Du lịch Nhật Ký Chuyến Đi Bộ Xuyên Việt - 68 Ngày Của Chú Trần Ngọc Công

Ngày 18
18.jpg

Thị xã Kỳ Anh một vài năm gần đây đỏ da,thắm thịt hơn bất cứ địa phương nào trong cả nước. Từ một vùng thôn dã đói nghèo Kỳ Anh vươn vai trở thành một đô thì sầm uất .Điều này được lý giải bởi do có sự xuất hiện một tập đoàn tầm cỡ thế giới mang tên Formosa.
Formosa đã đầu tư tại địa điểm này một tổ hợp gang thép với số vốn gần 30 tỷ USD.,thu hút tới 25000 lao động và tạo ra nhiều dịch vụ ăn theo .
Có thể nói cái công ty Đài Bắc này là công ty đứng đầu bảng trong danh sách đầu tư nước ngoài vào Việt Nam .
Giả nếu không có vụ bố láo xả thải xuống biển làm cá chết hàng loạt thì rõ ràng đây là một điểm sáng về đầu tư nước ngoài.
Bước chân vào đất Kỳ Anh ,vui buồn lẫn lộn .
Vui vì được cảm nhận một Kỳ Anh phố xá đông vui với những bảng hiệu mang 2 ngôn ngữ Trung và Việt . Các quán bia,Karaoke,Caphe,các siêu thị và các cửa hàng dịch vụ mọc lên như nấm sau mưa .Tổ hợp Formosa khổng lồ và tươi tắn ven biển miền Trung tạo nên một bức tranh công nghiệp khá ấn tượng.
Nhưng lại cũng rất buồn,thậm chí đến căm giận !
Giận Formosa đã tham lam không bỏ tiền đầu tư vào việc sử lý chất thải nên đã gây ra thảm hoạ môi trường chưa từng có ở biển Miền Trung.
Buồn vì những người có trách nhiệm ở địa phương đã vô trách nhiệm không giám sát hoạt động của Formosa.
Nếu như giờ đây có ai hỏi tôi về chủ đề : Chọn thép hay chọn cá?Tôi sẽ tham lam mà trả lời rằng : Chọn cả 2 . Cái chính không phải là thép hay cá mà cái chính là phải chọn người có tâm đưa vào ghế giám đốc sở tài nguyên môi trường Hà tỉnh và chi cục trưởng tài nguyên môi trường thị xã Kỳ Anh.
Mọi người có hỏi sao không lên án ban giám đốc công ty Formosa mà lại chỉ trích mấy ông ấy vậy .Tôi xin thưa rằng : Ông cha chúng ta đã từng dạy dỗ con cháu : "Con bà có thương bà đâu/Mà để chàng rể ,nàng dâu thương cùng" Hoặc như các cụ đồ nho thường phán rằng: Tiên trách kỷ,hậu trách nhân!
Các ông,các bà này mà làm đúng trách nhiệm Đảng và Nhà nước giao phó ,bố bảo Formosa dám làm bậy.
Cá tôm một thời gian ngắn có thể hồi sinh còn lòng tin bị tổn thương khó mà hồi phục!
Tôi vẫy tay chào Formosa nhưng qua các con phố có tên đầu là Kỳ lại có những bàn tay vẫy rỗi vẫy rít mời gọi tôi nán lại .Đó là những bàn tay của các cô gái gọi trong các quán Cafe ven đường.Nên vui hay buồn đây?............................. Còn tiếp
 
