Hướng dẫn sử dụng bàn là hơi nước đứng

nhanxetdanhgia

Administrator
Thành viên BQT
ban-ui-hoi-nuoc-dung-locklock-eni211-1.jpg
Hiện nay, bàn là hơi nước được dùng rất phổ biến. Nó có chức năng tự tạo hơi nước phun vào vải, làm các nếp nhăn mịn và phẳng nhanh, giúp tiết kiệm thời gian. Muốn bàn là luôn hoạt động tốt, cần sử dụng và bảo quản đúng cách.
Một số lưu ý khi sử dụng nước
Cho nước sạch, tốt nhất là nước lọc vào bàn là. Nước máy hay nước giếng thường chứa hàm lượng nhỏ các loại khoáng chất, cặn sét. Nếu sử dụng lâu ngày, chúng sẽ kết tủa, làm tắc lỗ phun hơi nước hoặc bám lại bên trong thiết bị, làm bẩn quần áo.
Không cho bất cứ hóa chất tạo mùi thơm nào vào bình chứa nước. Hóa chất khi gặp nhiệt độ cao sẽ ăn mòn các chi tiết bên trong bàn là.
Khi cho nước vào ngăn chứa, không để quá vạch chỉ định MAX. Lau sạch nước bị tràn ra mặt ngoài bàn là
Để khi là không bị rò rỉ nước
Lúc mới cắm điện, không nên vặn núm hơi ngay. Hãy để mức 0 và đợi khoảng ba đến năm phút. Khi mặt bàn là nóng lên, đủ để nước bốc hơi mới tăng dần lượng thoát hơi.
Khi sử dụng xong, nên đổ hết nước còn thừa để tránh bị đóng cặn.
Tùy vào chất liệu vải để sử dụng bàn là hợp lý
Với các loại vải làm bằng sợi tổng hợp như polyester, nylon... nên là ở mức nhiệt độ thấp nhất và sử dụng hơi nước ở mức ít nhất
Vải bông, lanh thường rất nhăn, cần ở nhiệt độ cao, mức hơi nước nhiều.
Với len và các loại vải khác, nên là ở nhiệt độ trung bình hoặc cao. Ở nhiệt độ quá thấp, hơi nước khó thoát ra. Nước có thể bị rò rỉ làm ố quần áo.
bongda_24h_f58f65252871c68f6bde762cc4178693ban-ui-hoi-nuoc-2.jpg.jpg

Với lụa tơ tằm, đũi... cần chú ý là mặt trái, đều tay, không di qua di lại.

Bảo quản bàn là như thế nào?
Khi dùng xong, lấy vải mềm lau sạch, từ tay cầm cho đến đáy bàn là.
Vệ sinh thật kỹ các khe ở đầu núm hơi để không bị cặn bám.
Kiểm tra khoang chứa nước trước khi cắm điện, tránh trường hợp bị tràn nước hoặc nứt, vỡ.
Khi mặt bàn là bị gỉ, không dùng giấy nhám, dao để cạo. Hãy lấy một ít kem đánh răng, giấm hoặc dầu gió thoa nhẹ lên bề mặt, sau đó dùng vải mềm lau sạch.

Tuyệt đối không dùng nước làm nguội bàn là
Kiểm tra dây và đầu phích cắm của bàn là trước khi sử dụng. Nếu ổ cắm bị ô-xy hoá do nhiệt độ cao ở chỗ tiếp xúc, cần phải đánh sạch bằng giấy nhám.
Nên sử dụng cầu chì riêng. Bàn là hơi nước có công suất lớn, có thể làm nổ ổ cắm và hỏng các thiết bị điện khác.


Các bước vệ sinh bàn là
Bước 1: Đổ đầy nước vào bình chứa. Sau đó để nút hơi nước ở số 0.
Bước 2: Cắm điện vào bàn là và vặn nút nhiệt ở mức nóng nhất đến khi rơ-le tự ngưng hoạt động.
Bước 3: Vặn dần nút hơi lên vị trí cao nhất.
Bước 4: Xả hơi cho đến khi bình nước trong bàn là cạn hết nước. Bằng cách này, cặn bám sẽ nhanh chóng biến mất.
 
Cách sử dụng:

- Đổ nước vào bình chứa nước (bình chứa 100ml), vặn chặt nắp lại, đặt lên giá theo chiều từ trên xuống dưới và tránh làm đổ nước trên động cơ. Khởi động máy và để 10 giây, hơi nước được sinh ra và bàn là bắt đầu hoạt động.
- Treo quần áo lên móc áo và treo vào giá theo phương thẳng đứng.
- Chạm nhẹ đầu vòi phun hơi lên bề mặt vải. Sự kết hợp giữa hơi nước và đầu vòi phun giúp làm phẳng các nếp nhăn, nếp gấp trên quần áo.
- Luôn để đầu vòi phun hướng lên trên ở độ cao khoảng 1m để tránh luồng hơi bị chặn lại trong quá trình là và đưa đầu vòi phun hơi theo chiều dọc của quần áo.
- Dùng tay căng nhẹ đồ cần là khi đầu bàn là đưa tới giúp là nhanh và hiệu quả hơn…

Cách vệ sinh bàn là:

Để tránh tình trạng nước bị đóng cặn, sau 3 đến 6 tháng sử dụng nên làm vệ sinh máy để tránh đóng cặn bên trong buồng tạo hơi ảnh hưởng đến việc tạo hơi của bàn là:
- Cọ rửa bình chứa nước 6 tháng/lần với các thao tác sau: tháo phích cắm, giá đỡ, ống dẫn khí và bình chứa nước ra. Sau đó cho chất tẩy rửa và dụng cụ tẩy rửa vào bình chứa nước. Rót nước ra sau khi đã ngâm 3 tiếng đồng hồ, tiếp tục cho nước sạch vào súc rửa lại nhiều lần cho đến khi nào sạch thì thôi.
- Cọ rửa các bộ phận khác: tháo phần giữa ra, sau đó dùng dụng cụ tháo nút dưới của bộ phận tạo hơi. Đặt một đầu ống đã cọ sạch vào lỗ thông hơi, đưa đầu kia vào vòi, giữ chặt bàn là và súc rửa thật chậm để tránh làm hỏng các bộ phận bên trong.
- Dùng khăn sạch để lau bề mặt của miệng ống thường xuyên sau mỗi lần sử dụng để ống luôn được sạch sẽ, tạo thông thoáng cần thiết cho sự dẫn truyền hơi nước.

Lưu ý khi sử dụng:

- Người sử dụng không được sờ tay vào bộ phận làm nóng để tránh hơi nước bàn bỏng.
- Không là theo chiều ngang và chiều chéo vải
- Rút nguồn khi không sử dụng
- Nước đổ vào bình chứa phải là nước sạch và không tiếp tục dùng nước đã để quá một tuần mà không sử dụng đến.
Theo: Diendan.eva.vn
 
Back
Bên trên