Review Đánh Giá Điện Thoại Realme C11: Pin Dung Lượng Lớn 5000mah

1689

Moderator
Thị trường điện thoại giá rẻ cũng đang được chăm sóc rất tốt từ các thương hiệu hàng đầu hiện nay. Thực tế ở phân khúc này không có yêu cầu cao lắm về hiệu suất cũng nhưng chụp ảnh.
Vì thế chúng ta sẽ tìm thấy những chiếc điện thoại chủ yếu tập trung vào trải nghiệm màn hình với dung lượng pin nổi bật. Realme C11 liệu có phải là một lựa chọn tốt trong mức giá của nó không?
Hãy cùng mình review đánh giá về chiếc điện thoại Realme C11 mới này của Realme nhé.
Thông số kỹ thuật

Bộ xử lý (CPU) MediaTek Helio G35 (12nm)
Octa-core 2,3 GHz Cortex-A53
Bộ xử lý đồ họa (GPU) PowerVR GE8320
RAM 2GB
ROM 32GB
Thẻ nhớ microSDXC (khe chuyên dụng)
Số Sim SIM kép (Nano-SIM, dự phòng kép)
Màn hình Công nghệ: cảm ứng điện dung IPS LCD, màu 16M
Kích thước: 6.5 inches
Tỷ lệ: 20:9
Độ phân giải: 720 x 1560 pixel
Mật độ ~ 270 ppi
Kết nối USB type C 3.1
Cảm biến vân tay
Cổng tai nghe 3.5 mm
NFC
Bluetooth 5.0
Cảm biến Cảm biến chuyển động
Con quay hồi chuyển
Cảm biến tiệm cận, la bàn
Mạng Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac/ax, dual-band, Wi-Fi Direct, hotspot
GSM / CDMA / HSPA / EVDO / LTE
Pin Lithium-polymer 5000 mAh
Sạc 10W
Máy ảnh Camera sau gồm 2 ống kính
- 13 MP, f/2.2, (wide), PDAF
- 2 MP, f/2.4, (depth)
Camera trước:
- 5 MP, f/2.4, 27mm (wide)
Chống nước Không chống nước
Kích thước 164.4 x 75.9 x 9.1 mm (6.47 x 2.99 x 0.36 in)
Trọng lượng 196 g

Đánh giá chi tiết điện thoại Realme C11

Thiết kế

Về mặt thiết kế, chúng ta có thể thấy rằng vẻ bề ngoài của các dòng máy Realme hiện nay không khác nhau nhiều. Thực tế thì chỉ khác nhau với cái màu sơn và cách sơn mà thôi. Thế nhưng thiết kế của Realme C11 khá là đáng chú ý đấy.
Nó có hai màu cơ bản là Mint Green, Pepper Grey. Mình vẫn thích màu xanh bạc hà hơn vì nó rất trẻ trung và năng động, còn màu xám hạt tiêu thì nên chọn cho những người đứng tuổi trầm tĩnh.
Realme-C11-1.jpg

Thân máy hoàn toàn bằng nhựa, tất nhiên rồi sản phẩm giá rẻ mà. Tuy vậy lớp sơn mờ không khiến nó bám giữ vân tay và bụi bẩn. Ngoài ra bạn sẽ có cảm giác cầm nắm rất tốt, rất dễ chịu trong tay mà không trơn trượt khi có mồ hôi. Trọng lượng của Realme C10 tới 196g vì thế cầm cũng hơi đầm tay nhưng không quá nặng.
Mặt trước

Mặt trước là một màn hình LCD 6.5 inch có một notch nhỏ ở trên cùng. Đó là nơi chứa đựng camera selfie 5MP và các cảm biến cần thiết ở đây.
Realme-C11-2-1.jpg

Chúng ta cũng có thể thấy phần viền màn hình cũng khá mỏng, kể cả với cạnh trên và phần cằm máy. Hoàn thiện mặt trước như vậy là khá tốt cho sản phẩm trong mức giá dưới 3 triệu rồi.
Mặt sau