Ngày 19
19.jpg

Bước tới chân đèo Ngang cũng phân vân không biết nên trèo đèo hay qua hầm đây.
Trèo lên đèo thì ngắm được cảnh :
Bước tơi đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú.
Lác đác bên sông chợ mấy nhà....
Còn qua hầm thì đỡ được vài tiếng đi bộ.
Cuối cùng chọn đi bộ qua hầm vì thật ra mình cũng nhiều lần đứng trên đỉnh đèo Ngang ngắm no cảnh sắc ' cỏ cây chen đá ,lá chen hoa" này rồi .Nhưng còn một lý do nữa đó là cũng hơi run lỡ gặp cướp phục trên đèo thì một mình lão già lẻo khẻo này biết phải làm sao,bởi từ lúc có cái hầm này chẳng còn ai vượt đèo nữa .Đèo vắng tanh ,vắng ngắt
Chui qua hầm đèo Hải Vân là chạm đất Quảng Bình,một vùng đất tơi bời khói lửa trong các cuộc chiến tranh Nam - Bắc Việt .
Trịnh Nguyễn đã dùng con sông Ranh ở chính vùng đất này làm giới tuyến và gần đây Việt Nam dân chủ cộng hoà và Việt Nam cộng hoà cũng chọn sông Hiền Lương ở Vỹ tuyến 17 cuối đất Quảng Bình để phận định Nam -Bắc.
Đây là vùng thắt đáy lưng ong của dải đất này và cũng điểm cuối của nước Việt cổ.
Nếu như trước đây 20 năm ai đi qua vùng đất này đều lắc đầu ngao ngán bởi cảnh tiều điều xơ xác của vùng " Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình " này .Một vùng đất không có tương lai .Vùng đất chuyên chỉ tiễn người tha hương mà chẳng đón ai tới kiếm sống.
Nhưng mấy năm gần đây nhờ có hệ thống hang động đệ nhất thế giới,Quảng Bình đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch trong nước cũng như ngoài nước .Và với chưa đầy triệu dân bữa cơm của người dân Quảng Bình đã có thịt ,có cá.
Qua đèo Ngang một đoạn có tấm biển chỉ đường vào mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp,vị tướng lừng danh trong hai cuộc chiến tranh. Biết là ngược đường nhưng vì Đại tướng từng là thủ trưởng (cao cấp nhất) của mình trong thời chống Mỹ nên cũng muốn qua mộ thắp cho ông một nén nhang.
193.jpg


Con đường mới trải nhựa vào khu mộ rất đẹp và nhẵn .Người thì nói kinh phí làm đường,xây mộ do gia đình Đại tướng tự túc .Các con của Đại tướng chẳng ai theo nghiệp cha mà đi theo nghiệp kinh doanh ,ai nấy đều rất khá.Lại cũng có người nói kinh phí do quân đội tài trợ .Chả biết đâu mà lần.
Khu mộ của Đai tướng nằm trên một mỏm đồi rợp bóng cây xanh .Bên Tây dựa vào núi và hướng Đông trông ra Thái Bình Dương quanh năm dạt dào sóng vỗ.
Mộ Đại tướng nằm lưng chừng ngọn đồi được xây thật giản dị như cuộc đời của ông.
Có thể nói khu mộ được toạ lạc trên một nơi chốn phong thuỷ hữu tình vào bậc nhất Việt Nam ,hơn đứt mười mấy đời các vua nhà Nguyễn .
Cũng mừng cho ông.Một vị tướng tài nhưng cũng lắm truân chuyên .
Trên đường tiếp tục Nam tiến ,cũng hơi ngán với khói bụi ,mình bật Google map tìm đường làng để đi.
Map chỉ mình qua tỉnh lộ và quá giang một con phà .
Nhưng khi tới bến phà thì chẳng thấy bóng dáng phà đâu .Hỏi người địa phương thì được biết từ khi có quốc lộ 1a mới ,phà đã hết nhiệm vụ và stop từ 3 năm nay rồi.
Thật là tiến thoái lưỡng nan .Đi ngược trở lại thì cũng mất nửa ngày ( 20 km) mà bơi qua thì sông thì không nổi vì sông rất rộng và nước xiết.
Theo gợi ý của người bản địa phải vào xóm tìm vài địa chỉ của ngư dân có thuyền hiện đang neo ở bến xin họ giúp sang sông.Nhưng tới nhà nào cũng không gặp được chủ thuyền.
Đang lững thững quay ngược lại ra quốc lộ thì bỗng nhiên có người gọi giật giọng:
-Ông ơi ,có thuyền qua sông kìa.
Theo hướng chỉ của người đàn bà tốt bụng này ,thấy một còn thuyền vừa rồi bến chưa được bao xa .Tôi quýnh quáng : Ới lái đò ,cho tôi sang mới !
Con đò quay ngược mũi cập điểm xuất phát ban đầu
192.jpg

