Hướng Dẫn Bạn Chọn Mua Laptop Cũ Sao Cho Ngon

van thanh

Thành viên Tích cực
hp-14-bs561tu-pqc-n3710-4g-500g5-140hd-bt4-4c41whr-1-450x300.jpg


Hãy nhớ những kinh nghiệm trước khi mua laptop cũ
1. Tìm đến một nơi giao dịch mua bán đáng tin cậy như cửa hàng laptop hay nhà riêng. Tránh giao dịch ở quán cafe hay ngoài đường. tránh trường hợp bị cướp nữa nên ta phải cẩn thận.

2. Chúng ta nên kiểm tra ngoại hình và các khớp nối có khít khe hay không. Khi rao hàng trên website, người bán thường nói “còn 90%”, “mới 98%”,… nhưng đó hoàn toàn là những con số ước đoán và không có cơ sở. Vì vậy, bạn nên bỏ qua các con số và chắc chắn những gì mình trả tiền phải được ưng ý.

3. Hãy mang theo USB vì cổng USB khá quan trọng bởi chúng được sử dụng để kết nối với nhiều thiết bị máy in, chuột và webcam. Tuy nhiên, những thiết bị đó khá kềnh càng và thường đòi cài đặt driver mới hoạt động được.Một chiếc USB nhỏ gọn không cần cài driver bạn chỉ cần cắm vào tất cả các cổng trên laptop để kiểm tra sự nhận dạng có nhanh không, tốc độ truyền qua lại giữa laptop và ổ đĩa có trơn tru hay không. Nếu các cổng hoạt động tốt với USB, nó sẽ hoạt động tốt với các thiết bị khác. Ngoài ra chiếc ổ USB này có thể chứa một vài tiện ích để bạn kiểm tra thời gian dùng pin, cấu hình máy hoặc tìm điểm chết trên màn hình LCD.

4. Kiểm tra bàn phím bằng cách sử dụng tool test ‘Keyboard test’ hoặc mở một đoạn văn bản nhỏ và kiểm tra tất cả các phím trên máy có hoạt động đúng không. Mỗi laptop đều có các phím điều khiển đặc biệt và phím Fn (Function) để thực hiện các chức năng điều khiển khác.

5. Chỉ sử dụng pin khi kiểm tra máy vì khi sử dụng lượng điện tiêu hao đủ để bạn áng chừng thời gian sử dụng thực sự. Ngoài ra bạn có thể dùng tool Battery Monitor để kiểm tra vì nó có khả năng tính toán lượng tiêu hao theo biểu đồ như vậy bạn sẽ kiểm tra tốt hơn.

6. Kiểm tra kỹ lưỡng về cấu hình máy như người bán đã rao. Bạn có thể kiểm tra bằng những phần mềm như Lavalyst Everest sẽ xác định được: Loại chip, dung lượng và loại bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết nối và thiết bị ngoại vi,… Nếu đúng như những gì quảng cáo hoặc đăng tải trên website của nhà sản xuất, bạn kiểm tra từng thứ xem chúng hoạt động có chính xác không.

7. Kiểm tra màn hình coi có điểm chết hay không. Mẹo kiểm tra thông thường là bạn chuyển màu màn hình nền toàn màn hình, lần lượt các màu đen, trắng, lục, lam, vàng,… để tìm. Ngoài ra còn rất nhiều phần mềm và website hỗ trợ việc tìm kiếm điểm không đổi màu trên màn hình.
Tùy theo số lượng và vị trí từng điểm mà người dùng có thể chấp nhận được hay không. Nếu có “điểm chết” ở khu vực giữa màn hình thì bạn nên bỏ qua chiếc máy đó bởi khi làm việc lâu sẽ rất khó chịu cho mắt bạn.
Khi kiểm tra màn hình, bạn nên để màn hình sáng và nhìn từ nhiều góc khác nhau để phát hiện có điểm này bị thâm không. Nếu toàn bộ sáng đều thì màn hình còn tốt. Nếu có những điểm thâm tối khi nhìn các góc khác nhau thì màn hình đã cũ và xác suất hỏng khá cao.

8. Kiểm tra ổ cứng. Đây là khâu kiểm tra mất thời gian nhất nhưng rất quan trọng. Không giống các linh kiện thuần điện tử, ổ cứng kết hợp cả cơ và điện tử nên “nhạy cảm” hơn rất nhiều.
Bạn nên chuẩn bị một phần mềm kiểm tra đĩa tin cậy. Trong khi kiểm tra, bạn ghé tai nơi gắn ổ cứng để kiểm tra xem tiếng ổ chạy có “mượt” không.

10. May mắn và… liều. Dù xem xét kỹ cỡ nào, việc mua đồ điện tử cũ vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro. Vì thế, bạn phải sử dụng đến trực giác nhạy cảm để ra quyết định cuối cùng.
Nếu người bán vồn vã quá mức để tống khứ món đồ, bạn hãy cảnh giác và xem xét lại. Ngược lại, nếu thực sự bình tĩnh và tin tưởng vào sản phẩm, họ sẽ làm bạn tin cậy và chiếc laptop được bán có thể không “hành hạ” bạn nhiều.
 

Xem nhiều nhất

Back
Bên trên