Mặt sau của máy nhìn nổi bật như những chiếc flagship khi chúng ta nhìn thấy khối camera hình vuông thừa thải ở đây. Nó chỉ bao gồm 2 camera nhỏ bé cùng một đèn LED nhưng được gói trong một khối lớn như vậy. Theo mình thì ý đồ thiết kế ở đây có thể là mô phỏng phong cách của những chiếc điện thoại cao cấp kiểu như là Galaxy S20 Ultra chẳng hạn.
Realme-C11-3.jpg

Mặt sau
Một phần khác đáng chú ý ở đây chính là dải màu sáng hơn chạy dọc xuống từ cụm camera. Nó mang theo logo Realme được thiết kế lớn hơn trước và rất nổi bật.
Ở đây bạn sẽ không tìm thấy cảm biến vân tay, hơn nữa điện thoại này cũng không tích hợp mở khóa bằng vân tay. Điều đó có nghĩa là bảo mật của nó chỉ có thể là mật khẩu và nhận diện khuôn mặt mà thôi.
Các cạnh còn lại

Khung máy cũng được làm bằng nhựa và sơn màu như mặt lưng tạo nên sự đồng bộ. Các cổng kết nối và phím bấm vật lý vẫn được gắn trên khung máy này.
Realme-C11-4.jpg

Cạnh bên phái
Cạnh bên phải có nút nguồn và phím tăng giảm âm lượng. Chúng nằm trong một rãnh lõm trên khung máy làm cho cạnh này trở nên mượt hơn và không bị cấn. Nó cũng khác biệt với các dòng máy khác đó là nút tăng giảm âm lương đảo ngược từ cạnh trái về đây.
Realme-C11-5.jpg

Cạnh bên trái
Cạnh bên trái thì chỉ có duy nhất vị trí khay sim mà thôi. Ở đây chúng ta có 2 vị trí sim và thêm một vị trí thẻ nhở độc lập. Như vậy bạn có thể sử dụng song song 2 sim và thẻ nhớ ngoài.
Realme-C11-6.jpg
Cạnh bên dưới

Cạnh trên thì không có một thứ gì nhưng cạnh dưới thì tập trung khá nhiều. Ở trung tâm là khe cắm sạc USB type A cổ điển, nó quá cũ so với các dòng máy hiện đại sử dụng hầu hết là USB type A. Bên cạnh đó là dải loa ngoài và bên đối diện là mic và jack cắm tai nghe 3.5 mm
Màn hình

Chiếc Realme C11 trang bị màn hình IPS LCD 6.5 inch với độ phân giải HD+ (720 x 1560 pixel). Nói chung màn hình này hiển thị khá là tốt cho phân khúc giá rẻ này.
Realme-C11-7.jpg

Độ sáng màn hình không quá cao nhưng đủ cho bạn sử dụng ngoài ánh sáng ban ngày. Tuy nhiên với ánh nắng trực tiếp thì bạn cần che lại đấy, đó là vấn đề chung của màn hình ở phân khúc này.
Sự tái tạo màu sắc ở mức khá vì thế trải nghiệm xem phim và lướt web, mạng xã hội thường ngày là rất ổn. Điện thoại không hỗ trợ Widevine L1, vì vậy nội dung trên Netflix và Prime Video sẽ có độ phân giải chuẩn.
Phần mềm

Realme C11 chạy hệ điều hành Android 10 với giao diện Realme UI 1.0. Đây là giao diện mới của Realme và nó đã thoát khỏi cái bóng ColorOS của Oppo. Nói chung phần mềm của nó không có gì mới mẻ, có một số ứng dụng được tải sẵn trong máy. Tuy nhiên mình thấy có một ứng dụng Helo bị cấm vì thế nếu có bạn nào đang dùng thì xóa đi cho nhẹ máy và an toàn.
Realme-C11-8.jpg

Realme UI sẽ mặc định cho bạn biểu tượng ứng dụng hình tròn, khá là bình thường. Nhưng điều mình thấy đáng hoan nghênh ở đây chính là chế độ tối toàn hệ thống. Nếu bạn cảm thấy sử dụng điện thoại trong ban đêm là chói mắt khó chịu như mình thì đây là điều rất đáng giá.
Như mình đã nói phía trên, Realme C11 không trang bị cảm biến vân tay vì thế mở khóa bằng khuôn mặt là lựa chọn trắc sinh học duy nhất của bạn. Tuy nhiên với ống kính selfie 5MP thì bạn sẽ cần có vài giây để điện thoại nhận diện tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ nhé.
Hiệu năng