.............................. Còn tiếp
 
Ngày 20
20265065_864979043651102_6089952506718978327_n.jpg

Trên bước đường xuyên Việt của mình thật ra cũng có nhiều ý kiến không ủng hộ .Tỷ như : Quá là phiêu lưu mạo hiểm ?già quá đâm rảnh ,có sao chỉ khổ vợ khổ con !.Lại có ý kiến : Thật là một chuyến đi vô bổ ,không mang lại một lợi ích thiết thực nào cả.!Sao không vừa đi vừa kêu gọi từ thiện cho người nghèo ,người tàn tật,bệnh nhân ung thư..... ?
sao không tới các làng bản đem sách,đem quần áo cũ đến cho dân ? v.v..Có ý còn nặng nề hơn : Chắc muốn nổi tiếng.? Làm màu ?Câu like? Và cũng có ý mỉa mai :Khùng ! Rồ !Hâm !Tâm thần.
Ngẫm ra những phê phán của các bạn đó cũng không phải không có lý.
Thực ra mình cũng như mọi người ,không phải không rung cảm trước những thân phận ,những hoàn cảnh nghèo khó .Nhưng một người vô danh tiểu tốt như mình dù có cuốc bộ cả ngàn cây số thì liệu khi kêu gọi mọi người quyên góp ủng hộ cho những chiếc lá rách ấy mọi người có tin để bỏ vào tài khoản từ thiện của mình không ?Nếu mình là Trần Đăng Khoa.Lại Văn Sâm ,Công Vinh ,Sơn Tùng hay MC Phan Anh thì khỏi phải đi bộ 1km chắc mọi người sẽ ào ạt hưởng ứng .Còn mình thì chắc có cả một rổ câu hỏi trước khi ném vào tài khoản mớ bạc lẻ
Mang sách ,mang quần áo ,thuốc men thì chắc không đến lượt mình vì cần gì phải cuốc bộ để đi làm từ thiện .Mà cuốc bộ thì cõng được mấy cuốn sách ,mấy bộ áo quần.
Còn muốn nổi tiếng,câu like thì hà cớ gì phải mua cái gian khổ cực nhọc đổi lấy cái danh hão .Chỉ cần vác một cái trống cực lớn đến sân vận động cổ vũ cho đội tuyển bóng đá quốc gia hay mang thùng nước lọc thứ bảy chủ nhật nào cũng ra phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng phát miễn phí cho du khách thì cũng trở thành người nổi tiếng rồi! Cần gì phải đi bộ hơn 2000 km !
Còn kêu mình khùng ,hâm .không hoàn toàn chính xác nhưng cũng đúng đến 8,90%
Đối với mọi người thì mình không rõ lắm nhưng bản thân mình khi làm bất cứ việc gì lơn lớn một chút đều phải hâm nóng cái đầu .Tỷ như mua nhà trong túi chỉ mới già nửa tiền ,hâm cho đầu nóng lên rồi mua luôn.Trông thấy kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu ,hâm nóng cái đầu lao ra ngăn cản luôn .Thấy áp bức bất công người như bốc hoả khùng lên như một kẻ tâm thần, chửi luôn .
Còn nếu như là để quảng bá cho du lịch ,Thể thao,hay quảng cáo cho các hãng thì chắc chắn các nhà tổ chức không đời nào chọn một kẻ vô danh và không đáng tin cậy như mình .Đồng tiền Maketting họ bỏ ra phải phát huy được thành quả .Tôi mà giám đốc Maketting của tổ chức hay hãng nào đấy chắc tôi sẽ chọn Chi pu !Các bạn thì sao?
Còn nếu lấy lý do khám phá hay thưởng ngoạn thì có vẻ khiên cưỡng :Đi bộ ngày 10-12 tiếng bở hết cả hơi tai lấy cảm xúc đâu mà thưởng với ngoạn ,khám với phá .
Nếu là đi du lịch thì hơi chấp nhận được vì nghĩa đen của từ du lịch là đi theo một lịch trình vạch sẵn .Nhưng theo nghĩa dân gian thường hiểu du lịch là tới vùng đất khác để thăm thú và hưởng thụ cảm quan thì đi bộ như mình đâu mà hưởng thụ được.
Và nếu nói đi là để rèn luyện sức khoẻ,tập thể dục thể thao thì hoàn toàn phi khoa học .Tuổi này muốn rèn luyện sức khoẻ thì chỉ có dưỡng sinh và đi bộ mỗi ngày khoảng nửa tiếng là phù hợp .
Vậy cùng cùng tôi xin tiết lộ động cơ đi bộ xuyên Việt của tôi ,một động cơ hết sức cá nhân và tầm thường : Thách thức tuổi già .
Mãi nghĩ ngợi lung tung xoè ,Thành phố Đồng Hới hiện ra trước mặt, chào mình bằng một giọng ca đằm thắm của ca sỹ Tân Nhàn được phát qua loa phát thanh thành phố
20265065_864979043651102_6089952506718978327_n.jpg

