.
Để tránh những vết phồng nơi bàn chân, khi lao động (làm nương, leo núi), phải mang giày bảo hộ, không nên đi chân đất, chọn cỡ giày thích hợp, không quá chật cũng không quá rộng. Không nên dùng loại giày làm bằng nguyên liệu thô, cứng.
Lưu ý: Nếu nước chảy ra từ chỗ phồng có mùi hôi, vết phồng bất thường (đau, đỏ, lan rộng, lâu lành da...) là vết phồng đã bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được cán bộ y tế thăm khám và xử trí.
BS. Nguyễn Thùy
 
Back
Bên trên