Khi Realme C11 ra đời thì nó đã được cho là thế hệ nối tiếp của Realme C3 nhưng thực tế không phải vậy. Xét riêng về hiệu năng thì Realme C11 đã bị cắt bỏ rất nhiều về bộ xử lý, nó đang sử dụng chipset MediaTek Helio G35. Trong khí đó đàn anh Realme C3 lại là Helio G70 ngon hơn nhiều. Thậm chí chúng ta chỉ có thể so sánh Helio G35 với Helio P22 mà thôi.
Realme-C11-9.jpg

Khi chạy điểm chuẩn chúng ta sẽ thấy ngay điều này. So sánh một chút thì MediaTek Helio G35 của C11 đạt 105.251 trong AnTuTu, trong khi đó Realme C3 lại đạt được điểm số gần như gấp đôi ở mức 191.814 trên AnTuTu. Quá đáng tiếc cho chiếc điện thoại này.
Tuy nhiên so sánh khá khẩm hơn một chút khi nó vẫn vượt trội hơn so với Snapdragon 439 của Xiaomi Redmi 8A trong phân khúc – chiếc máy chỉ đạt tới 85.700 trên AnTuTu.
Khả năng chơi game

Điểm chuẩn hiệu suất có thể chưa nói lên được điều gì nhưng khi sử dụng thực tế và test một vài tựa game thì sẽ khẳng định thêm điểm chuẩn là đúng.
Đối với các ứng dụng thường ngày như Twitter, Instagram, Tin nhắn và Cuộc gọi máy sẽ mất vài giây để mở. Điều này thể hiện độ trễ của nó. Hơn nữa điện thoại chỉ đi kèm với RAM 2 GB thì khả năng đa nhiệm hầu như là không có. Ngoài ra bộ nhớ trong của Realme C11 chỉ có 32GB trong khi đó lại chỉ có 20GB để sử dụng mà thôi.
Realme-C11-10.jpg

Đối với các tựa game thông dụng hiện nay như PUBG hay Liên Quân thì nó chỉ đạt mức cấu hình thấp mà thôi. Tuy nhiên trải nghiệm chơi game vẫn rất tồi tệ. Ví dụ như trong Liên Quân mobile thì cài đặt cấu hình mặc dù là thấp nhất, nhưng khi combat thì bạn chỉ đứng “tank” mà thôi. Điều đó có nghĩa là lúc combat đông người thì tốc độ khung hình sẽ tụt không phanh.
Nói tóm lại thì Realme C11 không sinh ra để chơi game. Thậm chí chỉ sử dụng với các ứng dụng thông thường cũng khá là chậm và không đa nhiệm.
Camera

Realme C11 được thiết kế với camera kép phía sau. Đó là bộ đôi gồm camera chính 13MP đi kèm với ống kính đo chiều sâu 2MP. Đây là trang bị chuẩn cho một chiếc điện thoại giá rẻ.
Realme-C11-12.jpg

Nói chung camera của Realme C11 hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi chụp hình ban ngày, nhưng đó là đối với phân khúc giá rẻ nhé. Nó có trang bị lấy nét tự động nhưng khá mất thời gian với điều đó. Hình ảnh tạo ra có lượng chi tiết tốt, màu sắc phong phú và độ tương phản cao.
Realme-C11-%C4%91%E1%BB%A7-s%C3%A1ng.jpg

Ảnh chụp camera sau trong điều kiện đủ sáng
Trong điều kiện thiếu sáng thì điện thoại làm việc vẫn khá tốt. Ví dụ trong cảnh hoàn hôn thì nó vẫn lấy được hình ảnh có chi tiết tốt. Tuy nhiên độ phơi sáng vẫn cần có AI hỗ trợ với chế độ Nightscape.
Realme-C11-thi%E1%BA%BFu-s%C3%A1ng-ho%C3%A0ng-h%C3%B4n.jpg