Nếu ai hỏi vì sao quê hương chúng ta nhiều ngói mới�Rằng : có đắng cay nên chừ mới có ngọt bùi�Nếu ai hỏi vì sao quê hương chúng ta đồng lúa tốt�Có nhớ những ngày cơ cực tối tăm ngày xưa�Quảng Bình (Khoan khoan hò khoan)�bao mến thương (Khoan khoan hò khoan)�Đã mười năm rồi quê ta bao đổi thay rồi (Khoan khoan hò khoan)�Từ biển xanh (Khoan khoan hò khoan)�đến rừng núi xanh (Khoan khoan hò khoan)�Xinh tươi bốn mùa rộn vang tiếng hò khoan�Lệ Thủy trên dòng sông Kiến Giang dạt dào tình quê�Ơi chị dân quân canh gác ven biển�Ơi anh chiến sĩ canh gác bầu trời�Mỗi ngày quê ta trưởng thành�hạt giống cách mạng đã nảy mầm xanh tươi
Quảng Bình quê ta ơi !�Giữ lấy đất trời của quê hương ta�Giữ lấy những gì mà ta yêu qúy�Quảng Bình quê ta ơi !�Muôn người như một gửi về Trịnh Thiên tấm lòng sắt son�Hẹn ngày chiến thắng ta sẽ về trong một nhà
 

Đính kèm

  • 201.jpg
    201.jpg
    99.6 KB · Xem: 240
  • 201.jpg
    201.jpg
    99.6 KB · Xem: 243
Ngày 21
21.jpg

Lý ra từ nay tôi dừng pót bài lên Fb vì có người cho rằng chẳng qua lão này chủ đích khoe khoang đây mà .!Chỉ là giản đơn chân nọ vượt lên chân kia có chi mà phiêu vói lưu .Hàng vạn chiến sỹ năm xưa hàng quân vượt hàng ngàn cây số từ Bắc vô Nam trèo đèo, lội suối ,mưa rừng ,cháo măng ,bom rơi đạn xối mà nào thấy ai hồi mới tưởng .
Nhưng lại nghĩ mặc xác thiên hạ ,họ nghĩ sao là quyền của họ mình thích thì mình đi, thích thì viết mà thích thì đăng .FB chẳng qua là trang sách để ai thích thì viết lên đó, quyền được viết mà .
Quan trọng là đừng có viết những lời dối trá là được .Quan điểm của tôi là viết đúng sự thật,không chính trị,không kích động,không tự tôn,không nói bậy và tuyệt đối không khiêu dâm.
Vừa viết được mấy dòng này lên status thì trời Quảng bình đổ mưa .Vì đang là tiết xuân nên mưa không nặng hạt lắm .Tuy vậy mặt sông Nhật lệ vẫn mờ mịt khói sương .Trời Quảng Bình âm u như than khóc .Một mình khoác áo mưa lặng lẽ lội bùn trên con đường đê dọc bờ sông .Trong một túp lều cỏ ven đê ,một bà cụ ngồi co ro bên bếp củi đang móm mém ăn khoai nướng . Thấy tôi đội mưa bộ hành qua đấy cụ thoáng ngạc nhiên ngó lăm lăm rồi cất giọng run run : - Mời bác vào nghỉ chân ăn với tôi miếng khoai ,bác đi đâu mà đi mưa vậy? - Dạ thưa cụ - tôi đáp lời : - tôi có công chuyện phải đi vội nên phải lội mưa ,cám ơn cụ tôi vừa ăn cơm rồi - Đoạn cũng tò mò :- Dạ ,sao mưa gió thế này cụ không về nhà nghỉ ngơi sao lại ngồi đây rét mướt thế này? - Bà cụ đáp : - À ,tôi đang chăn mẹ con con bò ở bờ đê thì trời mưa ,không kịp dắt chúng về ,đành ngồi đợi ngớt mưa thì về!- .Đoạn cụ kều một củ khoai nướng vùi trong bếp củi ra mời tôi :Quả thực từ bé đến giờ tôi chưa được thưởng thức miếng khoai nướng nào vừa ngon vừa đắng đắng như hôm nay.
Thực sự ở vùng phía bắc Quảng Bình cảm giác có vẻ thịnh vượng nhưng phía nam của tỉnh này trông rất xơ xác ,tiêu điều .Có lẽ vùng này không được hưởng lợi từ du lịch nên "các cụ lại phải chăn bò kiếm sống"...................Còn tiếp
 
Ngày 22
21 nhanxetdanhgia.jpg
Trong lịch sử cận và hiện đại ,Bình Trị Thiên luôn luôn trở thành chiến tuyến đối đầu của các cuộc nội chiến Bắc - Nam .Vào thế kỷ 18 Chúa Trịnh Đàng ngoài và Chúa Nguyễn Đàng trong đã dùng con sông Gianh ở Bắc Quảng Bình để phân chia lãnh địa .Và rồi vùng đất Bình ,Trị ,Thiên đã trở thành chiến địa thấm đẫm ,xương núi,máu sông bao thế hệ người Việt.
Năm 1954 ,một lần nữa vùng đất này lại được chọn để phân chia 2 miền Nam Bắc .Con sông Bến Hải nằm ở phía Bắc Quảng trị được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời giữa Việt Minh và Liên hiệp Pháp và để rồi ít lâu sau trở thành biên giới chia cắt đất nước ,phía Bắc Bến Hải là nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà và phía Nam là quốc gia Việt Nam Cộng hoà .
Bình trị thiên một lần nữa nhuốm máu đào con dân đất Việt như lời trong ca từ của bài hát Bình trị thiên khói lửa của cố nhạc sỹ Nguyễn văn Thương:
....Giờ đây lửa cháy ngút trời.
Máu nhuộm đồng xanh.
Ôi! đau thương yêu tàn ,
Hải Lăng mồ chen thôn xóm.
Cát trắng ven làng máu hoen.
Dân lành yên vui giặc lên tàn sát.
Chí Long đồng quê tan tác.
Trung Nẫm đường vắng lối không.
Xót thương đàn em xác chìm dòng sông.
Làng cháy cây héo khô
đồng nương nồng hơi súng.
Xa tắp còn đâu bóng lúa xanh.
Nhà thiêu nền trơ đất.
Người đi lòng u uất.
Sôi cháy, máu căm hờn trào dâng. ...
Đi ngang qua di tích này,lòng ngổn ngang tơ vò .Lá cờ đỏ trên cột cờ Bắc Cầu Hiền lương vừa là niềm tự hào thống nhất vừa là nỗi xót xa cho hàng vạn quân,dân Việt đã ngã xuống để nhuộm thắm ngọn cờ này .
Lúc bước chân lên cây cầu để sang bờ Nam .Mưa vẫn rả rích .Con sông Bến Hải đã trở lại hiền hoà như mọi con sông trên dải đất chữ S này nhưng cây cầu vẫn còn hình bóng của cuộc chiến máu lửa .Để nhắc nhở mọi thế hệ người dân nước Việt chớ lãng quên nỗi đau thương của sự đất nước bị chia cắt, chính quyền đã phục dựng lại nguyên trạng cây cầu đã bị bom đạn Mỹ đánh sập trong thời kỳ Nam Bắc phân chia : Nửa Nam cầu sơn một màu và nửa Bắc sơn màu khác . 2 bên đầu cầu vẫn còn đồn bốt lính canh chỉ thiếu mỗi lính và súng đạn là trở lại hệt như xưa.
Vì mưa gió ,đường vắng tanh vắng ngắt mỗi mình lội mưa đi trên cầu,chắc lúc đó có ai chứng kiến cũng thấy quang cảnh chắc thê lương lắm!.....................Còn tiếp
 