Ảnh chụp hoàng hôn với camera sau
Trong cảnh đêm thì nó thực sự làm việc hơi kém khi ánh sáng rất ít và có ánh đèn ngược sáng nữa. Tất nhiên nếu có sự hỗ trợ của chế độ Nightscape thì hình ảnh sẽ được cải thiện hơn nhiều. Thế nhưng chắc chắn hình ảnh sẽ kém tự nhiên hơn và mất nét nhiều.
Realme-C11-ch%C3%A2n-dung-camera-sau.jpg

Chụp chân dung từ camera sau
Với sự hỗ trợ của cảm biến chiều sâu thì bạn vẫn có thể chụp chân dung bằng camera sau nhé. Realme C11 có khả năng xóa phông rất tốt, mặc dù là với vật thể chi tiết nhiều nó vẫn có thể làm tốt công việc của mình.
Camera trước

Đối với camera selfie thì bạn có thể chụp thường hoặc selfie chân dung. Ở chế độ mặc định thì máy luôn kích hoạt camera AI giúp làm đẹp khá tốt. Da của bạn sẽ sáng hơn, mịn hơn, mắt to hơn và bóp khuôn mặt nhỏ hơn.
Realme-C11-ch%C3%A2n-dung-camera-selfie.jpg

Selfie chân dung
Quay video

Ở một chiếc điện thoại giá rẻ thì mình không mong chờ chất lượng video 4K . Realme C11 quay được video 1080p đối với cả camera sau và camera selfie. Chúng đều chỉ đạt được tốc độ 30 khung hình/ giây mà thôi.
Chất lượng hình ảnh nhận được vào ban ngày là khá tốt, mức độ chi tiết vừa phải nhưng nó khá là rung. Với mức giá này thì không thể đòi hỏi chống rung được.

Tuổi thọ pin

Realme C11 được trang bị viên pin 5000 mAh lớn hàng đầu trong phân khúc giá rẻ này. Hơn nữa cấu hình của nó cũng không có nhiều tính năng tiêu tốn năng lượng. Tuy nhiên chipset xây dựng trên nút 12 nm không tiết kiệm năng lượng nhiều. Tất cả những điều này khiến thời lượng pin của nó nằm trong khoảng 1,5 đến 2 ngày.
Realme-C11-13.jpg

Với mức giá của nó thì chúng ta không thể đòi hỏi cục sạc nhanh. Realme C11 chỉ đi kèm cục sạc 10W với tốc độ sạc khá chậm. Bạn sẽ cần tới 2:39 giờ để sạc đầy viên pin 5000 mAh từ 0%. Thông tin từ Realme cho biết mẫu C11 có thể chơi game liên tục trong 12 giờ, xem phim hơn 21 giờ, đàm thoại 32 giờ và 40 ngày ở chế độ chờ.
Điều đặc biệt ở đây chính là Realme C11 được trang bị tính năng sạc ngược thông qua cáp OTG, điều này sẽ giúp bạn sử dụng tối đa khả năng của viên pin khủng này. Tuy nhiên tốc độ sạc lại khá chậm nên bạn cần chờ đôi chút.
So sánh với đối thủ

Trong phân khúc giá rẻ cũng có khá nhiều lựa chọn cho bạn ngoài Realme C11. Đầu tiên chúng ta sẽ nhắc đến Samsung Galaxy A10S. Nó có cùng mức cấu hình, cùng bộ nhớ, cùng hiệu năng nhưng nó có thêm camera biến vân tay phía sau.
Tiếp theo là chiếc Xiaomi Redmi 6 4GB/64GB. Với hiệu năng bộ xử lý là như nhau nhưng chúng ta thấy bộ nhớ nó tốt hơn và RAM cao hơn nên khả năng đa nhiệm là tốt hơn. Cùng màn hình LCD độ phân giải như nhau nhưng Redmi 6 nhỏ hơn một chút. Camera là như nhau nhưng cảm biến chiều sâu 5MP vượt trội hơn. Nó có mở khóa bằng vân tay mà Realme C11 không có
Oppo F3 là sản phẩm tiếp theo trong danh sách với màn hình cong 2.5D. độ phân giải tương đương nhưng màn hình nhỏ hơn một chút so với Realme C11. Hiệu năng tương đương nhau nhưng bộ nhớ lớn hơn RAM 4Gb cho khả năng đa nhiệm tốt hơn. Camera tốt hơn hẳn một bậc và nó có cảm biến vân tay ở phía sau.
 
Back
Bên trên