Ngày 23
23.jpg
Chiến tranh đã lùi xa trên đất Quảng Trị được 43 năm .Dấu vết đạn bom đã nhạt nhoà nhưng dấu ấn chiến tranh vẫn còn sâu đậm trong lòng người dân Quảng trị nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
Cách đây đúng nửa thế kỷ ,Mỹ đã thiết lập hàng rào điện tử manng tên Macnamara cắt ngang qua đây để ngăn chặn hướng tấn công của ta từ Bắc vào Nam .Một tập đoàn phòng ngự được thiết lập dọc hàng rào mà Khe Sanh là đầu não chiỉ huy tập đoàn này.Riêng tại Khe Sanh địch bố trí 6000 lính thuỷ đánh bộ Mỹ ,2000 máy bay phản lực ,3200 máy bay trực thăng và vô vàn trận địa pháo để bảo vệ hệ thống phòng ngự này .
Ngày 20/1/1968 , quân ta đã mở chiến dịch tấn công tập đoàn phòng ngự này của địch .Lần đầu tiên ta sử dụng các binh chủng hợp thành có pháo binh và thiết giáp yểm trợ tấn công sân bay Tà cơn, các cụm cứ điểm Làng Vây,Tà Mây .Hướng Hoá và đầu não Khe sanh.
Trận đánh này được coi là trận Điên biên phủ thứ 2 của ta .Ngoài mục đích phá vỡ tuyến phòng thủ ngăn bộ đội ta Nam tiến ,tướng Giáp còn có ý đồ co kéo lực lượng địch tập trung vào khu vực này để tạo điều kiện cho cuộc tổng tấn công nổi dậy tết Mậu Thân khắp miền Nam .
Sau gần 6 tháng chiến địa này hứng chịu hàng trăm tấn bom đạn của cả hai phía .Hàng ngàn tên lính thuỷ đánh bộ Mỹ bị ta tiêu diệt nhưng cũng nhiều chiến sỹ của ta đã anh dũng ngã xuống để chiến dịch toàn thắng và ngày 10/7/1968 Mỹ đã phải thất thủ rút khỏi Khe sanh.
Cồn tiên Dốc Miếu cũng là những dấu son ghi lại chiến công của quân giải phóng và ác liệt nhất là trận giao tranh 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng Trị .
Để tái chiếm thành cổ Quảng trị ,địch đã dùng nhiều đợt máy bay ( cả máy bay B52) thả cả mấy trăm ngàn tấn bom và vài trăm ngàn quả đạn pháo xuống để san bằng thành Quảng trị . Số bom địch thả xuống có sức công phá ngang với 7 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuông Hiroshima.Mặc dù hàng ngàn chiến sỹ đã anh dũng hi sinh nhưng cũng đã giữ vững được thành cổ 81 ngày đêm .
Qua vùng đất này lại rưng rưng nhớ đến 3 người bạn cùng học với mình trong trường Đại học nhập ngũ 9/1971 đã anh dũng hi sinh tại mảnh đất này .Cho đến hôm nay ,cũng chưa ai biết các bạn ấy đã nằm xuống tại nơi đâu : Gio Linh ,thành cổ,Đông Hà hay Ái tử .
Trời Quảng Trị vẫn đang mưa tầm tã .Ngang qua nghĩa trang liệt sỹ Dốc Miếu mình tạt vào thắp một nén hương tưởng nhớ 3 người bạn nói riêng và tất cả anh hùng Liệt sỹ đã ngã xuống trên mảnh đất này.
Đứng trước vong linh các liệt sỹ .Mình đã khấn bằng một bài thơ ngẫu hứng :
VIẾNG MỘ LIỆT SỸ
(Tại nghĩa trang Dốc Miếu -Gio Linh)
Qua Gio Linh một chiều mưa gió.
Thắp nén hương tưởng nhớ các anh.
Những liệt sỹ có, hoặc vô danh.
Đã ngã xuống trên chiến trường Quảng Trị.
Đây Dốc Miếu ,Cồn Tiên,đây Khe Sanh ,Ái Tử.
Và trong kia thành Quảng Trị oai hùng.
Nơi chất chồng xương núi,máu sông.
Của hàng vạn những chiến binh giải phóng.
Những chàng trai núi rừng Cao,Bắc,Lạng
Những nông dân vùng châu thổ sông Hồng
Và những thư sinh Hà Nội ,Hải Phòng...
Những con em đất cằn:Thanh,Nghệ ,Tĩnh...
Với tuổi đời mươi tám đôi mươi.
Cùng chọn Gio Linh làm nơi an nghỉ.
Đồng đội xa nhau đã gần nửa thế kỷ.
Sao lặng thinh chẳng nói điều gì.
Mưa vẫn tuôn mau , mắt nhoà lệ.
Thắp nén nhang trò truyện với các anh.
Và khấn chung :quê các anh :Nước Việt
Tuổi các anh mãi mãi:20
Tên các anh là : Các Anh hùng...............................Còn tiếp
 
Ngày 24
24.jpg
Mưa tầm tã kéo dài đã 3 ngày nay.Từ lúc đặt chân lên đất Quảng Bình trời đã lác đác mưa.Nhưng bắt đầu từ Quảng trị trở vào trời mưa không dứt .Thực ra đi bộ dưới trời mưa,và nhất là mưa xuân không có trở ngại gì lớn .Nếu đi xe máy thì rất phiền bởi gió sẽ cướp hơi nóng của cơ thể và làm giảm thân nhiệt .Còn đi bộ thân nhiệt được giữ ổn định bởi không có sự bốc hơi của mồ hôi.
Hơn nữa cũng tiết kiệm được chút tiền bởi trời nắng có thể phải tiêu tốn 6,7 chai nước.Còn đi dưới mưa chỉ mất độ 2 chai là cùng .
Nhưng vấn đề ngại nhất là đôi giầy .
Vì là giày thể thao không có chống nước nên việc dầm mưa thời gian dài đã làm cho da bàn chân ,nhất là các ngón chân trắng bợt ra ,may mà không có vết trầy xước nếu không đã rắc rối to vì có thể bị nhiễm trùng
Ngoài việc chân bị bợt và bốc mùi còn một nỗi lo nữa : Nếu chẳng may các liên kết chỉ khâu hay liên kết hàn dán của giày không chịu được nước bục ra thì ví lại bị thủng to vì phải sắm giày mới .Lạy chúa ,3 ngày dầm nước đôi Nice thần thánh này không hề gầy hấn gì !
Tạt vào quán cơm đầu thành phố Đông Hà .Bà chủ quán tuổi sồn sồn ,da trắng như gái Tây Bắc,vàng đầy tay và cổ đon đả chào mời:
-Chao ôi! Ông anh đi mô mà lội mưa rứa ?Sao không bắt xe đò mà đi hầy?
Tôi ỡm ờ: -Thì bị vợ tống cổ ra khỏi nhà.! Không có tiền để đi xe đò ,lội bộ vô đây tìm chốn nương thân mà!
-Úi chao ơi ,Thương ôi mà thương!- Giọng bà chủ ngọt như mía lùi - Ông anh cần nơi nương tựa thì cứ ở đây em làm mai cho ! Khỏi cần đi mô nữa!
-Thế còn gì bằng! Mình tiếp lời bà chủ- Nhưng mình vừa già,vừa yếu ,túi lại không xiền liệu có ai bằng lòng rước của nợ này về nhà không?
Bà chủ cười bả lả :
-Thế em muốn rước của nợ này về nhà được hông?Về em nuôi !già cũng được!yếu cũng được !Không tiền cũng được miễn là anh một lòng một dạ với em là được!"
Chà chà Với khuôn mặt đài các cộng với kiểu nói nửa đùa nửa thật của phụ nữ xứ Huế ( giọng Huế) không khéo tim chảy ra mất .Vội vàng giả tiền xuất cơm rồi chuồn lẹ..................Còn tiếp
 
Back
Bên trên